Xác định kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và lá kim khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 44)

4.1. Xác định kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và lá kim khu vựcnghiên cứu. nghiên cứu.

VQG Bidoup–Núi Bà có diện tích 70.038 ha, trong đó có hơn 16.200 ha thuộc kiển rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim.

Với diện tích rộng, địa hình phức tạp nên trong Luận văn này chỉ xác định một số quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng và lá kim điển hình và địa bàn nghiên cứu được xác định tại Tiểu khu 89 và Tiểu khu 128 theo các độ cao khác nhau từ 1.450 mét trở lên.Phương pháp nghiên cứu kế thừa các tại liệu sẵn có tại VQG, bản đồ hiện trạng rừng, một số tài liệu nghiên cứu trước đây. Từ đó sử dụng máy định vị GPS để tiến hành điều tra theo tuyến, theo các đai cao để xác định ngoại mạo của kiểu rừng.Theo các độ cao này, các kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim có ngoại mạo không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, do yếu tố địa hình chi phối nên về cấu trúc của các QXTVở mỗi độ cao có những nét khác biệt tương đối rõ. Những kết quả này được phân tích theo các đặc trưng cơ bản về sự phân chia tầng thứ ở các độ cao cụ thể. Hình ảnh phổ biến về tán kiểu rừng này nhìn từ trên cao được minh họa trong hình 4.1 dưới đây.

+ Rừng hỗn giao trên hình địa hình đồng nhất ở độ cao 1.450 – 1.550m

Khu vực có độ cao trung bình là 1.500m. Đất rừngcó thành phần cơ giới cát pha, ẩm. Thảm thực vật có sức sống tốt, lớp cây cao gồm có 4 tầng. Phân tầng trên cùng (Tầng vượt tán) gồm có đại diện Thông 5 lá, Thông lá dẹt. Đã ghi nhận được được một số điểm ưu thế rõ rệt thuộc vềPinus dalatensis, Pinus krempfii, Podocarpus imbricatus bắt gặp đơn lẻ; ở một số điểm khác ưu thế lại thuộc về nhóm Thông 5 lá, Bạch tùng chiều cao phân tầng 27-31mđường kính thân 40-80cm. Những loài lá rộng với đại diện Manglietia chivalieri và những cá thể thuộc họ Đậu.. Khoảng cách cây giao động từ 4-7m. Tán cây tiếp xúc nhau, bán kính tán 2-4m. Phần gốccủa nhiều cây trồi lên bề mặt đất và làm nổi cả rễ của cây. Thân cây được bao phủ bởi rêu.

Phân tầng 2 có chiều cao 20-25m,đường kính 20-30cm trong phân tầng có các đại diệncác loài cây trong họ Thích như (Acer campbelii) hay loài Vối thuốc (Schima wallichii..)

Phân tầng 3 gồm có các cây có chiều cao đến 12 m đường kính 7 đến 12cm, tán hình trụ, lá phẳng thành phần của phân tầng thuộc các họPodocaparceae, Myrtaceae, Lauraceae, Rubiaceae…

Phân tầng 4 cao đến 2,5m thuộc các họ Rubiaceae, Myrsinaceae, Melastomataceae…

Thực vật bì sinhở đai cao này là những loài Lan, dương xỉ.

+ Rừng trên giông núi rộng với sự tham gia của Thông 5 lá và Thông lá dẹt độ cao 1.550m

Khối núi có phương chủ đạo Đông Bắc - Tây Nam chiều rộng của giông 40 - 70m. Địa hình bề mặt tương đối đồng nhất, nhưng đôi chỗbị xáo trộnphát sinh do các cành, thân cây đổ, thậm chí là do các bộ rễ cây tạo nên. Sườn địa hình dốc và rất dốc, thường trên 300. Ranh giới giữa giông và sườn khá hẹp. Các cây gỗ phát triển mạnh, thân cao. Trên bề mặt đất được phủ bởi lớp vật rơi rụng thực vật. Tỷ lệ phần cành nhánh và lá trong lớp thảm rụng khá tương đồng. Sự phong phú của cành và nhánh cây

