Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
3.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH nằm trong hệ thống quy hoạch vùng lãnh
hoạch vùng lãnh thổ.
Trên lãnh thổ của đất nước thường chia ra nhiều vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau. Các vùng phải gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Đó là điều tất yếu khách quan. Sự gắn bó trên thể hiện trong quy hoạch mạng lưới thuỷ lợi, giao thông vận tải, hệ thống điện, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến nông sản phẩm mang tính chất liên vùng. hệ thống rừng phòng hộ, sông ngòi thường ảnh hưởng đến nhiều vùng để hạn chế nạn úng hạn lũ lụt. Hệ thống bảo vệ thực vật thú y cũng thường liên quan đến nhiều vùng để hạn chế dịch sâu bệnh cây trồng, dịch bệnh vật nuôi. Các cơ sở dịch vụ tài chính, thương mại, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm trong nhiều trường hợp liên hệ đến một số vùng. hệ thống y tế, giáo dục không phải luôn luôn khép kín trong từng vùng (trường THPT, bệnh viện….) mà phải phục vụ chữa bệnh cho nhiều vùng. Sự liên hệ và phục vụ chữa bệnh cho nhiều vùng trong quy hoạch có tầm quan trọng đặc biệt để tiết kiệm vốn đầu tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật, đồng thời nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển nông thôn.
Bên cạnh đó việc bố trí và phát triển các ngành luôn phải thể hiện trên các vùng lãnh thổ cụ thể. Ngược lại, trên bất cứ một vùng lãnh thổ nào cũng phải bố trí các ngành và lãnh thổ là yếu tố khách quan của quy hoạch để phát triển sản xuất, kỹ thuật và sức lao động.
Sự liên hệ quan trọng trong quy hoạch là: kết hợp các vùng lãnh thổ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc bố trí công nghiệp chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu để giảm được chi phí vận chuyển, nâng cao được chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đối với những nông sản nguyên liệu mau hư hỏng, cồng kềnh, vận tải khó khăn cần được hết sức chú ý. Quy mô và cơ cấu vùng nguyên liệu phải cân
đối quy mô và cơ cấu các cơ sở chế biến nông sản phẩm để tránh t nh trạng thừa hoặc thiếu nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. Ngược lại, quy mô các cơ sơ chế biến phải cân đối với vùng nguyên liệu để tránh t nh trạng sử dụng không hết công suất hoặc không chế biến kịp thời nguyên liệu.Trong quy hoạch vùng phát sinh nhiều mối liên hệ giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản cần được giải quyết một cách có hiệu quả, đảm bảo cho tất cả các ngành đều phát triển được, tránh t nh trạng mâu thuẫn giữa các ngành trên. Trên mỗi vùng nông thôn, các kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội (giao thông, thuỷ lợi, điện cơ sở chế biến, y tế, giáo dục…) có nhiều mối liên hệ chặt chẽ với nhau để đảm bảo cho việc phát triển sản xuất và đời sống. Do đó, sự kết hợp các hạ tầng là tất yếu khách quan trong quy hoạch phát triển nông thôn.
Ngoài ra Quy hoạch phát triển tổng thể phát triển KT-XH cấp huyện phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ trung ương đến địa phương. Đây là mối quan hệ đầu tiên trên tầm quản lý vĩ mô. Chiến lược kinh tế - xã hội đề ra những mục tiêu, những phương hướng, những quan điểm phát triển chung của đất nước và các địa phương.
Việc quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH là vấn đề rộng lớn và phức tạp. Nó đòi hỏi nhiều vốn đầu tư và sức lao động, đồng thời phải có chính sách thích hợp. Việc quy hoạch trên địa bàn một huyện nó liên quan đến nhiều ngành như giao thông, thuỷ lợi, điện …., có những công tr nh chỉ nằm trong phạm vi cấp huyện, nhưng cũng có những công tr nh liên quan đến nhiều vùng mà chính quyền địa phương ở đó không nắm được, do đó việc tham gia của các ngành sẽ có tính khả thi và tổng quan hơn giúp cho địa phương có những căn cứ xây dựng phương án quy hoạch phù hợp [12].
3.1.2. Những đặc trƣng và nguyên tắc của quy hoạch
Quy hoạch là bản luận chứng khoa học về chủ trương phát triển và tổ chức không gian hợp lý kinh tế - xã hội. Như vậy quy hoạch có các nhiệm vụ:
+ Dự báo phát triển.
3.1.2.1. Những đặc trưng cơ bản của quy hoạch
- Quy hoạch là một quá tr nh động, có trọng điểm cho từng thời kỳ, do đó quy hoạch phải đề cập được nhiều phương án; thường xuyên cập nhật, bổ sung tư liệu cần thiết để có giải pháp điều chỉnh kịp thời cho phù hợp t nh h nh thực tế.
- Phải là kết quả của quá tr nh nghiên cứu đề xuất và lựa chọn các giải pháp khác nhau cho các nhiệm vụ khác nhau.
