Mức độ thường gặp của các loài cây trong các khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 55)

Mức độ thường gặp (Mtg) là chỉ tiêu biểu thị tỷ lệ phần trăm giữa số cá thể của một loàinào đó so với tổng số cá thể trên một đơn vị diện tích điều tra. Chỉ tiêu này nói lên khả năng thích nghi và mối quan hệ với môi trường xung quanh của các loài cây trong các trạng thái rừng. Kết quả tính toán để đánh giá về mức độ thường gặp của các loài cây trong khu vực nghiên cứu được thể hiện tại phần phụ biểu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với tổng số 629 cây trong các ÔTC ở đai cao 1.500m có 49 loài cây khác nhau. Giá trị Mtg(Mức độ thường gặp) của các loài câyở khu vực đều < 25%. Điều này cho thấy các loài câyở đây đềuthuộc dạng ít gặp. Tuy nhiên, có năm loài Côm cuống dài, Luống xương, Thông 2 lá dẹt, Cáp mộc và Đỗ

quyên có giá trị từ > 5% được coi là có thể gặp thường xuyên hơncác loài cây còn lại trongđai caonày.

Đối với đai cao 1.700m và 1.900m, mặc dù số lượng loài cây có nhỏthua đai cao 1.500m, trong khi tổng số cây trong các ÔTC lại khá lớn (lần lượt là 658 và 685 cây/6.000 m2) nhưng cũng không có loài nào là loàiđạt các giá trị “thường gặp”(có giá trị 25% < Mtg< 50%). Các loài cây Đỗ quyên, Cáp mộc bidoup ở 02 khu vựctrên có giá trị Mtg khálớn.Nhưng chỉ nằm từ 10,64 –14,94%, hứa hẹn trong tương lai chúng sẽ là những loài thường gặp nếu duy trìđược khả năng sống và thích nghi với điều kiện của khu vực.Nhìn chung, tại khu vực nghiên cứu, do ít bị tác động bởi con người, nên mật độ cây rừng cũng nhưsự xuất hiện của các loài câyở đây hoàn toàn tuân theo các qui luật tự nhiên, không bị xáo trộn và đã phản ảnh một cách trung thực đặc trưng lâm học này. Tại đây, loài cây thường xuất hiện nhiều hơn là Đỗ quyên, Cáp mộc bidoup. Trâm trắng, Côm cuống dài, các loài Thông 2 lá dẹt, Thông 5 lá, Pơ mutuy trong công thức tổ thành chiếm ưu thế nhưng số lượng cá thể lại ít. Đâylà do các loài cây quá già tiết diện ngang lớn, nhưngthế hệ kếcận còn ít.Đâycũng là mối quan tâm của các nhà bảo tồn đối với các loài đặc hữu, có giá trịbảo tồn nguồn gen cao của VQG.

4.2.3.Đặc điểm phân bố của các loài thực vật tại 3 đai độ cao

Bảng 4.4. Danh lục thực vật khu vực nghiên cứu theo các đai cao Ký hiệu: I: Đai cao 1.500m; II: Đai cao 1.700m và III: Đai cao 1.900