rụng có mối liên hệ với sự tác động của gió lên tán cây trong điều kiện các tán cây tiếp xúc hoặc xen kẽ nhau.Lớp lá rụng khá chặt, lớp lá rụng dày 1-1,5cm. Phía dưới lá mới rụng là phần rụng của năm trước trong tình trạng lá đã phân hủy thành các mảnh hoặc còn nguyên phiến lá. Lớp lá rụng năm trước được kết lại bởi hệ rễ cây và các thể nấm dạng sợi, cấu trúc chặt và có tính đàn hồi. Rễ cây nổi lên bề mặt đất và nằm ngay dưới lớp thảm mục mới. Lớp mùn dày 7cm và là nơi chứa phần lớn hệ rễ nhỏ của cây. Đây cũng là lớp có khả năng thấm nhanh của nước mưa. Từ độ sâu 10cm, hình thành lớp than bùn đồng nhất và cũng là nơi có mức độ phong phú cao của hệ rễ cây. Lớp mẫu chất được quan sát thấy bắt đầu từ độ sâu 40-50cm.

Rừng có cấu trúc 2 hoặc 3 tầng. Phân tầng 1 dày đặc, cây có độ cao từ 16-22m, đường kính thân 30 –60cm. Tuy vậy, những cây có kích thước lớn trong lâm phần chủ yếu Thông 5 lá, tán thường nhô cao hơn so với tầng rừng chính từ 2-5m. Trong thành phần của tầng có sự tham gia của các loài Thông 5 lá, Thông lá dẹt, Bạch tùng, Thông tre, Luống xương, Cáp mộc, Đỗ quyên, Cồng, Dẻ…

Phân tầng 2 có nơi phát triển tốt chiều cao phân tầng 12-18m thành phần gồm các loàiTrâm, Đỗ quyên...

Phân tầng 3 thườnglà những câycó chiều cao từ 8-10 thường được tạo bởi các loài thuộc các họ Rhizophoraceae, Rubiaceae…

+ Rừng hỗn giao với sự tham gia của Du sam ở độ cao 1.600m.

Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá kim ở độ cao này có cấu trúc 4 tầng, phân tầng trên cùng khá thưa, phân tầng 2 dày đặc, phát triển tốt, phân tầng 3 có tính phân mảnh và phân tầng 4 phát triển tốt.

Tầng vượt tán đơn trội được hình thành từ loài Du sam cây cao 30– 35m đường kính 60-120cm.

Phân tầng 2 cao từ 18 đến 22m đường kính 30-50cm thành phần cơ bản của phân tầng này là Bạch tùng, Thông nàng, Thông tre, một số loài họDẻ, họ Côm và họ Re..

Phân tầng 3 phân mảnh, cao đến 12m với các đại diện Garcinia sp, Euodia sp,

một vài loài khác thuộchọCà phê… cóchiềucao cây khoảng 6m. Phân tầng 4 hỗn tạp với độ cao 1,5-2m.

+Rừng thông lá dẹt(Pinus krempfii)và Pơ mu(Fokienia hodginsii)ở độ cao 1650 – 1.700m

Khu vực có địa hình thoải, độ dốc khoảng 10 –150. Đặc điểm rừng khá thú vị với sự ưu hợp của Thông 2 lá dẹt(Pinus krempfii).Thường thì chúng sinh trưởng riêng biệt. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, không có kiểu quần xã thực vật như vậy sống trong điều kiện địa hình không dốc, và điều kiện khí hậu ở độ cao trên.

Những cây Pơ mu có chiều cao từ 24 – 29 m, đường kính từ 70 –90 cm. Mọc thành đám, cây cách cây trung bình khoảng 15 m. Trên những thân cây lớn đã xuất hiện rêu bám, bán kính tán khoảng 4 m.

Thông 2 lá dẹt phát triển ở vùng ngoài của Pơ mu, ở sườn cao hơn tán hình ô, vượt tán, tán rộng 12 -16 m, tán không tiếp xúc nhau. Chiều cao khoảng 25 – 30 m đường kính bình quân khoảng 70 –90 cm.