- Quy hoạch là một quá tr nh thường xuyên điều chỉnh nhiều lần, v thế cần phải luôn có một tổ chức có đủ năng lực để cập nhật, thừa kế và phát triển
3.1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch
- Kết hợp giữa yêu cầu của sự phát triển với khả năng thực tế có thể có được. - Kết hợp giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài.
- Kết hợp giữa phát triển điểm và toàn diện
- Kết hợp giữa sự hoàn thiện của toàn hệ thống với sự phân chia từng yếu tố. - Kết hợp giữa định tính và định lượng.
Sơ đồ 3.1: Tiếp cận yêu cầu quy hoạch
3.1.2.3. Nguyên tắc xác định
Việc xây dựng quy hoạch phát triển hay chiến lược phát triển phải dựa trên các nguyên tắc như sau:
Hiện trạng Mô hình Quy hoạch Định hướng phát triển của cấp cao hơn Các yếu tố bên ngoài Các yếu tố bên trong
a. Tổ chức sử dụng đất hợp lý:
b. Phát triển kinh tế tổng hợp, đa canh hoá sản xuất, coi trọng môi trường liên hệ giữa ngành với nhau.
c. Phương pháp luận xây dựng chiến lược nông nghiệp phải quán triệt những nguyên tắc nền tảng, một nền nông nghiệp sinh thái phục vụ tương lai lâu dài.
d. Phương pháp luận xây dựng các mục tiêu chiến lược phải đảm bảo nguyên tắc tiếp cận thị trường. Thị trường là nhân tố tác động tích cực đến sản xuất.
e. Xây dựng chiến lược quy hoạch phải dựa trên cơ sở hợp tác kinh tế với nước ngoài.
f. Phương pháp luận xây dựng chiến lược hiện nay phải quán triệt những vấn đề xã hội nhất là ở nông thôn hiện nay [20]
3.1.3. Quy hoạch có sự tham gia
Phát triển kinh tế mà đặc biệt là phát triển nông thôn đang là nhiệm vụ ưu tiêu hàng đầu của các nước đang phát triển ở Châu á và Châu Phi, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, trong quá tr nh đánh giá và xây dựng chiến lược nông thôn hiện vẫn áp dụng phương pháp tiếp cận một chiều, thiếu quan tâm đến vai trò tham gia của người dân. V vậy, việc bổ sung phương pháp tiếp cận có người dân tham gia (phương pháp tiếp cận từ dưới lên) là hết sức cần thiết.
Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người dân là phương pháp có khả năng khuyến khích, thúc đẩy cộng đồng trong việc đánh giá hiện trạng cũng như xác định yêu cầu và đề xuất chiến lược phát triển, trong thực thi và theo dõi, giám sát và đánh giá các phương án phát triển.
- Các hoạt động của PRA chủ yếu tập trung vào phát triển cộng đồng một cách bền vững thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng.
- PRA luôn đề cao tính học hỏi, chia sẻ và trao đổi kiến thức và kinh nghiệm giữa cán bộ và cộng đồng người dân.
3.1.4. Quan điểm bền vững trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
Xét một cách tổng thể quá tr nh phát triển của xã hội loài người chưa bao giờ ngừng lại. Nhưng trong quá tr nh lịch sử cá biệt đã có những xã hội, những nền văn
minh bị suy tàn, thậm chí diệt vong do hoạt động phát triển đã triển khai quá sức chịu tải của môi trường, khiến cho tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, chất lượng môi trường bị huỷ hoại, không còn đáp ứng được yêu cầu b nh thường của con người. Những dấu hiệu về không bền vững trong phát triển toàn cầu đã xuất hiện từ những năm 1960. T nh trạng này được làm rõ trong Hội nghị quốc tế về “Môi trường và Con người” do Liên hiệp quốc tổ chức tại Stockholm năm 1972, tiếp đó trong báo cáo “Hiện trạng môi trường thế giới” công bố năm 1984. Năm 1987 Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển do bà Bruntland làm Chủ tịch, công bố báo cáo “tương lai chung của chúng ta”, trong đó đã đưa ra khái niệm về “phát triển bền vững”. Theo báo cáo này th “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu c u của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu c u của họ”.
Phát triển bền vững được xem là phương thức tổng hợp để phòng chống các nguy cơ suy thoái môi trường và là niềm hy vọng của nhân loại trên toàn thế giới.
Ở nước ta ngày 12/6/1991 “Kế hoạch quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững” đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành theo quyết định 187-CT. Gần đây hơn, chỉ thị 36-CT/TW, ngày 25/6/1998 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác bảo vệ Môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đã nêu quan điểm: “Bảo vệ Môi trường là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành là cơ sở để đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Sự bền vững về phát triển của một vùng, một tỉnh, một quốc gia phải được đảm bảo một cách thống nhất và đồng thời trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Bền vững về kinh tế thể hiện một cách khái quát ở sự ổn định và không ngừng gia tăng sức sản xuất của quốc gia, thông thường được biểu thị bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người. Bền vững xã hội thể hiện ở sự phân chia thu nhập và phúc lợi trong xã hội, thông thường được biểu thị bằng tính công bằng trong phân bố các tầng lớp.
