Quan điểm về quản lý rừng cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 29 - 34)

2.1.2.1.Các quan điểm khác nhau về quản lý rừngcộng đồng ở Việt Nam

* Quan điểm quản lý rừng cộng đồng của Bảo Huy[10]

- Quản lý rừng cộng đồng được tiến hành sau khi cộng đồng được giao đất

giao rừng, có nghĩa cộng đồng có đầy đủ quyền sử dụng đất rừng theo luật định.

Mục đích của quản lý rừng cộng đồng là nhằm nâng cao khả năng đầu tư phát triển

rừng của người nhận rừng và đưa ra các biện pháp quản lý rừng bền vững lâu dài,

góp phần giải quyết nhu cầu sử dụng rừng của cộng đồng và cải thiện sinh kế dựa

vào kinh doanh rừng.

- Tiến trình quản lý rừng cộng đồng, dựa trên cơ sở các cộng đồng đã được giao đất giao rừng, bắt đầu bằng việc người dân địa phương có thể xây dựng các kế

hoạch quản lý rừng trên cơ sở xem xét đến nhu cầu lâm sản của mình và cân đối

nguồn tài nguyên rừng hiện có; tiếp theo là xây dựng các quy ước quản lý bảo vệ và

phát triển rừng của mình và liên kết chúng với khung pháp lý của nhà nước. Đồng

thời để thực hiện kế hoạch này, cộng đồng cần có hướng dẫn và tập huấn kỹ thuật

lâm sinh kết hợp với kiến thức sinh thái địa phương để bảo đảm cho việc thực hiện

đúng đắn. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là phải thiết lập cơ

- Quản lý rừng cộng đồng có thể khái quát các giai đoạn chính như sau: (i) Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng (Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia; Lập kế hoạch phát triển rừng). (ii) Xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. (iii) Phê duyệt kế hoạch phát triển rừng 5 năm và hàng năm;

tổ chức thực thi kế hoạch, giám sát, đánh giá và quyền hưởng lợi gỗ củi, phân chia

lợi ích từ rừng.

- Quản lý rừng cộng đồng là một tiến trình học tập của các bên liên quan,

CFM là một hoạt động mới ở Việt Nam, các phương pháp luận đang từng bước

được xây dựng; do đó không có một khuôn mẫu cứng nhắc nào cho tiến trình này. Một tiến trình cùng nhau học tập là cần thiết để rút ra kinh nghiệm nhằm cải tiến, bổ sung để hoạt động quản lý rừng cộng đồng càng có hiệu quả trong điều kiện của

Việt Nam. Ngoài ra quản lý tài nguyên thiên nhiên cần dựa vào cộng đồng, vì cộng đồng là người có kinh nghiệm nhiều nhất về tài nguyên rừng nơi họ sinh sống.Các

bên liên quan cùng cộng đồng hợp tác học hỏi kinh nghiệm từ hiện trường là một

nguyên tắc quan trọng để góp phần phát triển giải pháp quản lý rừng thích hợp và

có hiệu quả.

*Quan điểmquản lý rừng cộng đồngcủa nhà nước

Theo tác giả Nguyễn Bá Ngãi [24] thì Luật Đất đai năm 2003, cộng đồng dân

cư thôn được nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với tư cách là người sử dụng đất. Luật BV&PTR năm 2004 có một mục riêng quy định

về giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng.

Luật Dân sự năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu chung của cộng đồng. Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp và cùng quản lý,

sử dụng theo thoả thuận vì lợi ích của cộng đồng.

Như vậy, đến nay Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản cho

quản lý rừng cộng đồng, được thể hiện trong 2 bộ luật lớn, đó là Luật Đất đai năm

Khung luật pháp và hệ thống chính sách hiện tại là cơ sở quan trọng cho

quản lý rừng cộng đồng thể hiện ở 4 điểm quan trọng sau đây:

- Thứ nhất, cộng đồng dân cư là chủ rừng, người sử dụng rừng có tư cách pháp nhân đầy đủ hoặc không đầy đủ tuỳ theo từng điều kiện của mỗi cộng đồng và

đối tượng rừng được giao hay nhận khoán.

- Thứ hai, cộng đồng được giao đất, giao rừng, nhận hợp đồng khoán rừng lâu dài khi đáp ứng các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành như: Khu

rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý sử dụng có hiệu quả; Khu rừng giữ

nguồn nước phục vụ trực tiếp cho lợi ích chung của cộng đồng; Khu rừng giáp ranh

giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần

giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.

- Thứ ba, cộng đồng được hưởng các quyền khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Được công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng; Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích

khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; Được sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp kết hợp; Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao; Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ

trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại; Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng khi nhà

nước có quyết định thu hồi rừng.

- Thứ tư, cộng đồng thực hiện nghĩa vụ khi tham gia quản lý rừng theo quy định của pháp luật như: Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng; Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng; Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng; Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; Không được chuyển đổi,

chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.

