Kiến thức sinh thái địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 50 - 51)

Buôn Ta Ly chủyếulà ngườidân tộc thiểusốJa rai chiếm94,5% sốhộtrong toàn buôn, nên tính cộng đồngrấtcao,đượcthểhiện qua các hoạt độngsảnxuấttập

trung cùng quản lý, cùng bảo vệ rừng; góp phần khôi phục các truyền thống văn hoá, phong tục tốt đẹp của cộng đồng thông qua việc quản lý rừng cộng đồng. Khi sản xuấtphát triển, ngườidân có cơ hội đượccảithiệnvềkinh tế, giáo dục, y tế, cơ

sở hạtầng ... các hủtụcvà tệ nạn xã hội dần dần bị mất đi để nhường chỗ cho cái mới văn minh hơn; những phong tục tập quán, những nét văn hoá truyền thống tốt

đẹpngày càngđượcquan tâm giữgìn và phát huy.

3.3.2.1. Về quản lý sử dụng đất và canh tác nương rẫy

Cộng đồnglấy khe suối, quả đồi để phân chia đất đai của buôn.Theo truyền

thống dựa vào bến nước, guồn nước để xác định buôn. Hội đồng già làng của các

buôn họp để phân chia đất canh tác của các buôn. Đất trong một buôn thì tự thương

thảo, thoả thuận chia với nhau. Tiêu chí chọn địa điểm làm nghĩa địa là gần suối, có

rừng (nhưng ít cây), đất bằng, không có đá. Chọn đất rừng để làm nương rẫy: rừng

tự nhiên già, gần suối (cách 200m đối với đất bằng và 100 m đối với đất dốc). Đất

Bazan gần suối canh tác 5- 10 năm, đất trắng chỉ canh tác 2 - 3 năm.Hiện tại thiếu

đất nên đất xấu thì cày lênđể trồng cà phê, mì, bắp. Trước đây thì thời gian bỏ hoá đất trắng (xấu) > 10 năm, đất đỏ Bazan bỏ hoá 5 - 7 năm. Trên rẫy trồng lúa, bắp,

mì, chuối … hiện nay xu hướng độc canh cây công nghiệp trên đất rẫy. Trồng xen

nhiều loài trên nương rẫy để làm tăng hiệuquả sử dụng đất, cân đối theo nhu cầu và hỗ trợ tương hỗ có lợi giữa các loài. Một số giống lúa địa phương vẫn được duy trì

vì nó phù hợp với đất đai; không rụng; khả năng chống chịu tốt và chất lượng ngon.

Nương rẫy vẫn tồn tại nhờ đa dạng về thực phẩm là văn hoá truyền thống.

3.3.2.2. Về quản lý nguồn nước

Rừng già thường phân bố ở đầu nguồn nước.Rừng khộp phân bố ở xa nguồn nước. Canh tác nương rẫy trên đất rừng le, lồ ô tốt hơn các rừng khác.Rừng le, lồ ô thường phân bố ven khe suối. Rừng khộp chỉ phân bố trên đất bằng nên khả năng

chỉ mọc ở nguồn nước, trên núi. Có khả năng hút nước giữ trong thân cây. Cây Hơ

giai (cây gỗ nhỡ) có khả năng giữ nước tốt, người dân không dùng để làm nhà.

Không thích làm rẫy trên đất rừng khộp, thích làm ở rừng thường xanh và rừng le,

lồ ô.

3.3.2.3. Về quản lý tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Trong rừng khộp thì lâm sản ngoài gỗ nhiều hơn trong rừng thường xanh, do

có nhiều ánh sáng. Gỗ ở rừng thường xanh thường mềm, mau mục hơn gỗ rừng

khộp. Trong rừng khộp Cẩm liên và Cà chít mọc chung, Cẩm liên mau lớn hơn. Nơi

đất cát trắng, bằng, thấp thì mọc nhiều cây rừng khộp. Lồ ô chỉ phân bố ở rừng thường xanh, le thì mọc được ở nhiều nơi. Chai cục chỉ có ở cây cà răng, cà chít. Trong đó trên cây cà răng nhiều hơn; chai cục ở hai loài cây này như nhau về chất lượng; chai cục thu hái trên cây chất lượng cao hơn lượm dưới đất. Ong rừng thường làm tổ ở rừng già (rừng thường xanh), mọc trên cây đa. Mật ong thu hoạch

tốt nhất vào tháng 3, tháng 4; con của ong mật gọi là Hờ đươi. Những cây có chai cục đa số là những cây gỗ đã bị rỗng ruột, cây sinh trưởng tốt rất ít có chai cục. Thường thu hái chai cục vào mùa khô. Song bột thường mọc ở khe suối, trên núi

cao. Do tính thích nghi của mây và lồ ô khác nhau (đối nghịch), nên nơi nhiều lồ ô,

thì ít mây. Le cho nhiều măng hơn lồ ô, măng le ngon hơn, thuhái vào các tháng 7,

tháng 8. Gỗ hương phân bố rộng, mọc nhiều nơi; gỗ hương ở rừng thường xanh

mọc nhanh hơn, nhưng chất lượng không tốt hơn ở rừng khộp. Nấm mối phải có gò mối, nấm dai mọc trên cây cà răng mục. Nấm mèo mọc trên cây cà na mục. Nấm

trong rừng khộp nhiều hơn trong rừng thường xanh, do có nhiều cây mục, nhiệt độ

và ánh sáng cao; thường thu hoạch nấm vào mùa lạnh. Cây sao vàng – Cây Kđă

(dạng cây bụi, có gai) dùng quả ăn tươi, trị bệnh đau bao tử, rễ nấu nước uống chữa

tiêu chảy; cây kđă mọc được ở nhiều nơi, nhất là trong rừng thường xanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 50 - 51)