* Bền vững là cơ h i để phát triển
Đây là định nghĩa mới, lý thú đang được NHTG khai thác nhằm đánh giá tính bền vững và sự giàu có của một quốc gia, theo cách tiếp cận mới này th dự trữ tư bản quốc gia (tài sản quốc gia) chứ không phải là thu nhập được dùng như là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường . Khái niệm tài sản quốc gia hay dự trữ của một quốc gia là bao gồm tài sản do con người làm ra, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người và tài nguyên xã hội. Bốn dạng thức của cải này được liên kết với nhau ở mức độ cao, chúng bổ sung, đôi khi tăng cường cho nhau đóng góp vào các hoạt động kinh tế. Như vậy, sự thay đổi dự trữ tư bản sẽ xác định sự thay đổi các cơ hội kinh tế và không kinh tế cho con người hiện tại và các thế hệ trong tương lai. Với ý nghĩa này “sự bền vững là cơ hội” được định nghĩa như sau: “Sự bền vững là để lại cho các thế hệ tương lai, nếu không được nhiều hơn th cũng bằng những cơ hội chúng ta đã có cho chính chúng ta ngày hôm nay” [23].
Như vậy, phát triển bền vững được đặt ra là một đòi hỏi cấp bách từ chính sự tồn vong của con người hôm nay và của các thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai. Đến hiện nay phát triển bền vững được sử dụng như là điểm xuất phát để xem xét một cách sâu rộng hơn các vấn đề kinh tế học, môi trường và xã hội. Cách tiếp cận phát triển bền vững ngày càng được tiếp nhận trong các ngành chuyên môn trong đó có vấn đề phát triển bền vững.
3.1.5. Tác động của yếu tố chính sách và pháp luật đến quy hoạch sử tổng thể phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên thể phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên là vùng chiến lược có vị trí rất quan trọng về kinh tế, chính trị và quốc phòng của đất nước. Nên từ năm 1976 nhà nước ta đã có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho vùng này, điển h nh có các chính sách sau:
- Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IV phê duyệt Chương tr nh điều tra tổng hợp vùng Tây nguyên
- Nghị quyết số 31-HĐBT của Chủ tịch HĐBT ngày 22 tháng 2 năm 1982 về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp các tỉnh Tây nguyên trong thời gian 1981-1985;
- Chương tr nh 135 của chính phủ về đầu tư hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn.
- Nghị quyết 09/2000/NQ - CP của Chính phủ về các chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng cao và Tây Nguyên.
- Quyết định 168/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
- Quyết định 656/TTg của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển kinh tế - xã hội các vùng tỉnh Tây Nguyên.
- Quyết định 68/2002 của Thủ tướng chính phủ về chương tr nh hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa IX, trong đó có nội dung về rà soát, điều chỉnh qui hoạch, xây dựng và triển khai thực hiện các chương tr nh kinh tế - xã hội, các đề án chuyên ngành,... với các ngành và các địa phương.
- Quyết định 132/2002 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên.
- Chương tr nh xóa đói, giảm ngh o và các chính sách khác liên quan
Những chính sách của Đảng và nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế của Tây nguyên pháp triển không ngừng trong những năm qua. Riêng đối với Huyện Ea Súp sản xuất lương thực trong những năm qua đã không ngừng tăng lên cả về diện tích và sản lượng góp phần không nhỏ trong việc xoá đói, giảm ngh o, đặc biệt đã giải quyết được một phần lương thực tại chỗ, sản lượng lúa 38.540 tấn. Hiện đã đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu lượng thực của huyện.
Trong tương lai nếu triển khai xây dựng các công tr nh thuỷ lợi lớn, đặc biệt là công trình tưới Ea súp thượng, diện tích đất gieo trồng tăng cao (chủ yếu đất lúa nước và hoa màu), sản lượng lương thực, thực phẩm sẽ tăng lên đáng kể, vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm sẽ được đảm bảo.
3.2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH 3.2.1. Điều kiện tự nhiên 3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Ea Súp nằm về tây bắc tỉnh ĐắkLắk, có toạ độ địa lý: Từ 120 57’ 28” - 130 23’ 44” vĩ độ bắc, 1070
31’ 12” - 1080 02’ 48” kinh độ đông. - Phía bắc giáp huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai.
- Phía đông giáp huyện Ea H’leo và Cư M’gar tỉnh ĐắkLắk. - Phía nam giáp huyện Buôn Đôn tỉnh ĐắkLắk.
- Phía tây giáp nước Căm Pu Chia với đường biên giới dài 26 km.
Huyện có diện tích tự nhiên 176.563 ha gồm 10 xã, thị trấn ( TT Ea Súp, Cư M'Lan, Ea Bung, Ea Lê, Cư KBang, YaTờ Mốt, Ia RVê, Ea Rôk, Ia Jlơi, Ia Lốp), trong đó có 2 xã là Ia R’vê và Ia Jlơi mới được thành lập năm 2006.
3.2.1.2. Thời tiết khí hậu
Ea Súp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có tiểu vùng khí hậu cá biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên, nhiệt độ cao đều và