KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 101 - 104)

Rừng giao cho buôn Ta Ly được quy hoạch và thể hiện ở hình 4.10.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về công tác quản lý rừng cộng đồng

vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ. Như mục tiêu đã đề ra, luận văn được hy vọng góp

phần bổ sung các thiết chếcủa các cộng đồng địaphương theo hướng đảmbảo đời

sống trước mắt cũng như lâu dài để người dân tham gia tích cực vào việc quản lý

bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả nghiên cứu về quản lý rừng giao cho cộng đồng

buôn Ta Ly, xã Ea Sol, huyện Ea H’ Leo, tỉnhDak Lak cho thấyngười dân rõ ràng đã thuđược lợiích nhất định, song diện tích và trữlượng rừng thì chưađược quản lý, bảovệtốthơn.

Đã có nhiều dự án, chương trình,đề tài nghiên cứu củacác nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về mô hình rừng ổn định. Tuy nhiên, mô hình cấu trúc số cây theo cấp kính (N/D) được nghiên cứu và áp dụng trong quản lý rừng cộng đồng đãđáp ứng được cả hai mặt khoa học và thực

tiễn.

- Về khoa học: mô hình cấu trúc số cây theo cấp kính (N/D) phản ánh được đầy đủ quy luật cấu trúc rừng và khi sử dụng điều tiết dẫn dắt rừng lại bảo đảm được sự ổn định. Điều này được nhiều nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc thừa nhận.

- Về thực tiễn: cấu trúc số cây theo cấp kính tương đối đơn giản, dễ tiếp cận,

dễ điều tra nghiên cứu chỉ "đếm số cây theo cấp kính" nên phù hợp với người dân

có trìnhđộ thấpvà thiếu các phương tiện tính toán ở vùng miền núi chậm phát triển.

Vì vậy, mô hình này dễ áp dụng để người dân có thể sử dụng trong quá trình lập kế

hoạch quản lý bởi chính khả năng của họ.

Luận vănđã dựa vào các luận cứ khoa họcvà thực tiễn trên để đánh giá, phân

tích rừng đã được giao cho cộng đồng quản lý, nhằm định hướng cho lập kế hoạch

trong công tác quản lý rừng, đồng thời sử dụng làm công cụ để xác định lượng khai

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng các chính sách giao đất giao rừng cho các cộng đồng địaphương quản lýđã tạo ra mộtsố ảnhhưởngtích cựcnhất định.

- Người dân được nhận rừng khẳng định họ có động cơ bảo vệ và phát triển

rừng, vì nhữngkhu rừnggiao đem lạilợiích cho họ.

- Việc giao rừng cho cộng đồng quản lý có cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đã khẳng địnhchủtrương nhấtquán của nhà nướclà phân quyềnquản lý rừng

cho người dân địa phương; đã tạo nền tảng pháp lý cho các cộng đồng địa phương

xây dựng cơ chế quản lý mớinhằm thu hút sự tham gia và tạo điều kiện cho người

dân có những quyền hạn pháp lý cần thiết để quản lý sử dụng những khu rừng đã

giao và hưởng lợi.

- Phương thức thực hiện tiến trình giao rừng có ảnh hưởng đến sự hình thành các quyềntrên thực tiễn cũngnhưnhữngcơchếquảnlý bảovệvà phát triểnrừng.

- Nhân tố tác động tới lợi ích mà hộ nhận rừng có thể thu được từ khu rừng được giao: (i) đầu tiên cần quan tâm là giá trị ban đầu của khu rừng khi giao; (ii) việc hưởng lợi của hộ còn phụ thuộc vào chính bản thân hộ. Khai thác tài nguyên rừng cũng là một hoạt động đầu tư, trong đó đòi hỏi hộ phải có nguồn lực, nếu hộ

sống phụ thuộc vào rừng nhiều thì mức độ khai thác tài nguyên rừng được giao sẽ

nhiều hơn so với trường hợp hộ có cơ hội về sản xuất và thu nhập từ các nguồn

khác. Với hiện trạng rừng được giao còn nghèo chưa thể cho khai thác đáng kể

trong thờigian trước mắtthì việc hưởng lợitừrừngcòn phụthuộc vào khảnăng của

hộ trong việc đầu tư phát triển vốn rừng; (iii) việc hưởng lợi còn phụ thuộc vào chính sách hưởnglợiquyđịnhtrong quá trình thựchiện giaođấtgiao rừng, ngoài ra chính sách hưởng lợi còn khó hiểu đối với người dân nên không phải tất cả mọi

