Theo Donovan (1997) tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: thành phần dân
tộc, khả năng tiếp cận và địa hình. Trong khu vực nghiên cứu tất cả các buôn thôn
đều phân bố gần rừng, do đó các yếu tố về địa hình và khả năng tiếp cận là tương
đối đồng nhất. Vì vậy thành phần dân tộc là yếu tố được lựa chọn làm tiêu chí chọn
buôn nghiên cứu điểm trong đề tài này. Thành phần dân tộc là yếu tố quan trọng có
ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ thống sản xuất, sinh kế của cộng đồng và đặc biệt
là các hình thức tác động của cộng đồng đến tài nguyên rừng. Dân tộc và tập tục văn hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình đổi mới, việc chấp nhận các kỹ thuật mới
và sự tham gia vào các hoạt độngphát triển[18].
Trên địa bàn tỉnh Dak Lak hiện có 44 dân tộc anh em đang sinh sống, xã Ea
Sol có 7 dân tộc, nên điểm nghiên cứu được chọn là buôn đồng bào dân tộcthiểu số
bản địa Ja rai. Vì vậy, điểm nghiên cứu của đề tài này được chọn là buôn Ta Ly, xã
Ea Sol, huyện Ea H’ Leo, tỉnh Dak Lak.Điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho
khu vực nghiên cứu; vì vậy, các tài liệu thứ cấp liên quan đến khu vực huyện Ea H’Leo được nghiên cứu nhằm tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, đặc biệt là xã Ea Sol. Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát tại xã Ea Sol nhằm
Buôn Ta Ly là một buôn đa số là người dân tộc thiểu số bản địa Ja rai đã
được tỉnh Dak Lak và UBND huyện Ea H’ Leothí điểm giao đất giao rừng để cộng đồng quản lý, có quá trình giao rừng cho cộng đồng, có quy chế hưởng lợi nhuận từ
rừng, có các tổ chức trong buôn tham gia quản lý rừng, có hương ước quy ước về
bảo vệ và phát triển rừng ... Các tổ chức chính quyền và đoàn thể quần chúng hoạt động tốt, cán bộ có khả năng và nhiệt tình trong quản lý rừng.