Một số cây Bạch tùng mọc đơn lẽ. Các loài lá rộng khu vực này thuộc các họ Dẻ, Đỗ quyên, họ Chè, Mộc Lan và họ Côm…

Phân tầng 2 gồm chủ yếu các loài cây lá rộng chiều cao từ 16 – 24 m, đường kính khoảng 50- 60cm. Thân cây thẳng tán hình ô van,đường kính tán 3 –6 m.

Phân tầng 3 phân mảnh, cây khá thưa, cây thấp dưới 2m.

+ Thực vật sườn đón gió Nam ở gần đỉnh Hòn Giao độ cao 1.700- 1.800m

Ở khu vực này có độ dốc tương đối lớn cây có cấu trúc ít tầng, tầng 1 không cao khoảng 9- 13m, tầng dưới từ 2 – 5 m. Tán dày, đường kính tán 3- 4m. Xuất hiện các loài Pơ mu, Bạch Tùng, Thông tre, các loài thuộc họ dẻ, họ Chè, họ Mộc Lan, họ Đậu, họ Re, họ Đỗ quyên…

Có thể giải thích khu vực này chịu ảnh hưởng của gió Nam, nên để tồn tại các cây này không phát triển về chiều cao để tránh các lực cơ học từ gió. Hơn nữa khu vực này cây thường có bạnh vè, một số cây nghiêng ngã với nhiều kiểu hình dáng khác nhau. Đặc biệt khu vực này mật độ cây rất lớn có thể đạt từ 3.000– 4.000 cây/ ha. Để chúng “nương tựa” với nhau để chống lại gió.

+ Thực vật trên sườn núi gồm các loài cây lá rộng hỗn giao với Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) và Pơ mu(Fokienia hodginsii),ở độ cao 1.850 mét

Khu vực có điều kiện sinh thái tối ưu cho Thông 2 lá dẹt trải dài theo một dải trên sườn có chiều rộng chỉ trong khoảng 100 – 150 m, đôi chỗ chỉ gần 50m. Cây mọc từng nhóm, từ 6-8 cá thể có kích thước lớn. Song thường có 1-2 cá thể có kích thước lớn nhất và mọc ở vị trí thấp nhất trong nhóm. Ngoài ra, tại phần ranh giới của nhóm thường ghi nhận 1 đến 2 cây đã bị chết mục còn sót lại.

Theo đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học, tuổi đời của Thông 2 lá dẹt có thể tới 700 – 800 năm. Thông lá dẹt có tác dụng cải tạo môi trường đất. Dưới tán đã hình thành điều kiện lý tưởng hoàn toàn khác trong rừng cho sự bén rễ, đặc biệt là sự nảy mầm. Loài Pơ mu có thể sinh trưởng kết nhóm với Thông lá dẹt, thảm cỏ thường vắng mặt dưới tán, hoặc chỉ có ít cá thể dương xỉ.

4.2. Đặc điểm cấu trúc kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá kim tại khu vực nghiên cứu

4.2.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao.

Để xác định và đánh giá được đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây cao của các QXTV rừng tại các đai độ cao khác nhau trong Luận văn sử dụng phương pháp xác định tổ thành theo chỉ số tầm quan trọng của mỗi loài (IV%). Mục đích của việc nghiên cứu tổ thành loài thực vật dựa vào chỉ số IV% nhằm chỉ ra những loài nào đang tồn tại trong khu vực nghiên cứu, vị trí phân bố của chúng trong không gian cũng như loài cây nào đi kèm cùng tồn tại, từ đó xem xét những loài nào có vai trò quan trọng và sự đóng góp của các loài trong quá trình hình thành quần xã thực vật rừng. Nghiên cứu cấu trúc

tổ thành loài được xem là công việc quan trọng đầu tiên trong việc nghiên cứu cấu trúc rừng, nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý giúp nâng cao giá trị của rừng.

