Đặc điểm phân bố của cây tái sinh trên mặt phẳng ngang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 81 - 86)

Phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sắp xếp của cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang. Đặc điểm này phản ánh khả năng phát tán và mức độ phong phú của nguồn giống cũng như mức độ thuận lợi của điều kiện tiểu hoàn cảnh rừng trong quá trình phát triển của cây con.

Đánh giá phân bố số cây tái sinh trên bề mặt đất là cơ sở để đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động nhằm điều tiết, bổ sung cây tái sinh để có lớp cây tái sinh có phân bố hợp lý theo từng giai đoạn, nhờ đó chúng có khả năng tận dụng tốt không gian dinh dưỡng để phát triển.

Trong đề tài này, sử dụng tiêu chuẩn U (Phân bố chuẩn) của Clark và Evans để đánh giá với dung lượng quan sát (n) lớn hơn 30 qua đó dự đoán giai đoạn phát triển của QXTVR trong khu vực. Kết quả đượcthể hiện trong bảng 4.17

Bảng 4.17. Phân bố số cây tái sinh trên mặt phẳng ngang

STT Đai cao TB N MD ׀U׀ Dạng phân bố

1 1.500m 0.1947 36 0.288 9.079 Cụm

2 1.700m 0.2634 34 0.272 8.09 Cụm

3 1.900m 0.2188 34 0.272 8.609 Cụm

Kết quả tính cho thấy các giá trị tuyệt đối ở các khu vực đều có U >1,96, chứng tỏ phân bố của cây tái sinh dưới tán ở khu vực nghiên cứu có dạng phân bố cụm. Kết quả này phản ánh khả năng gieo giống tại chỗ trong các đai caokhá tốt, có nhiều cây tái sinh được tập trung từ gốc cây mẹ điều đó cho thấyquá trình tái sinhở đây là quá trình thay thế đời cây. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý luận về diễn thế cao đỉnh khí hậu. Nghĩa là, các loài cây xuất hiện trong các đai độ cao đã có sự thích nghi cao độ với điều kiện hoàn cảnh sinh thái của từng đai độ cao này.

4.3.5. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên

Khu vực nghiên cứu nằm trong hai Tiểu khu, nhưng các đặc điểm về khí hậu, đất đai và khu hệ thực vật ít thay đổi. Hơn nữa do giới hạn về thời gian và điều kiện, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến quá trình tái sinh tự nhiên như sau:

4.3.5.1.Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên

Độ tàn che của rừng là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các thành phần sinh vật dưới tán rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh. Độ tàn che khác nhau thì các loài cây tái sinh về số lượng và chất lượng cũng khác nhau.

Kết quả điều tra cho thấy, độ tàn che đã ảnh hưởng đến mật độ, chất lượng, phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao… và được tổng hợp bảng sau:

Bảng 4.18 Ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu

Đai cao

Độ tàn che

Số cây tái sinh theo cấp H (cây/ha)

N/ha Phẩm chất (%) < 1 m 12 m > 2 m Tốt Xấu 1.500m 0,65 13.973 6186 1787 21947 58,1 21,9 1.700m 0,69 14.400 4.987 2.080 21467 52,7 27,2 1.900m 0,73 14.347 5.040 2.533 21920 63,2 20,2 Nhận xét:

Qua bảng 4.19ta thấy, độ tàn che của rừngkhác nhau không lớn ở các đai cao. Khi độ tàn che tăng lên, mật độ cây tái sinh dưới tán thay đổi không đáng kể. Những cây có chiều cao < 2m biến đổi không theo quy luật. Tuy nhiên,ở chiều cao > 2m thì độ tàn che càng cao thì số lượng cây càng lớn, các câyở giai đoạn nhỏ, thích nghi tốt hơn với điều kiện che sáng cao. Điều này có thể ở vị đai cao 1.900mkhả năng cây con có điều kiện quang hợptốt hơn ở các đai thấp hơn. Trong điều kiện còn tán rừng, các cây tái sinh muốn tồn tại thì cần phải thích nghi tốt với điều kiện thiếu hụt về ánh sáng. Đây là thời gian cần thiết để cây rừng chuẩn bị tốt cho các giai đoạn cạnh tranh khắc nghiệt hơn trong tương lai.

4.3.5.2.Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên

Cây bụi, thảm tươi là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Khi độ tàn che của rừng thấp thì cây bụi, thảm tươi phát triển thuận lợi cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ, nhưng sẽ là trở ngại khi cây tái sinh lớn lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp do tốc độ phát triển của cây bụi, thảm tươi thường nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và đến một lúc nào đó nó sẽ lấn át cây tái sinh.

