Giải pháp phát triển và bảo vệ tài nguyên thực vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 87)

Nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng VQG, không thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động trực tiếp mà cần thực hiện các giải pháp sau đây:

a) Giải pháp bảo vệ rừng

1- Tổ chức lại VQG Bidoup – Núi Bà trên cơ sở rà soát lại diện tích rừng tự nhiên phòng hộ, đặc dụng cắm mốc ranh giới nhằm giữ lại cho thế hệ mai sau một vùng rừng tự nhiên chứa đựng các loài sinh vật mà thiên nhiên phong phú của tỉnh Lâm Đồng.

2-Xác định các chương trình bảo tồn các nguồn gen thực vật quý, hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

3- Tăng cường phối hợp các VQG, đơn vị chủ rừng giáp ranh để phát huy tốt vai trò quản lý bảo vệ rừng.

b) Giải pháp phục hồi bảo tồn rừng

1. Gieo ươm trồng thí nghiệm các loài cây lá kim.

2. Nghiên cứu thay đổi độ tàn che, độ dày tầng đất để xúc tiến tái sinh.

d) Quy hoạch, phát triển du lịch sinh thái.

Để có cơ sở kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt đầu tư vào phân khu dịch vụ hành chính nhằm hỗ trợ sinh kế cho người dân để giảm áp lực vào VQG; Phát triển du lịch để hỗ trợ cho lực lượng làm công tác bảo tồn tốt hơn.

Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

(1)Về đặc điểm cấu trúc của cáctrạng thái rừng ở VQG Bidoup –Núi Bà

* Tổ thành tầng cây cao

Số lượng loài cây xuất hiện trong các đai cao khá nhiều (từ 33 đến 49 loài). Ở đai cao 1.500m, có 17 loài câyở tầng cây cao tham gia vào công thức tổ thành, các loài cây Thông 2 lá dẹt, Thông 5 lá, và Cáp mộc,Đỗ quyên, Hồng quang chiếm ưu thế. Ở đai cao 1.700m, có 12 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây chiếm xuất hiện chủ yếu là Thông 2 lá dẹt, Pơ mu, Cáp mộc bi doup, Đỗ quyên, Sồi langbiang.Ở đai cao 1.900m, có 9 loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành với sự ưu thế thuộc về các loài Pơ mu, Thông 2 lá dẹt, Cáp mộc bidoup, Đỗ quyên, Sồi langbiang, Trâm vỏ đỏ.

*Quy luật phân bố N/D, N/H

Về phân bố số cây theo đường kính (N/D) rừng hỗn giao tuân theo quy luật phân bố khoảng cách với số cây tậptrungở cỡ đường kính 12-18cm. Phân bố N/Hnhìn chung không tuân theo các quy luật phân bố lý thuyết theo các hàm phân bố đã được khảo sát chỉ có đai cao 1.700m tuântheo hàm phân bố Weibull.

* Mức độ thường gặp của các loài cây trong các trạng thái rừng

Giá trị Mtg(Mức độ thường gặp) của các loài cây trong các trạng thái nghiên cứu đều nhỏ thua 25%. Điều này cho thấy các loài câyở đây đều thuộc dạng ít gặp. Không có loài nào thực sự chiếm ưu thế.

* Đặc điểm cấu trúc tầng thứ

Đặc điểm cấu trúc về tầng cây gỗ của rừng ở khu vực nghiên cứu thườngcó 4 tầng đó là tầng vượt tán (A0) gồm chủ yếu là Thông 2 lá dẹt và thông 5 lá và Po mu với chiều cao từ 27 đến 30 m. TầngA1 là tập hợp của các loài cây Cáp mộc, Trâm,

Hồng quan với chiều cao 16 –22m… Tầng dưới tán A2 gồmcác loài Côm cuống dài, Đỗ quyên, Kha thụ. Nhìn chung về công thức tổ thànhở 3 đai cao có khác nhau.(Đai cao 1.500m có sự ưu trội của Thông 5 lá và Thông 2 lá; đai 1.700m là sự ưu trội của Thông 2 lá dẹt và Pơ mu, Thông 5 lá bắt đầu thấy ít xuất hiện ở đai cao từ 1.700m trở lênvà đai cao 1.900m thì loài Pơ mu bắt đầu chiếm ưu thế loài Thông 2 lá có xu hướng giảm và đặc biệt loài Thông 5 lá không thấy xuất hiện.