TT Loai cây Tên khoa học Họ Phân

bố đ.c

1 Đỗ quyên Rhododendron klossii Ridl. Ericaceae I,II,III

2 Cáp mộc bidoup Craibiodendron heryi Ericaceae I,II,III

3 Côm cuống dài Elaeocarpus lanceifolius Roxb Ericaceae I,II,III

TT Loai cây Tên khoa học Họ Phân bố đ.c

5 Cáp mộc VN Craibiodendron vietnamensis Ericaceae I,II,III

6 Trâm vỏ đỏ Syzygium zenylanicum Myrtaceae I,II,III

7 Hồng quang Rhodoleia championii Hamamelidaceae I,II,III

8 Kha thụ nhím castanopsis echidnocarpa Fagaceae I,II,III

9 Cồng Calophyllum polyanthum Cluisiaceae I,II,III

10 Thông 2 lá dẹt Pinus krempfii Pinaceae I,II,III

11 Luống xương Anneslea fragrams Theaceae I,II,III 12 Sồi langbiang Quercus langbiangensis Fagaceae I,II,III

13 Chò sót Schima wallichii Theaceae I,II,III

14 Kha thụ nguyên Castanopsis pseudoserrata Fagaceae I,II,III

15 Pơ mu Fokienia hodginsii Cupressaceae II,III

16 Cáp mộc Craibiodendron henry Ericaceae II,I

17 Côm trâu Elaeocarpus floribundus Elaeocarpaceae I II III

18 Dẻ rừng Lithocarpus silvicolarum Fagaceae I II III 19 Giổi lông Paramichelia braianensis Magnoliaceae I II III 20 Dẻ bằng Lithocarpus truncatus Fagaceae I II III 21 Dung đen Symplocos poilanei Symplocaceae I 22 Thạch châu Pyrenaria joiqueriana Theaceae I II III

TT Loai cây Tên khoa học Họ Phân bố đ.c

23 Giổi Nha trang Magnolia candollei Magnoliaceae I II III 24 Tiểu hồi Illicium parviflorum Merr. Illiaceae I II III 25 Bứa Garcinia poilanei Cluisiaceae I II III

26 Thông tre Podocarpus fleuryi Podocarpaceae I III

27 Thông 5 lá Pinus dalatensis Pinaceae I

28 Re Cinnamomum sp. Lauraceae I II III

29 Giổi xanh Michelia mediocris Magnoliaceae II III 30 Nhọc polyalthia cerasoides Annonaceae I II 31 Chẹo tía Engelhardtia roxburghiana var Juglandaceae I II 32 Mạ sưa Helicia nilagirica Protiaceae I II III 33 Sơn trà Scutellaria baicalensis Rosaceae I II 34 Re hương Cinnamomum parthenoxylum Lauraceae I III II 35 Gạc nai Wendlandia glabrata Rubiaceae I II 36 Dẻ cọng mảnh Lithocarpus stenopus Fagaceae I

37 Cơi Turpinia nepalensis Juglandaceae I

38 Bạch tùng Dacrycarpus imbricatus Pinaceae I III 39 Hoàng đàn giả Dacrydium elatum Podocarpaceae III 40 Sến núi Madhuca alpinia Sapotaceae I III

TT Loai cây Tên khoa học Họ Phân bố đ.c

41 Kháo Machilus parviflora Lauraceae II III 42 Dung Symplocos racemosa Symplocaceae I II

43 Kha thụ sừngnai Castanopsis ceratacantha Fagaceae I

44 Chắp tay Symingtonia populnea Hamamelidaceae I

45 Chân chim Schefflera heptaphylla Araliaceae III

46 Xăng mã Carallia brachiata Rhizophoraceae I II

47 Côm tầng Elaeocarpus griffithii Elaeocarpaceae I

48 Quế lợn Cinnamomum iners Lauraceae I 49 Vạng trứng Endospermum chinense Euphorbiaceae I

50 Thị đỏ Diospyros apiculata Ebenaceae I

51 Nhựa ruồi Illex cochinchinensis Aquifoliaceae I

52 Côm nhung Elaeocarpus coactilus Elaeocarpaceae I

53 Bời lời Litsea cambodiana Lauraceae I

54 Thích cuống dài Acer laevigatum Aceraceae II

55 Thích lá quế Acer laurinum Aceraceae II

Theo kết quả điều tra ở bảng 4.6 bước đầu có nhận xét như sau:

- Có 13 loài gồm Dung đen, Thông 5 lá, Dẻ cọng mảnh, Cơi, Kha thụ sừng nai, Chắp tay, Côm tầng, Quế lợn, Vạng trứng, Thị đỏ, Nhựa ruồi, Côm nhung, Bời lời chỉ xuất hiện ở độ cao 1.500m.

- Có 02 loài Thích cuống dài, Thích lá quếchỉ xuất hiện ở độ cao 1.700m. -Hoàng đàn giả và Chân chim chỉ xuất hiện ở độ cao 1.900m.

- Các loài Gạc nai, Sơn trà, chẹo tía, Nhọc và cáp mộcchỉ xuất hiện ở độ cao 1500m-1700m.

-Các loài Pơ mu, Giổi xanhchỉ xuất hiện ở độ cao 1700m-1.900m.