người đều biết mình được hưởng lợi gì từ rừng; (iv) các nhân tố bên ngoài có tác

độngtớiviệcsửdụngrừng, kết quảcho thấythị trườngvà dân di cưtựdo có thểtạo

nên sức ép đángkể lên việc khai thác tài nguyên rừng được giao có xu hướng diễn

ra mạnh mẽhơn; (v) điều kiện tại địa phương cũng có những tác động đáng kể tới

5.2. Tồn tại

Bên cạnh các ảnh hưởng tích cực, những phát hiện cho thấy chương trình giao rừng cho cộng đồngquản lý còn một số việc cần phải nghiên cứu, vì những gì

mong đợivà thực tế còn khoảng cách khá lớn; thêm vào đó các nhân tố có thể làm

suy giảmdiệntích và trữlượngrừngvẫncòn tiềm ẩn. Kếtquảphân quyềncho thấy, việc thực hiện tiến trình giao rừng cho cộng đồng quản lý và các điều kiện cụ thể

của địa phương có ảnh hưởng nhất định đến việc quản lý sử dụng, bảo vệ và phát triểnrừng đã giao.

Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như sử dụng hợp lý rừng đã

giao, rõ ràng các quyềnhưởnglợido nhà nước cấpcho người dân thôn buôn phảicó

giá trị thực tế. Tuy nhiên, để làm được điều này phải có những cơ chế củng cố các

quyền đã cấp không nhữngtrong phạmvi các thôn buôn giao rừng mà còn các thôn

buôn khác; không những đối với người nhận rừng mà còn cá nhân khác; để thực

hiện điềunày đòi hỏi sựhợptác có tính chất xã hội, có sựtham gia phốihợpcủatất

cả người dân và các cơ quan ban ngành hữu quan. Cơ chế hợp tác này là rất cần

thiết nhằm xây dựng một cơ chếquản lý rừng đổi mớicó hiệuquả để: (i) xây dựng các quyđịnh cụ thểhơn vềquản lý sử dụng rừng cho từngcộng đồng; (ii) giám sát hay có thểnói là bắtbuộc thi hành các quyđịnh; (iii) xửphạt nhữngngười vi phạm; (iv) thu hút sự đóng góp của người dân (kể cả tiền vốn, vật chất hoặc công lao

động...) cho việcquảnlý bảovệvà phát triểnrừng.

Kết quảcho thấycác quyềnhưởng lợicòn hạnchếvà những cơ chế đểcủng

cốquyền giám sát xửphạt, giải quyết mâu thuẫn chưađược cụ thểhóa và thi hành chưa có hiệuquả.

5.3. Kiến nghị

Như đã trình bàyở các phần trên cho thấyvềtình hình quản lý rừng sau khi

giao cho cộng đồng ởbuôn Ta Ly, xã Ea Sol, chúng tôi có mộtsốkiến nghịsau:

- Thừa nhận tính pháp lý của mô hình rừng ổn định để làm cơ sở lập kế

- Nghiên cứuvà ban hành chính sách pháp lý về hưởng lợi gỗ củi và lâm sản

cho quản lý rừng cộng đồng, dựa vào tăng trưởng số cây theo cấp kính khi so với

mô hình rừng ổn định.

- Chính sách giao đất giao rừng chung của nhà nước chỉ nên được xem là

khung pháp lý và từng địaphương cụthểcần có những quyđịnhriêng do người dân

xây dựng, quyết định phù hợp với truyền thống cộng đồng nhưng không trái với

những điều pháp luậtquyđịnh.

- Cần phải có sự hỗ trợ, phối hợp, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa

phương (UBND xã), các cơ quan lâm nghiệp địa phương (Ban lâm nghiệp xã và

kiểm lâm địa bàn) để giúp người dân xây dựng quy ước quản lý, bảo vệ và phát

triểnrừng.

- Phải tiếp tục tuyên truyềncác chính sách quy định bảo vệ rừng, quyềnvà nghĩavụcủa người nhận rừng và chưa nhận rừng để người dân thực sựhiểu biếtvà thựchiện.

- Chương trình giao đất giao rừng chỉ nên thực hiện ở những nơi mà người

dân có nhu cầu nhận đấtnhậnrừng. Nói cách khác chỉ khi nào người dân nhận thức được rừng có ý nghĩa quan trọng liên quan trực tiếp đến cuộc sống của gia đình họ

thì mới có thểbảo vệ tốt được. Không nhất thiết phải giaođất giao rừng khi người

nhận rừngchưa hiểu hoặc không có nhu cầu; việc phân chia cụthểhoặc quyết định

hình thức giao nênđểthôn buôn thảoluậnvà quyết định.

- Sau khi giao đất giao rừng cần lồng ghép quản lý rừng cộng đồng vào các

chương trình, dự án ở các địa phương để giúp người dân phát triển kinh tế từrừng, tạo độnglựccho người dân trong việcquảnlý bảovệvà phát triểnrừng./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 101 - 104)