Phương pháp điều tra hiện trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 37 - 40)

bình theo phương pháp ô mẫu điển hình,được tiến hành theo các bước sau:

- Kế thừa số liệu xây dựng mô hình cấu trúc rừng ổn định N/D của dự án

RDDL và ETSP của tỉnh Dak Lak.

- Điều tra 25 ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích 400m2 (10 x 40m); chọn

trong tự nhiên ở khu vực nghiên cứu mô hình rừng tương đối ổn định với các tiêu

chí: năngsuất qua tổng tiết diện ngang (g) ở mức trung bình phù hợp với lập địa, có

phân bố N/D dạng giảm, có tổ thành loài chính đáp ứng nhu cầu lâm sản và mục

tiêu kinh doanh củacộng đồng (Phụ lục2).

- Đo đếm trong ô: Điều tra tất cả các cây có chiều cao từ 1,3m trở lên về loài

(tên kinh, tên địa phương, tên khoa học), đường kính ngang ngực (D1,3), công dụng

trong đời sống cộng đồng, phẩm chất theo 3 cấp (tốt, trung bình và xấu –A/B/C) - Điều tra tăng trưởng đường kính 5 năm bằng phương pháp đẽo vát; số lượng cây điều tra cần đủ lớn và ở các loài cây khác nhau trong kiểu rừng. điều tra 50 cây để đo đếm tăng trưởng đường kính 5 năm, đo D1,3tương ứng và tên loài (Phụ

lục3).

Đánh giá tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân theo phương pháp đơn giản làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu

quản lý và khả năng cung cấp sản phẩm gỗ củi

lâu dài của từng lô rừng. Các bước trong điều tra

tài nguyên rừng có sự tham gia đượcmô tả theo

hình 2.1 và thực hiện như sau:

- Phân chia, đặt tên và đo đếm diện tích

các lô rừng: Việc phân chia lô rừng là bước đầu

tiên, có ý nghĩa quan trọng trong quản lý rừng

cộng đồng, từ đây cộng đồng bắt đầu thiết lập

các lô rừng theo mục tiêu quản lý khác nhau,

nhận biết vị trí, diện tích của các lô rừng trong

buôn. Hình 2.1:Các bước đánh giá tài nguyên rừng

- Mô tả lô rừng và xác định mục tiêu quản lý rừng: Mỗi lô rừng sau khi đã

Đánh giá tài nguyên rừng

Phân chia, đặt tên và diện tích

Mô tả lô và xác định mục tiêu

quản lý rừng

Điều tra rừng có sự tham gia

Phân tích số liệu-ước lượng

được phân chia theo nguyên tắc đồng nhất về trạng thái và chức năng quản lý, sử

dụng (phòng hộ, sản xuất, sử dụng đặc biệt) trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000, cộng đồng

tự đặt tên lô, có ranh giới và được đo đếm diện tích bằng lưới ô vuông 1x1cm; sử

dụng bản đồ để thúc đẩy người dân tiếp cận mô tả, làm rõ các đặc điểm tài nguyên rừng, địa hình của từng lô, thảo luận về định hướng quản lý,kinh doanh lô rừng đó,

cũng như các thuận lợi và khó khăn mà cộng đồng đang gặp phải trong tiến trình quản lý lô rừng(Phụ lục4).

- Điều tra rừng có người dân tham gia: Trên cơ sở mô tả và xác định mục

tiêu quản lý các lô rừng, tiến hành tổ chức điều tra rừng có sự tham gia là một cách

tiếp cận kỹ thuật nhằm hỗ trợ cộng đồng có thể đánh giá và giám sát tài nguyên rừng của họ và thúc đẩy việc học tập kiến thức bản địa. Vì vậy nó cần áp dụng các

nguyên tắc:

+ Đơn giản: Sử dụng phương pháp điều tra theo ô mẫu dạng dải với kích

thức nhỏ 10 x 30m để dễ lập trong rừng. Sử dụng thước dây vạch màu để xác định

cấp kính nên có thể áp dụng cho cả người dân không biết đọc, viết.

Bảng 2.1: Phân cấp đường kính cây rừng theo màu sắc

Cấp đường

kính (cm) 9–11,9 12–14,9 15-17,9 18-20,9 21-23,9 24-26,9 > 27 Màu Đen KẻSọc Xanh Chấm Đỏ Cam Sóng

+ Liên quan, hiệu quả: Chỉ điều tra cấp kính, loài cây, công dụng của tầng

cây gỗ và tái sinh. Với các dữ liệu này đủ để lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng.

Không đo cao, không đo cụ thể đường kính.

+ Học hỏi kiến thức sinh thái địa phương: Đối với rừng tự nhiên, kinh nghiệm sử dụng loài cây với các mục đích khác nhau là rất phong phú với cộng đồng, điều này cần được thảo luận, học hỏi và ghi nhận trong tiến trình điều tra ô

mẫu.

- Phân tích dữ liệu - Ước lượng số cây khai thác bền vững: Trên cơ sở điều

tra rừng có sự tham gia, tiến hành tổng hợp số liệu tài nguyên rừng đơn giản theo lô để xác định giải pháp kỹ thuật thích hợp cho từng lô rừng (Phụ lục 5). Bước này

thảo luận để lựa chọn giải pháp quản lý rừng hợp lý, xác định khả năng cung cấp

lâm sản và bảo đảm rừng bền vững thông qua mô hình rừng ổn định.

Bảng 2.2: Diệntích lấymẫutrong mộtô mẫutheo kích thướccây

Kích thước cây Diện tích lẫy mẫu trên một ô mẫu(ha)

Cây có đường kính < 12cm và H > 1,3m 0,01 ha

Cây có đường kính12cm; tre, lồ ô 0,02 ha

Để suy ra số cây thuộc các cấp đường kính khác nhau và số cây tái sinh tự

nhiên trong toàn bộ diện tích lô rừng, áp dụng công thức sau:

lm lo o lo nS S n N = . Trong đó:

Nlo: Số cây ở cấp đường kính tương ứng hoặc số cây tái sinh trong một lô.

no: Số cây ở cấp đường kính tương ứng hay sốcây tái sinh tự nhiên ở tất cả

các ô mẫu.

Slo: Diện tích lô rừng.

n : Số ô mẫu điều tra trong một lô rừng.

Slm: Diện tích lấy mẫu trên một ô mẫu theo từng kích thước cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quản lý rừng cộng đồng tại xã easol, huyện ea hleo, tỉnh đăk lăk​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)