2.1.1.1. Cộng đồng
Ở Việt Nam, các nhà xã hội học, dân tộc học đã đưa ra nhiều ý kiến khác
nhau về khái niệm “cộng đồng”, ở đây chúng tôi chỉ đưa ra khái niệm “cộng đồng”
được dùng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng và có thể khái quát như sau:
- Cộng đồng là cộng đồng dân cư thôn buôn: gồmtoàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn buôn hoặc một đơn vị tương đương. Tại điểm
nghiên cứu là một buôn cộng đồng chủ yếu là ngườiJa rai,đây là cộng đồng dân tộc
thiểu số bản địa cùng nhau cư trú lâu đời. Khái niệm này còn có thể hiểu mở rộng là
các nhóm hộ hoặc dòng họ cùng chung sống trong một buôn, có các quan hệ huyết
thống hoặc có những điểm tương đồng về mặt văn hóa truyền thống, có các quan hệ
trong sản xuất cùng nhau quản lý các nguồn tài nguyên và đời sống gắn bó với
nhau.
- Theo Điều 9 của Luật Đất đai năm 2003 [26] định nghĩa “Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng một địa bàn thôn, làng, ấp,
bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán
hoặc có chung dòng họ được nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất”.
2.1.1.2. Lâm nghiệp cộng đồng
Hiện nay,ở Việt Nam có những ý kiến khác nhau về LNCĐ, có thể khái quát
như sau:
- LNCĐ là hoạt động lâm nghiệp của một cộng đồng mà hình thức thể hiện
của nó là các khu rừng của cộng đồng, vườn ươm của cộng đồng, các đám cây gỗ
phục vụ lợi ích trực tiếp cho cộng đồng; có sự tham gia của cá nhân, hộ gia đình, dòng họ hay bộ tộc ... Các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia quản lý và
kinh doanh những khu rừng thuộc quyền quản lý. Quan niệm này cho rằng, LNCĐ
phản ánh hoạt động lâm nghiệp ở phạm vi cụ thể như một thôn, một buôn gần như đồng nhất với khái niệm LNCĐ và LNXH.
- Trong giới hạnnghiên cứu của đề tài này, khái niệm về LNCĐ có thể hiểu
như sau:
+ LNCĐ theo nguồn gốc có3 loại: (i) Rừng cộng đồng hình thành từ lâu đời
qua nhiều thế hệ (rừng truyền thống). (ii) Rừng cộng đồng hình thành từ khi chính
quyền địa phương thực hiện giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý, sử dụng lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp (rừng giao theo Thông tư 01/TT-LB ngày 06/02/1991
của Bộ Lâm nghiệp và Tổng cục quản lý ruộng đất về Hướng dẫn việc giao rừng
cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp). (iii) Rừng và đất
rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng của các
tổ chức (do huyện giao, do các công ty lâm nghiệp giao và dolâm trường giao). + LNCĐ theo chủ thể quản lý có các loại hình sau: (i) Rừng cộng đồng của
thôn buôn. (ii) Rừng cộng đồng của nhóm hộ.(iii) Rừng cộng đồng của các tổ chức
đoàn thểgồm: HộiCựu chiến binh,HộiPhụ nữ,Hội nông dân, Đoàn Thanh niên ...
2.1.1.3. Quản lý rừng dựa vào cộng đồng
Trong những năm gần đây, đã xuất hiện khái niệm “Quản lý rừng dựa vào cộng đồng”là quản lý rừng được thực hiện bởi cộng đồng; cộng đồng có thể là chủ
thể quản lý rừng hoặc cộng đồng tham gia quản lý rừng và được chia sẻ lợi ích từ
rừng. Hay nói cách khác, CBFM là việc bảo vệ, xây dựng, phát triển và sử dụng
rừng có sự tham gia điều hành bởi cộng đồng, bất kể rừng đó thuộc quyền sở hữu
của cộng đồng hay không.
2.1.1.4. Quản lý rừng
Quản lý rừng có thể được hiểu bao gồm các khía cạnh như sau: (i) Chủ thể
quản lý được giao quyền sử dụng đất và có trách nhiệm quản lý và hưởng lợi từ
tài nguyên rừng và đất rừng. (iii) Quản lý sử dụng có kế hoạch, bảo đảm sự bền
vững của nguồn tài nguyên rừng có thể tái tạo được.
2.1.1.5. Quản lý rừngcộng đồng
Quản lý rừng cộng đồngcũng bao gồm các yêu cầu chung của quản lý rừng,
nhưng được cụ thể cho điều kiện cộng đồng dân tộc thiểu số như sau: (i) Chủ thể
quản lý là cộng đồng thôn buôn hoặc nhóm hộ/dòng họ ... được giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp, có trách nhiệm quản lý và hưởng lợi từ tài nguyên đất, rừng theo quy định của phápluật. (ii) Các giải pháp quản lý kinh doanh rừng cần kết hợp giữa
kiến thức sinh thái địa phương với kiến thức kỹ thuật lâm nghiệp. (iii) Phương pháp
giám sát tài nguyên rừng đơn giản; kế hoạch quản lý kinh doanh rừng được lập phù
hợp với năng lực, nguồnlực, trìnhđộ của cộng đồng và cơ sở hạ tầng ở địa phương.