(2) Đặc điểm tái sinh tự nhiên của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá

kim tại các đai cao

* Tổ thành và mật độ cây tái sinh

- Mật độ cây tái sinh rấtcao, trung bình 21.920 cây/ha.

- Số lượng loài cây tái sinh nhìn chung là biến động khôngnhiều giữa cáctrạng thái rừng. Ở đai cao 1.500m, có tổng cộng49 loài cây tái sinh, trong đó chủ yếu là loài Cáp mộc,Đỗ quyên và Trâm;Ở đai cao 1.700msố lượng cây ít hơn40 loài, chủ yếulà Dung đen, Đỗ quyên và Cáp mộc;Ở đai cao 1.900m có số lượng loài cây ít nhất, đạt từ 35 loài, trong đó có các loài cây chiếm ưu thế như Cáp mộc, Đỗ quyên, Kha thụ. Hầu như số lượng loài cây lá kim tái sinh ít gặp.

* Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh

- Phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt đến trung bình. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất xấu khá thấp (13,3% đến 19,9%).

- Cây tái sinh chủ yếucó nguồn gốc từ hạt (chiếm từ 72,8 đến 79,8%).

* Đặc điểm phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao

Cây tái sinh dưới tán cósự phân cấp rõ rệt về chiều cao. Tuy nhiên, có một số điểm tương đồng ở 03 trạng thái như: Số lượng cây tái sinh có chiều cao nhỏ thua 2m chiếm chủ yếu (trên 90%); Số cây tái sinhcó chiều cao trên 2 m giảm mạnh.

Cây tái sinh ở khu vực nghiên cứcó dạng phân bố cụm; điều này chứng tỏ đây là mùa tái sinh đối với các loài cây tái sinh ưu thế nói trên.

*Ảnh hưởng của độ tàn che và độ che phủ đến tái sinh dưới tán rừng

-Độ che phủ rừng có ảnh hưởng đáng kể đến mật độ tái sinh cây có triển vọng. Theo đó, khi độ che phủ của rừng tăng thì mật độ cây tái sinh triển vọng giảm đi.

5.2. Tồn tại

Mặc dù đãđạt một số kết quả như trên, đề tài còn những tồn tại sau:

- Rừng tự nhiên hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim ở khu vực nghiên cứu có diện tích tương đối lớn (hơn 16.000ha), chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một số ÔTCđiển hình ởbađai cao 1.500 m, 1700m ở Tiểukhu 69 và 1.900m ở Tiểu kh 128, nên chắc chắn không thể phản ánh hết đặc điểm cấu trúc và tái sinh cho rừng ở khu vực VQG Bidoup–Núi Bà.

- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu một số nhân tố cấu trúc về sinh thái và hình thái tầng cây cao, chưa nghiên cứu cấu trúc tuổi.

- Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên của rừng mà chưa có điều kiện nghiên cứu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố khác đến tái sinh tự nhiên, nên những kết luận đưa ra chỉ có tính chất tham khảo.

5.3. Kiến nghị

Để có cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyênở các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu, việc tiếp tục nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng là cần thiết. Tuy nhiên, với diện tích nghiên cứu khiêm tốn, vì vậy để có những đề xuất một cách đầy đủ và chính xác hơn, trong thời gian tới cần tiến hành một số nội dung sau:

- Mở rộng địa điểm nghiên cứu và tăng dung lượng quan sát về các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu. Đặc biệt nghiên cứu theo nhiều đaicao.

- Xây dựng hệ thống ô tiêu chuẩn định vị tại các khu vực nghiên cứu nhằm theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và diễn biến tài nguyên rừng.

- Cần có những nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến rừng, các nghiên cứu về tiểu khí hậu rừng, các quá trình động thái rừng và đề xuất các biện pháp lâm sinh một cách khách quan, đầy đủ hơn.