- Đặc biệt có 02 loài Bạch tùng và Thông tre xuất hiện ở đai cao 1.500m và 1.900m (đứt quãng). Như vậy, 02 loài này có thể vẫn xuất hiện ở đai cao 1.700m, nhưng dophạm vi điều tra hạn chế (chỉ có 3ÔTC) nên nhận xét này cần tiếp tục được kiểm chứng trong những nghiên cứu tiếp theo..

4.2.4Đa dạng thực vật ởkhu vực nghiên cứu

Đa dạng sinh học là mức độ phong phú về di truyền, loài và quần xã sinh vật. Nghiên cứu mức độ đa dạng sinh học của rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim cung cấp nhiều thông tin quan trọng về sự quý hiếm và tính chất của những loài trong một quần xã. Xácđịnh mức độ đa dạng sinh học thông qua các chỉsố là một công cụ quan trọng để tìm hiểu về cấu trúc của quần xã.

Có nhiều chỉ số dùng để xác định mức độ đadạng sinh học như: đa dạng loài, log Alpha, log-Normal Lambda, chỉ số Simpson, McIntosh, Berger-Parker, chỉ số Shannon– Wiener, Brillouin…Trong các chỉ sốtrên,đề tài sử dụngchỉ số Simpson để xác định đa dạng sinh học của quần xã.

4.2.4.1. Chỉ số đa dạng về loàiở khu vực nghiên cứu.

Để xác định mức độ đa dạng về loài đề tài đã sử dụng chỉ số Simpson (1949) để xác định; sau khi xác định tổng số loài, tổng số cá thể điều tra, phần tử so sánh và số cá thể của loài thứ i sau đó tính toán. Thông qua điều tra, tổng hợp số liệu và xử lý tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel được kết quả như sau (chi tiết được trình bày tại phần Phụ lục):

Bảng 4.5: Tổng hợp chỉ số Simson theo các đai độ cao

Nhận xét:

Qua bảng 4.6 cho thấy chỉ số Simson ở các khu vực có khác nhau, ở đai cao 1.500m có chỉ số D = 0,031 Chỉ số này rất nhỏ chứng tỏ ở đai cao này tính đa dạng sinh học cao nhất, càng lên cao tính đa dạng sinh học càng giảm. Hơn nữa, chỉ số Simpson bình quânởkhu vực nghiên cứu: D = 0,051≈ 0, điều này cho thấy mức độ đa dạng sinh học ở rừngkín hỗn giao cây lá rộng, lá kimcao với tổng số55loài được ghi nhận trong1.972 cá thế cây gỗ được điều tra.

Tóm lại, chỉ số Simpson đã cho thấy, mức độ đa dạng sinh học ở rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kimlà cao. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ có thể đánh giá được mức độ đa dạng sinhhọc của tầng cây gỗ. Điều này được minh chứng thông qua kết quả nghiên cứu về tổ thành tầng cây cao của rừngkín hỗn giao cây lá rộng, lá kim và danh lục thực vật đãđiều tra được tại 3 đai độ cao trong khu vực nghiên cứu.

4.2.4.2.Đa dạng về dạng sống:

(1). Đa dạng thành phầnloài cây gỗ:

Theo kết quả điều tra và tính toán các chỉ số về đa dạng sinh học, tại khu vực nghiên cứu có 55 loài thuộc 26 họ. Trong đó họ có số lượng loài lớn nhất là họ Dẻ

(Fagaceae) với 7 loài, tiếp theo là họ Re (Lauraceae) và họ Đỗ quyên (Ericaceae) có 5

TT ĐAI CAO Chỉ số Simson

(Di) Ghi chú 1 1.500m 0,031 2 1.700m 0,057 3 1.900m 0,066 TB - 0,051

loài; Có 4 họ có 3 loài đó là họ Thông (Pinaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ

Côm (Elaeocaparceae) và họ Chè (Theaceae), 7 họ có 2 loài và mỗi họ có 1 loài là 12 họ. Với cấu trúc nhiều tầng tán (Tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, cây bụi thảm tươi và thực vật ngoại tầng)

(2)Tính đa dạng cây bụi, thảm tươi và đa dạng về thực vật ngoại tầng ở các đai cao.

