Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 43 - 46)

- Trồng trọt: Do điều kiện đất đai nên canh tác chủ yếu là cây trồng cạn, cây

trồng chính trong vùng là: Cà phê, Cao su, Tiêu, hoa màu và một số cây lương thực như: lúa, ngô ... các loại cây trồng phân bố trên các vùng đất đồi tương đối bằng

thoải dọc theo các tuyến giao thông, trên vùng đất bằng dọc theo các suối. Một số

khu vực thuận lợi về nước và có tầng đất dày, đất nâu đỏ Bazan được nhân dân sử

dụng trồng Cà phê, tiêu, Cao su các loại cây này phát triển tương đối tốt. Các loại

cây trồng ở đây đầu tư chưa đúng mức, chưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản

xuất thâm canh nên năng suất chưa cao và thường không ổn định; riêng một số đồng bào người kinh có điều kiện về vốn, biết cách đầu tư chăm sóc cho cây trồng đã

đem lại năng suất và hiệu quả cao. Diện tích các loại cây trồng và năng suất ở khu

vựcnghiên cứu được ghiở bảng3.1.

Bảng 3.1: Tình hình phát triển các loại cây trồng ở khu vực nghiên cứu TT Tên loại cây trồng Diện tích(ha) Năng suất bình quân(tấn/ha)

1 Lúa rẫy 259,1 0,8 2 Lúa nước 11,9 3 3 Ngô 52,35 1,5 4 Đậu xanh 6,2 0,5 5 Đậu khác 6,3 0,5 6 Khoai lang, Sắn 56 3

7 Cà phê kinh doanh 71,96 5,2

8 Tiêu kinh doanh 3 1,5

9 Cao su khai thác 209

+ Tổngsản lượnglương thực đạt321,48 tấn/năm. + Sảnlượngthựcphẩm đạt16,98 tấn/năm

+ Sảnlượngcây công nghiệpdài ngày (Cà phê, Tiêu) 95,85 tấn/năm.

+ Bình quân thu nhập đạt1.200.000đồng/năm/người.

Nhìn chung năng suất cây trồng chưa cao, hệ số sử dụng đất còn thấp, nên cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu

cây trồng thích hợp,đặc biệtlà phát triểncác loại cây trồng lâu nămđạtgiá trị kinh tếcao hơn.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là: trâu 102 con, bò

955 con, heo 1671 con và khoảng 5000 con gia cầmcác loại. Trong nhữngnăm gần

đây, ngành chăn nuôiđã có hướng phát triển, một sốhộ đãđưa giống mớivào chăn nuôi, đặc biệt là đàn heo và đàn gia cầm đạt hiệu quả kinh tếcao, bên cạnh đó vẫn

còn tồn tại một số hộ hầu hết là hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn chăn nuôi giống địaphương theo tập quán thả rong, không có chuồng nên cho sản lượng thấp

và dịchbệnh dễsảy ra và lây lan. Nhìn chung ngành chăn nuôi phát triển còn thấp, về tương lai cần phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm, cần chú trọng đến

giống, thức ăn bổsung và phòng trừdịchbệnh.

3.2.1.2. Ngành lâm nghiệp

Do công tác quản lý bảo vệ rừng chưa được chặt chẽ nên hiệntượngkhai phá

rừng vẫn còn xảy ra, tuy diện tích rừng giảm không lớn, những chất lượng rừng

thấp còn lại là rừng nghèo, rừng thưa, trữ lượng thấp khả năng khai thác cho gỗ

không cao. Trong tương lai cần thực hiện trồng rừng nơi ven chân đồi, vùng đất

trống đồitrọc, trồng đai rừngphòng hộcho sảnxuất nông nghiệpnhằmtăng độ che phủvà tăng khảnăng chốngxói mòn rửatrôi làmđấtbạc màu, thoái hóa.

3.2.1.3. Môi trường sinh thái

Thực trạng môi trường sinh thái ở địa bàn xã Ea Sol nhìn chung tương đối

tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như việc hình thành một số điểm dân cư tự

phát không theo quy hoạch, hệ thống giao thông chưa được tu sửa hoàn chỉnh, mùa

mưa thì lầy lội, mùa khô thì rất bụi bặm gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; đồng thời việc trồng đai rừng phòng hộ nhằm bảo vệ cho đất, hạn chế khả năng xói

mòn, rửa trôi vẫn chưa được thực hiện.

3.2.1.4. Ngành tiểu thủ công nghiệp

Ea Sol là xã vùng núi, vùng sâu vùng xa nên các ngành nghề công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, hiệntrong xã có một cửahàng bán vật tư nông nghiệp, sản phẩm tiêu dùng của công ty phát triển miềnnúi và một số

người kinh đến kinh doanh các ngành xay sát, buôn bán nhỏ ... Giá trị sản lượng

ngành công nghiệp, tiểuthủcông nghiệpvà dịchvụkhôngđángkể, vềtương lai cần

phát triểncác ngành nhưchếbiến nông sản, sảnxuất công cụcầmtay, dịchvụbuôn bán và vậttưnông nghiệp... nhằmphụcvụnhu cầungày càng cao củanhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)