4.2.1.1 Tổ thành thực vật ở đai cao 1.500m

Từ số liệu điều tra, tổ thành loài thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim ở đai cao 1.500m được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 4.1 Tổ thành cây gỗ rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại đai cao 1.500m

STT Loài cây G (m2) N (cây) G% N% IV%

1 Thông 2 lá dẹt 5.56 34 22.73 5.41 14.07 2 Thông 5 lá 2.34 13 9.57 2.07 5.82 3 Cáp mộc 1.32 34 5.4 5.41 5.41 4 Côm cuống dài 0.73 47 3 7.47 5.24 5 Hồng quang 1.2 23 4.92 3.66 4.29 6 Luống xương 0.49 40 2.02 6.36 4.19 7 Trâm vỏ đỏ 0.93 24 3.78 3.82 3.8 8 Cáp mộc bidoup 0.92 24 3.75 3.82 3.79 9 Chò sót 0.87 24 3.55 3.82 3.69 10 Đỗ quyên 0.3 33 1.23 5.25 3.24 11 Trâm trắng 0.68 22 2.76 3.5 3.13 13 Dẻ rừng 0.85 17 3.49 2.7 3.1

12 Kha thụ nhím 0.81 18 3.29 2.86 3.08

15 Dung đen 0.41 25 1.69 3.97 2.83

14 Giổi Nha trang 0.91 12 3.71 1.91 2.81

16 Cồng 0.47 20 1.94 3.18 2.56

17 Kha thụ nguyên 0.35 20 1.45 3.18 2.32

18 28 loài khác 5,33 199 21,72 33,61 26,63

Tổng cộng 629 100 100

Qua bảng trên cho thấy: rừng hỗn giao lá rộng, lá kim ở đai độ cao 1.500m có tổng cộng 45 loài xuất hiện trong các OTC nhưng chỉ có 17 loài tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành như sau:

14,07T2l+5,82T5l+5,41Cam+5,24Ccd+4,29Hoq+4,19Lux+3,8Trđ+3,79Cmb +3,69Chs+3,24Đôq+3,13Trt+3,1Der+3,08Knh+2,83Duđ+2,81Gnt+2,56Côn+2,32K ng+26,63LK

Trong công thức tổ thành gồm các loài: Thông 2 lá dẹt, Thông 5 lá, Cáp mộc, Côm cuống dài, Hồng quang, Luống xương, Trâm vỏ đỏ, Cáp mộc bidoup, Chò sót, Đỗ quyên, Trâm trắng, Dẻ rừng, Kha thụ nhím, Dung đen, Giổi Nha Trang, Cồngvà Kha thụ nguyên. Trong đó có 4 loài có chỉ số quan trọng (IV%)lớn hơn 5% là các loài Thông 2 lá dẹt, Thông 5 lá, Cáp mộc, Côm cuống dài. Điều đó chứng tỏ rằng, tại đai độ cao này có nhóm loài ưu thế hình thành nênưu hợp thực vật “Thông 2 lá dẹt, Thông 5 lá, Cáp mộc và Côm cuống dài”.

Tổ thành thực vật ở đai cao 1.700m:

Bảng 4.2 – Tổ thành cây gỗ rừng hồn giao cây lá rộng và cây lá kim tại đai cao 1.700m

STT Loài cây G N G% N% IV%

1 Thông 2 lá dẹt 6.22 35 20.5 5.32 12.9 2 Pơ mu 4.63 30 15.3 4.56 9.92 3 Cáp mộc bidoup 2.4 70 7.91 10.6 9.28 4 Đỗ quyên 1.2 77 3.97 11.7 7.84 5 Sồi Langbiang 2.02 33 6.67 5.02 5.85 6 Trâm vỏ đỏ 1.7 39 5.62 5.93 5.78 7 Cáp mộc VN 0.98 49 3.23 7.45 5.34 8 Côm cuống dài 0.94 43 3.09 6.53 4.81 9 Hồng quang 1.68 25 5.55 3.8 4.68 10 Kha thụ nhím 1.39 29 4.59 4.41 4.5 11 Trâm trắng 1 34 3.28 5.17 4.23 12 Chẹo tía 1.15 28 3.79 4.26 4.03 13 Sơn trà 0.65 29 2.14 4.41 3.28 14 Cồng 0.8 22 2.65 3.34 3 15 Dung 0.63 24 2.06 3.65 2.86 16 22 loài khác 2.93 91 9.67 13.8 11.7 Tổng cộng 30.3 658 100 100 100

