3.1.5.1. Tài nguyên đất
Căn cứ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 của Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp miền
trung, xây dựng năm 1978, kết hợp với khảo sát điều tra ngoài thực địa cho thấy, đất đai trên địa bàn xã Ea Sol có 5 loại đất chính như sau:
- Đất vàng đỏ trên đá Macma axít (Fa) 11.887 ha chiếm 51,45%. - Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk) 9.561 ha chiếm 41,38%.
- Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa của đá bọt và đá Bazan (Ru)
1.559 ha chiếm 6,75%.
- Đất dốc tụ (Đ) 84 ha chiếm 0,36%.
Đất nâu đỏ trên đá mẹ Bazan phân bố chủ yếu ở phía Nam và phía Tây của
xã, phần lớn đã được sử dụng vào đất nông nghiệp; là loại đất có kết cấu hạt viên,
thành phần cơ giới thịt nặng tơi xốp, nên thoát nước và khí tốt, độ phì cao, tầng đất
dày phù hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày; đất dốc tụ phân bố chủ yếu ở
vùng khe suối có thành phần cơ giới thịt nặng, thoát nước kém chủ yếu là sản xuất
lúa. Còn lại các loại đất khác phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Đông của xã, đất có
tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, chủ yếu là rừng tự nhiên, không thích hợp cho sảnxuất nông nghiệp.
3.1.5.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Hệ thống suối trên địa bàn xã Ea Sol phân bố tương đối
đều, do việc sản xuất tràn lan và tình trạng phun và súc rửa các loại thuốc bảo vệ
thực vật đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của nguồn nước; đặc biệt là
các suối chảy qua các vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn, hầu hết các suối trong
vùng là những suối phát nguồntrong khu vực,lưu lượng thay đổi lớn giữa hai mùa
mưa và khô, nên khả năng khai thác và phục vụ cho sản xuất không nhiều.
- Nguồn nước ngầm: Qua các giếng đào cho thấy ở các vùng thấp 8 –12 m,
vùng cao 15–20 m có xuất hiện mạch nước ngầm có chất lượng tốt, phần lớn phục
vụ cho sinh hoạt của cộng đồng.
3.1.5.3. Tài nguyên rừng
Địa bàn xã Ea Sol có diện tích tương đối lớn, rừng 14.363 ha chiếm 62,16%
diện tích tự nhiên toàn xã; nhưng hầu hết là rừng thưa, rừng nghèo, rất ít động vật
sinh sống; trong những năm gần đây dưới áp lực của sự gia tăng dân số, đặc biệt là
tình trạng tăng dân số cơ học, di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào đã dẫn đến tình hình lấn chiếm chặt phá rừng, làm tài nguyên rừng ngày càng suy giảm nghiêm trọng.