- Cần có những nghiên cứu riêng đối với loài cây Thông 2 lá dẹt và Thông 5 lá theo từng đai độcao và theo mùa vì đây là hai loài cây tái sinh rất khó và là đối tượng chính bị ảnh hưởng do tác động của “bẫy sinh thái”.

- Cần có biện pháp bảo vệ đối với loài cây Pơ mu (loài thườnghay bị khai thác bất hợp pháp).

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Tiếng Việt

1. George N. Baur 1964, Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2009, Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTN Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

3. Catino R 1965, Lâm sinh học trong rừng rậm châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, tài liệu KHLN, ViệnKHLN Việt Nam.

4. Nguyễn Duy Chuyên 1995, Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc 3 vùng kinh tế lâm nghiệp Việt Nam.

Tóm tắt luận án tiến sỹ khoa học tại Hung-ga-ri, bản tiếngViệt.

5. Trần Văn Con 2001,“Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiênở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr. 44-59.

6. Vũ Xuân Đề 1985, Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp khai thác đảm bảo tái sinh rừng, cải tạorừng và trồng rừng cây gỗ lớn gỗ quý ở miền Đông Nam Bộ.Phân Viện Lâm Nghiệp Phía Nam.

7. Vũ Xuân Đề 1989, Hiện trạng tài nguyên rừng Đông Nam Bộ, định hướng bảo vệ, phát triển và khai thác sử dụng, Tổng luận về chuyên khảo khoa học kỹ thuật lâm nghiệp,số 3, 4/1989.

8. Đồng Sỹ Hiền 1974,Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam,

Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

9. Vũ Tiến Hinh 1991,Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên, Tạp chí Lâm Nghiệp số

2/1991, Bộ Lâm nghiệp.

10. Phạm Xuân Hoàn, Hoàng Kim Ngũ 2003, Lâm học,NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 11. Phạm Xuân Hoàn, Triệu Văn Hùng, Phạm Văn Điển, Nguyễn Trung Thành, Võ

Đại Hải 2004, Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới, Nxb Nông nghiệp, Hà nội, 379 trang.

12. Nguyễn Đăng Hội 2010, Đa dạng sinh học và đặc trưng sinh thái Vườn quốc gia Bidoup–Núi Bà. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ

13. Vũ Đình Huề 1975,Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiênở rừng Miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội.

14. Vũ Đình Huề,Nguyễn Đình Tam 1989, Kết quả khảo nghiệm Quy phạm khai thác đảm bảo tái sinh vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Bảo Huy 1993,Nghiên cứu phân bố N/H để tìm tầng tích tụ tán cây trong kiểu rừng thường xanh hỗn loài Bằng lăng ở Kon Hà Nừng và Đắc Lắc. Đại học Tây Nguyên.

16. Phùng Ngọc Lan 1984, “Đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệpsố 7.

17. Phùng Ngọc Lan 1986,Lâm sinh học, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

18. Nguyễn Ngọc Lung 1985,Những cơ sở bước đầu để xây dựng quy phạmkhai thác gỗ. Trong tuyển tập Một số kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp 1976-1985, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Loeschau, M., 1966, Phân chia các kiểu trạng thái rừng hỗn giao lá rộng thường xanh nhiệt đới.Viện điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội.

20. Nguyễn Thành Mến, 2005, Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc, tái sinh rừng lá rộng thường xanh sau khai thác và đề xuất kỷ thuận nuôi dưỡng rừng ở tỉnh Phú Yên. Luận vân Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội, 165 trang.

21. Ngô Văn Ngự 1977,Nghiên cứu phương thức khai thác hợp lý đảm bảo tái sinh rừng tự nhiên giàu nguyên liệu ưu thế họ dầu, họ đậu có gỗ quý. Tóm tắt báo cáo khoa học của Phân Viện Lâm Nghiệp Phía Nam.

22. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan 2005, Sinh thái rừng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

23. Phân viện điều quy hoạch rừng II 2004, Luận chứng khoa học về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà thành VQG Bidoup Núi Bà, 38

24. Trần Ngũ Phương 1965,Bước đầu nghiên cứu rừng Miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỷthuật, Hà Nội, 211 trang

25. Trần Ngũ Phương 1970,Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Nông

nghiệp, Hà Tây.