Cây bụi thảm tươi ở khu vực nghiên cứugồm chủ yếucác loài thuộc họ tre trúc, Dương xỉ, Lấu và dây leo; Các loài bì sinh, phụ sinh như các loài Lan, Rêu và Địa y…Cụ thể như sau:

a) Tính đa dạng cây bụi thảm tươi và đa dạng về thực vật ngoại tầng ở đai cao 1.500m

Các loài cây bụi ở đây cao tới 3 m. Thường được tạo thành bởi các loài cây thuộc họMua (Melastomataceae), Carallia sp họ Đước (Rhizophoraceae), Maesa sp

họ Máu chó(Myrisinaceae), Psychotria sp. Sp, họ Cà phê (Rubiaceae).

Dây leo thường thường gồm các đại diện thuộc chi Kim cang thuộc họ Kim cang

(Smilacaceae), Luvunga họ Cam quýt (Rutaceae), Calamus họ Cau dừa (Palmae), Gnetum (Gnetaceae), Tetrastigma, họ Nho(Vitaceae), cùng với một số loài thuộc họ

Na (Annonaceae) và họ Trúc đào (Apocynaceae).

Thực vật bì sinh với các loài thuộc chi Bulbophyllum, Coelogyne, Eria, Oberonia thuộc họ Lan (Orchidaceac); Dương xỉ Elaphoglossum sp. (Lomariopsidaceae), Polypodium sp ( chủ yếu phát triển trên phần gốc cây), Pyrrosia sp. (Polypodiaceae). Gặp đơn lẻ những các thể kích thước khá lớn thuộc loài

Asplenium nidus (Aspleniaceae) phát triển trên thân câyở độ cao 1,5 – 7m. Trên thân cây, hệ rêu khá phong phú, cùng với các loài Dương xỉ vảy thuộc họ

Hymenophyllaceae. Thực vật bán bì sinh không nhiều, thường là loài thuộc các chi

Tầng cây bụi có tỷ lệ che phủ nhỏ khoảng 4-5% bề mặt. trong đó ghi nhận có

loài Dianella nemorosa (Phormiaceae), Alocasia sp họ Ráy(Araceae), Phyllagathis sp

họ Mua (Melastomaceae), Hedyothis sp họ Cà phê (Rubiaceae), Alpinaceae sp họ Gừng (Zingiberaceae), Dương xỉ lớn Cibotium barometz, dương xỉ Nephrolepis sp,

cùng một số đại diện của họLan (Orchidaceae).

b) Tính đa dạng cây bụi thảm tươi và đa dạng về thực vật ngoại tầng ở đai cao 1.700m

Dây leo ít phổ biến ở khu vực này, thường đại diện thuộc loài Kim cang thuộc họ Kim cang (Smilacaceae), Tetrastigma họ Nho (Vitaceae), cùng với một số loài thuộc họ Na (Annonaceae). Thực vật bì sinh chủ yếu sống trên cành của những cây già cỗi Pơ mu và Thông 2 lá dẹt. Đại diện bởi các chi Bulbophyllum, Eria, Oberonia h

Lan (Orchidaceace). Thực vật bán bì sinh không nhiều, thường là loài trong các chi

Vaccinium, Rhododendron, Agapetes thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae).

Tầng cây thân thảo cũng có tính phân mảnh, tỷ lệ che phủ 10-15% loài phổ biến thường Dương xỉ thân lớnCibotium barometz và Dianella nemorsa (Phormiaceae)

c) Tính đa dạng cây bụi thảm tươi và đa dạng về thực vật ngoại tầng ở đai cao 1.900m

Dây leo đặc trưng ở đai độ cao này là Embelia pulchella (Myrsinnaceae), MelinilahọMua (Melastomataceae) và Piper sp họ Tiêu (Piperaceae) .

Thực vật bì sinh với nhiều loài loài thuộchọ Lan (Orchidaceae) Bulbophyllum, Coelogyne, Eria, Oberonia. Trên thân cây được phủ nhiều rêu. Đặc biệt là trên thân củanhững cây già cỗi.

Tầng cây bụikhá phát triển có tỷ lệ che phủ khoảng 15% bề mặt.Ở đai cao này xuất hiện nhiều loài cây thân thảo như: Chirita cf. annamensis, Slackia tonkinensis Pentaphragma gamopetalum.

4.2.5. Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che của rừng

4.2.5.1. Đặc điểm cấu trúc tầng thứ

Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Đối với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợpvới mục đích bảo tồn.