Bảng 4.19. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên

OTC

Cây bụi, thảm tươi Mật độ tái

sinh triển vọng (c/ha)

Loài cây chủ yếu H (m) Độ che phủ (%)

01 Cỏ trúc, lồ ô trắng 0,82 39,5 264

02 Lồ ô tép, dương xỉ 0,72 40,4 157

03 Cỏ trúc, dớn, dương xỉ 0,85 35,1 300

04 Cỏ trúc, lồ ô trắng 0,82 40,2 196

05 Cỏ trúc, lồ ô trắng 0,98 39,2 391

06 Dương xỉ, Lấu, dây leo, 0,65 40,4 152

07 Lồ ô tép, cỏ trúc 0,88 30,2 278

08 Lồ ô tép, dương xỉ 0,65 30,1 347

09 Cỏ trúc, dớn 0,66 20,1 306

Theo kết quả điềutra thìở đây chủ yếu xuất hiện những loài cây bụi, thảm tươi như: dương xỉ, lồ ô tép, cỏ trúc, dớn … với chiều cao trung bình biến động từ 0,65m đến 0,98m và độ che phủ biến động từ 20,1% đến 40,4%.

Nhìn chung,độ che phủ rừng có ảnh hưởng đáng kể đến mật độcây tái sinh có triển vọng. Qua bảng trên, khi độ che phủ của rừng tăng thì mật độ cây tái sinh triển vọng có xu hướng giảm. Do đó, để thúc đẩy cây triển vọng hơn nữa, cần thiết có biện pháp tác động vào tầng cây bụi, thảm tươi. Tuy nhiên, đây là rừng thuộc Vườn quốc gia nên việc tác động sẽ gặp khó khăn. Vì vậy cần cân nhắc nhiều yếu tố trong quá trình quản lý rừng có chăng thì áp dụng vào vùng đệm, vùng phục hồi sinh tháihoặc phục vụ nghiên cứu khoa học.

4.3.5.3.Ảnh hưởng củalớp thảm mục đến táisinh tự nhiên.

Tiến hành xác định lớp thảm mục trên 3 khu vực nghiên cứu. Kết quảghi nhận như sau:

Nhìn chung, trên 3 khu vực không có sự sai khác vềthành phầnthảm mục cũng như độ dày các lớp thảm mục và tầng đất. Trên bề mặt đất được phủ bởi lớp rơirụng thực vật. Tỷ lệ phần cành nhánh và lá trong lớp thảm rụng khá tương đồng. Sự phong phú của cành và nhánh cây rụng có mối liên hệ với sự tác động của gió lên tán cây trong điều kiện các tán cây tiếp xúc hoặc xen kẽ nhau. Lớp lá rụng khá chặt, lớp lá rụng dày 1-1,5cm. Phía dưới lá mới rụng là phần rụng của năm trước trong tình trạng lá đã phân hủy thành các mảnh hoặc còn nguyên phiến lá. Lớp lá rụng năm trước được kết lại bởi hệ rễ cây và các thể nấmdạng sợi, cấu trúc chặt và có tính đàn hồi. Rễ cây nổi lên bề mặt đất và nằm ngay dưới lớp thảm mục mới. Lớp mùn dày khoảng7cm và là nơi chứa phần lớn hệ rễ nhỏ của cây. Đây cũng là lớp có khả năng thấm nhanh của nước mưa. Từ độ sâu 10cm, hình thành lớp than bùn đồng nhất và cũng là nơi có mức độ phong phúcao của hệ rễ cây. Lớp mẫu chất được quan sát thấy bắt đầu từ độ sâu 40- 50cm. Kết quả ghi nhận như trên nên đề tài không tiến hành so sánh đánh giá riêng cho từng đai cao mà bước đầu có nhận xét như sau:

Điều đáng chú ý là tác giả cũng đề cập tới hiện tượng trong lâm phần hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim có tầng thảm mục rất dày có nơi hơn 30cm, lớp thảm mục này ngăn cản không chorễ cây mầm, cây mạ tiếp xúc với đất để tiếp tục sinh trưởng trong mùa khô. Hầu hết những nơi có tầng thảm mục dày đều thiếu vắng những cây có chiều cao 2-3m mặc dù cây mầmtái sinh rất nhiều. Do đó, chúng tôi nhận định giữa tái sinh tự nhiên của các loài cây, đặc biệt là loài cây lá kim và yếu tố độ dày tầng thảm mục có một mối quan hệ nào đó.Hơn nữa, lớp thảm mục dày sau khi đã phân hủy là nguồn dinh dưỡng tốt cho các cây mạ mới nảy mầm. Nhưng những cây mạ này sống trong môi trường “nhung lụa” nên trở nên “lười biếng”không chịu phát triển rễ theo chiều sâu mà chỉ ở lớprễ trên bề mặt để hưởng thụ. Đến lúc phát triển đến chiềucao từ 2- 3 m khi gặp các điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì không chống chọi được với thiên nhiên như các ảnh hưởng về gió sẽ dễ làm cho cây bị đổ và chết…Thực chất là rễ cây tái sinh không thể tiếp cận với tầng đất thực thụ để không chỉ giữ vững thân cây khi trưởng thành mà còn thiếu các nguồn dinh dưỡng khoáng khác từ đất. Hiện tượng này các nhà sinh thái học còn gọi là “cái bẫy sinh thái” đối với cây tái sinh.

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố độ dày tầng thảm mục đến tái sinhlà có cơ sở và cần thiết. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên không thể có đánh giá được một cách đầy đủ (Như thay đổi lớp thảm mục thì sẽ ảnh hưởng đến tái sinh như thế nào…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 81 - 86)