+ Với địa hình hiểm trở, VQG Bidoup – Núi Bà có hình dạng chữ “N” nên đường ranh giới trở nên quanh co, phức tạp và kéo dài; VQG tiếp giáp với VQG Chư Yang Sin, Phước Bình, Hòn Bà làđiều kiện lý tưởng cho sự phối kết hợp trong công tác bảo tồn.
+ Nhiều diện tích rừng đã giao khoán bảo vệ rừng cho người dân, nhưng việc khai thác kiệt để lấy gỗ củi, đặc biệt do giá cả đất ở vùng đệm có giá trị kinh tế cao nên việc phá rừng làm rẫy vẫn còn xẩy ra.
+ Đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho cây rừng trong Vườn quốc gia phát huy khả năng tự phục hồi.
+ Việc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân cần được quan tâm hơn để giảm áp lực vào rừng cũng như góp phần hỗ trợ công tác bảo tồn.
+ Riêng về các loài đặc hữu hẹp đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận, trong đó có 27 loài với địa danh địa phương được La tinh hóa như mẫu chuẩn.
VQG Bidoup –Núi Bà có 62 loài thực vật quý hiếm thuộc 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2007.
+ Thực vật Vườn quốc gia có nhiều công dụng khác nhau nhưng nhóm cho gỗ và cho thuốc nam và nhóm làm cảnh là 3 nhóm công dụng quan trọng nhất. Vườn quốc gia có các loài đặc trưng chính là Pơ mu, Thông đỏ, Thôngtre, Thông 2 lá dẹt, Thông 5 lá, các loài Đỗ quyên, các loài đẳng sâm các loài cần được ưu tiên bảo tồn.