Qua bảng 4.2 cho thấy rừng hỗn giao lá rộng, lá kim ở đai độ cao 1.700m có tổng cộng 37 loài xuất hiện trong các ÔTC nhưng chỉ có 15 loài tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành như sau:

12,9T2l+9,92Pơm+9,28Cmb+7,84Đôq+5,85Slb+5,78Trđ++5,34Ccv+4,81 Ccd+4,68Hoq+4,5Knh+4,23Trt+4,03Cti+3,28Sơt+Cô+2,86Dun+11,7LK

Trong công thức tổ thành gồm các loài: Thông 2 lá dẹt, Pơ mu, Cáp mộc bidoup, Đỗ quyên, Trâm vỏ đỏ, Sồi langbiang, Trâm trắng, Cáp mộc việt nam, Hồng quang, Kha thụ nhím,Côm cuốngdài, chẹo tía, Sơn trà, Dungvà cồng. Trong đó có7

loài có chỉ số quan trọng (IV%) lớn hơn 5% là các loài Thông 2 lá dẹt, Pơ mu, Cáp mộc bidoup, Đỗ quyên, Trâm vỏ đỏ, Sồi langbiang. Điều đó chứng tỏ rằng, tại đai độ cao này có nhóm loài ưu thế hình thành nênưu hợp thực vật “Thông 2 lá dẹt, Pơ mu, Cáp mộc bidoup, Đỗ quyên, Trâm vỏ đỏ, Sồi langbiang, Cáp mộc việt nam”. Trong trạng thái rừng hỗn giao lá rộng, lá kim ở đai cao này.

Từ bảng kết quả trên cho thấy rừng hỗn giao lá rộng, lá kim ở đai độ cao 1.700m, số lượng loài xuất hiện đã giảm đi đáng kể (từ45 loàiở đai độ cao 1500m còn 37 loàiở đai 1700m) và có 15 loài tham gia vào công thức tổ thành.

4.2.1.3. Tổ thành thựcvật ở đai cao 1.900m:

Kết quả tổ thành thực vật rừnghỗn giao lá rộng lá kim ở đai độ cao 1.900m:

Bảng 4.3 – Tổ thành cây gỗ rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim tại đai cao 1.900m STT Loài G N G% N% IV 1 Pơ mu 5.73 20 18.52 2.92 10.72 2 Cáp mộc bidoup 2.43 74 7.86 10.8 9.33 3 Đỗ quyên 0.86 94 2.79 13.72 8.26 5 Hồng quang 2.77 37 8.95 5.4 7.18 4 Thông 2 lá dẹt 3.75 15 12.12 2.19 7.16 6 Trâm trắng 1.57 56 5.06 8.18 6.62 7 Kha thụ nhím 1.99 41 6.44 5.99 6.22 8 Cáp mộc VN 1.01 53 3.27 7.74 5.51 9 Trâm vỏ đỏ 1.78 34 5.76 4.96 5.36 10 24 loài khác 9.042 261 29.23 38.1 33.6 Tổng cộng 30.93 685 100 100 100

Từbảng 4.3 cho thấy rừng hỗn giao lá rộng, lá kim ở đai độ cao 1.900m có tổng cộng 33 loài xuất hiện trong cácOTC nhưng chỉ có9 loài tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành như sau:

10,72Pơm+9,33Cmb+8,26Đôq+7,18Hoq+7,16T2l+6,62Trt+6,22Knh+5,51C mv+5,36Trđ+33,6LK

Trong công thức tổ thành gồm các loài: Pơ mu, Cáp mộc bidoup, Đỗ quyên, Hồng quang,Thông 2 lá dẹt, Trâm trắng, Kha thụ nhím, Cáp mộc việt nam, Trâm vỏ đỏ đềucó chỉ số quan trọng (IV%) lớn hơn 5%.Điều đó chứng tỏ rằng, tại đai độ này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)