26. Trần Ngũ Phương 2000, Một số vấn đề về rừng nghiệt đới ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, 131 trang.

27. Richards PW. 1965, Rừng mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa Học & Kỹ Thuật, Hà Nội, 1965.

28. Nguyễn Văn Thêm 1992, Nghiên cứu quá trình tái sinh của Dầu song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa ẩm ở Đồng Nai nhằm đề xuất biện pháp khai thác tái sinh và nuôi dưỡng rừng,Luận án phó tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Thêm, 2002,Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 173 trang.

30. Phạm Ngọc Thường 2003,Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở hai tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

31. Thái Văn Trừng 1978,Thảm thực vật rừng Việt Nam,Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà nội.

32. Nguyễn Văn Trương 1983, Qui luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài. Nxb khoa học kỹ

thuật, Hà Nội.

33. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi 2006, Phân tích thống kê trong lâm nghiệp,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

34. Nguyễn Hải Tuất 1982, Thống kê toán học trong lâm nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

35. Trần Cẩm Tú 1988, Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên sau khai thác chọn ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Tiếng Anh

36. Andel S. 1981, Growth of selectively logged tropical high forests Losbanas

Philipine

37. Bruce, M., Grace, J.B. 2002, Analysis of ecological communities, MJM Press,

USA.

38. Brokaw, N.V.L. 1958, Tree falls, regrowth, and community structure in tropical forests, Academic press, New York.

39. F.A.O 1989, Review of management systems of tropical Asia. Rome.

40. Lamprecht, H. 1989, Silviculture in the tropics: Tropical forest ecosystems and their tree species Possibilities and methods for their long term utilization,

GTZ, Eschborn

41. Odum, H.T. 1970, A tropical rain forest: a study of irradiation and ecology at El Verde, Puerto Rico, Division of Technical Information US, Atomic Energy

Commission.

42. Richard, T.B. 1998, “Composition, structure and diversity of cove forest stand in the Great Smoky mountains: a patch dynamic perspective”, Vegetation science

9, pp. 881-980.

2 Thông 5 lá 2.34 13 9.57 2.07 5.82 3 Cáp mộc 1.32 34 5.4 5.41 5.41 4 Côm cuống dài 0.73 47 3 7.47 5.24 5 Hồng quang 1.2 23 4.92 3.66 4.29 6 Luống xương 0.49 40 2.02 6.36 4.19 7 Trâm vỏ đỏ 0.93 24 3.78 3.82 3.8 8 Cáp mộc bidoup 0.92 24 3.75 3.82 3.79 9 Chò sót 0.87 24 3.55 3.82 3.69 10 Đỗ quyên 0.3 33 1.23 5.25 3.24 11 Trâm trắng 0.68 22 2.76 3.5 3.13 13 Dẻ rừng 0.85 17 3.49 2.7 3.1 12 Kha thụ nhím 0.81 18 3.29 2.86 3.08 15 Dung đen 0.41 25 1.69 3.97 2.83

14 Giổi Nha trang 0.91 12 3.71 1.91 2.81

16 Cồng 0.47 20 1.94 3.18 2.56

17 Kha thụ nguyên 0.35 20 1.45 3.18 2.32

18 Tiểu hồi 0.52 13 2.11 2.07 2.09 19 Giổi lông 0.57 11 2.34 1.75 2.05 20 Cáp mộc VN 0.26 18 1.08 2.86 1.97 21 Dẻ bằng 0.53 10 2.15 1.59 1.87 22 Nhọc 0.32 13 1.31 2.07 1.69 23 Chẹo tía 0.29 13 1.18 2.07 1.63 24 Dẻ cọng mảnh 0.43 8 1.78 1.27 1.53 25 Thạch châu 0.24 12 0.99 1.91 1.45 26 Sơn trà 0.21 11 0.87 1.75 1.31 27 Sồi langbiang 0.24 9 0.97 1.43 1.2

35 Chắp tay 0.2 4 0.83 0.64 0.74 34 Côm trâu 0.15 5 0.62 0.79 0.71 32 Gạc nai 0.07 7 0.29 1.11 0.7 33 Dung 0.11 6 0.43 0.95 0.69 31 Re hương 0.1 6 0.41 0.95 0.68

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)