Để xác định một cách tương đối tầng thứ của lớp cây cao đề tài dựa vào chiều cao của lớp cây này so với chiều cao ưu thế (Hdom). Chiều cao ưu thế được tính từ chiều cao trung bình của 20 cây có chiều cao lớn nhất trong lâm phần đó.Cây tầng trên (A1) có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2/3 Hdom, cây tầng giữa (A2) có chiều cao từ 1/3 đến dưới 2/3 Hdomvà cây tầng dưới (A3) có chiều cao nhỏ dưới 1/3 Hdom. Sự phân chia này là sự phân chia mang tính định tính bởi nó không thể hiện được ý nghĩa sinh thái của mỗi tầng trong cấu trúc của rừng mưa. Tuy vậy, ít nhất nó cũng đem lại một số đo để có thể từ đó vạch ra được một ranh giới xác định khi ứng dụng trong một số phương thức xử lý lâm sinh ở nhiệt đới.

a. Cấu trúc tầng thứ trạng thái rừng ở đai cao 1.500m

Là trạng thái rừng trong quần xã có nhiều loài sinh trưởng chậm. Đặc điểm cấu trúc về tầng cây gỗ của rừng ở đai cao 1.500m đó là có tầng vượt tán (A0). Với chiều cao từ 27 -30,3 m, đường kính phổ biến 60 -100cm chủ yếu là 02 loài Thông 5 lá và Thông 2 lá dẹt và các tầng tán sau:

- Tầng tán trên A1(tầng vượt tán): là tập hợp của các loài cây Thông 2 lá dẹt, Hồng quang, Cáp mộc, Cáp mộc Bidoup, Trâm trắng … Các loài cây thuộc tầng tán chính có chiều cao khoảng 18  25m, đường kính phổ biến 30-70cm và các loài cây này thường có sức sinh trưởng khá tốt, chúng đang tiếp tục phát triển về chiều cao.

- Tầng tán giữa A2(tầng ưu thế sinh thái): Thường gồm các loài Côm cuống dài, Luống xương, Đỗ quyên, Dung đen,Cáp mộc, Kha thụ nguyên, Trâm vỏ đỏ,Cáp mộc việtnam..., có chiều cao từ 9-16 m;đường kính phổ biến 12-25cm các loài cây có sức sinh trưởng trung bình vàđang vươn lên để tham gia vào tầng tán chính trong thời gian tới.

- Tầng tán dưới A3: Thường gồm các loài cây Đỗ quyên, Luống xương các loài câyở tầng này thườngchiếmtỷ lệ thấp và có chiều cao nhỏ thua 9m.

b. Cấu trúc tầng thứ trạng thái rừng ở đai cao 1.700m

Cũng tương tự như trạng thái rừng ở đai cao 1.500m, chiều cao trung bình của trạng thái này đạt xấp xỉ 15,7m. Tuy nhiên, trong trạng thái rừng này có nhiều loài sinh trưởng chậm. Đặc điểm cấu trúc về tầng cây gỗ của rừng ở đai cao là có một số cây có chiều cao lớn tầng vượt tán (A0). Đó là các cây thuộc các loàiPơ mu, Thông 2 lá dẹt có chiều cao tới 27-30m. Đường kính phổ biến 60 –100 cm có những cây cá biệt đường kính còn to hơn100cm

- Tầng tán trên A1(tầng vượt tán): là tậphợp của các loài cây Pơ mu, Cáp mộc bidoup, Hồng quang, Thông 2 ládẹt, Kha thụ nhím, Trâm vỏ đỏ, Chẹo tía… Các loài cây thuộc tầng tán chính cóchiều cao trung bình 21,9m. Đường kính bình quân 45 cm. Các cây gỗ trong tầng này đang tiếp tục sinh trưởng để cạnh tranh về mặt ánh sáng, trong tương lai đây sẽ là tầng vượt tán.

- Tầng tán giữa A2(tầng ưu thế sinh thái):Thường gồm các loài Đỗquyên, Cáp mộc bidoup, Cáp mộcviệtnam, Trâm trắng, Côm cuống dài, Dung… chủ yếu kém giá trị..., có chiều cao từ 9-18 m; các loài cây có sức sinh trưởng trung bình vàđang phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)