*Quan điểmquảnlý rừngcộng đồngdựatrên mô hình rừng ổn định

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và các văn bản pháp luật, bao

gồm các nội dung quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng cho cộng đồng, lập quy ước quản lý bảo vệ rừng thôn bản và lập kế hoạch kinh doanh rừng cộng đồng. Trong đó để có thể lập kế hoạch kinh doanh rừng lâu dài,ổn định và đơn giản; đồng

thời cân đối được giữa nhu cầu của cộng đồng với khả năng cung cấp của các lô

rừng họ đã nhận, cần có mô hình rừng ổn định để định hướng xác định giải pháp thu

hoạch gỗ củi phục vụ đời sống cộng đồng và tiến đến kinh doanh rừng.

Để cân đối cung cầu, dẫn dắt rừng và lập kế hoạch khai thác, chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên, mô hình cấu trúc phân bố số cây theo cỡ kính (N/D) là đơn

giản và có hiệu quả cả về kinh tế lẫn lâm sinh. Do vậy trong tiếp cận để xác định

lượng chặt theo kế hoạch 5 năm trong quản lý rừng cộng đồng, cấu trúc N/D ổn định được sử dụng. Cấu trúc này cần được lập theo kiểu rừng, điều kiện lập địa và bảo đảm để định hướng rừng có một vốn rừngổn định để tiếp tục phát triển và kinh

doanh bền vững theo định kỳ 5 năm. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, mô hình

này chưa phải là mô hình "chuẩn" hoặc "tối ưu" vì đối với kinh doanh rừng cộng đồng giai đoạn hiện tại chưa thể thâm canh rừng tự nhiên để đạt năng suất và chất

lượng cao nhất. Do đó mô hình rừng ổn định ở đây có thể hiểu là mô hình phù hợp

với điều kiện rừng cụ thể ở mỗi địa phương, bảo đảm duy trì vốn rừng ổn định và có thể cung cấp gỗ củi cho nhu cầu cộng đồng. Cách tiếp cận này là điều kiện tiên quyết để người dân thực sự là người chủ sở hữu đối với tài nguyên rừng,đồng thời

giảm bớt khối lượng các công việc mà các cơ quan lâm nghiệp phải thực hiện.

Về mặt khoa học lâm sinh, mô hình cấu trúc số cây theo cấp kính (N/D)đã

được nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trong và ngoài nước nghiên cứu cho các kiểu

rừng Việt Nam, họ đã đưa ra các mô hình toán mô phỏng, xây dựng cấu trúc “chuẩn, mẫu” phục vụ cho quản lý rừng bền vững. Các tiến bộ kỹ thuật này cần được áp dụng vào thực tế, đặc biệt trong quản lý rừng cộng đồng vì tính đơn giản

của nó là chỉ “đếm số cây theo cấp kính” rồi so với mô hình N/D chuẩn để có thể đưa ra các giải pháp tỉa thưa, khai thác, làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh. Điều quan

trọng hơn, mô hình phải được thiết kế xây dựng đơn giản dễ áp dụng để người dân

có thể sử dụng trong việc lập kế hoạch quản lý rừng bởi chính khả năng của họ.

2.1.2.2. Vận dụng quan điểm cho quản lý rừng cộng đồng ởxã Ea Sol

Quản lý rừng cộng đồng trước hết là nhằm tìm kiếm giải pháp cải thiện đời

sống người dân trước mắt cũng như lâu dài dựa vào các hoạt động lâm nghiệp và

thông qua đó giúp cho việc phục hồi và quản lý rừng có hiệu quả dựa vào kinh nghiệm truyền thống của cư dân bản địa. Ở Việt Nam Chính phủ quan tâm việc gắn

lợi ích và quản lý rừngcộng đồng ở các vùng cao, đã có những quyết định về quyền

lợi và nghĩa vụ cho cộng đồng quản lý rừng.

Cần có sự kết hợp các thể chế chính sách của nhà nước và thiết chế ở địa phương để xây dựng một mô hình có thểbảo vệ và phát triểnrừng bền vững và đảm

bảo được lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của cộng đồng, đó là:

- Dựa vào các chương trình của nhà nước để giải quyết nhu cầu đời sống trước mắt của cộng đồng đểhọcó thể trồng, khoanh nuôi bảo vệ và xúc tiến tái sinh

rừng đối với các vùng sinh thái, từng kiểu rừng, lập địa, từng trạng thái rừng khác

nhau.

- Điều tra, phân tích, xử lý số liệu của hiện trạng rừng mà cộng đồng đang

quản lý, đánh giá trạng thái rừng và nhu cầu gỗ, củi của cộng đồng và của thị trường trong tương lai.

- Xây dựng tiến trình, nội dung và phương pháp quản lý rừng cộng đồng có

hiệu quả hơn, trong khi rừng chưa đủ trữ lượng để khai thác theo quan điểm mô

hình rừng ổn định, để rừng ngày càng phát triển cả về diện tích và trữ lượng.

Hiện nay trên địa bàn xã Ea Solđãđược tỉnh, huyệnchọn là đơn vị đượcthí

điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý, rừng được giao cho cộng đồng

quản lý là loại rừng khộp (rừng tự nhiên) đặc trưng cho khu vực Tây nguyên;nhưng đến nay tiến trình nội dung và phương pháp quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)