Hiện trạng rừng và đất rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 39 - 41)

VQG Bidoup –Núi Bà có diện tích đất có rừng nhiều nhất trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt Nam và là nơi phân bố của nhiều kiểu rừng.

Kết quả điều tra được tổng hợp vào biểu tổng hợp hiện trạng tài nguyên rừng Vườn quốc gia Bidoup –Núi Bà.

Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng VQG Bidoup – Núi Bà.

STT TRẠNG THÁI DIỆN TÍCH (ha) Tỷ lệ

A Diện tích tự nhiên 70,038.75 100 I Diện tích đất có rừng 61,999.04 88.52 1. Diện tích rừng tự nhiên 60,493.74 97.57 1.1 Rừng lárộng 21,577.43 35.67 1.2 Rừng lá kim 20,849.43 34.47 1.3 Rừng hỗn giao Lá rộng- lá kim 16,258.49 26.88

1.4 Rừng hỗn giao gỗ- tre nứa 1,610.57 2.66

1.5 Rừng lồ ô 197.82 0.33

2. Rừng trồng 1,505.30 2.43

II Đất trống 7,182.24 10.25

III Đất nông nghiệp&đất khác 857.47 1.22

Khu vực nghiên cứu được bố trí trên khu vực rừng tự nhiên lá rộng thường xanh hỗn giao với cây lá kim.

Hệ thực vật rừng + Thành phần loài.

- Đặc điểm lâm phần: được đánh giá là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của việt nam Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà có hệ sinh vật rất đa dạng và

phong phú thu hút sựquan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu và các tổchức bảo tồn đa dạng sinh học trên thếgiới. Hệsinh thái rừng nguyên sinhở đây gần như còn nguyên vẹn, chưa bị tác động nhiều bao gồm rừng cây lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao cây lá kim và cây lá rộng, rừng cây lá kim thuần loài. Đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài hạt trần quý hiếm như Thông hai lá dẹt, Thông năm lá, Thủy tùng, Bách xanh, Pơ mu, Thông tre, Hồng tùng, Bạch tùng…có giá trị cao về kinh tế,văn hóa và cho nghiên cứu khoa học.

+ Hệ thực vật: Có 1.923 loài thực vật có mặt ở Vườn Quốc gia Bidoup- Núi Bà. Trong đó: 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000, Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 22/04/2003 của Chính phủ và Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN) như Thông đỏ(Taxus wallichiana), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii), Thông năm lá ( Pinus dalatensis), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii). Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê được 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Có 28 loài được la tinh hoá như mẫu chuẩn gồm:dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài. Vườn Quốc gia Bidoup- Núi Bà cònđược đánh giá là vương quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài

Tại khu vực nghiên cứu qua điều tra ghi nhận 59 loài thực vật thuộc 26 họ. Trong đó có các loài thuộc đặc hữu như Thông hai lá dẹt, Thông năm Lá, Thông tre, Bạch tùng…

Hệ động vật rừng Thành phần loài

Việc điều tra thành phần động vật rừng của VQG Bidoup – Núi Bà được Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật thực hiện năm 1995 và năm 2003 đã ghi nhận được thành phần các loài động vật rừng như sau:

Bảng 3.2: Thành phần động vật rừng STT Tên họ Số họ Số loài 1 Lớp thú (Mammalia) 24 51 2 Lớp chim(Aves) 42 118 3 Bò sát (Reptilia) 11 26 4 Ếch nhái( Amphibia) 4 13

Một số loài đặc hữu và quý hiếm

Theo thống kê được qua các đợt điều tra VQG Bidoup –Núi Bà có nhiều loài đặc hữu gồm 17 loài chim và một số loài thú như Bò tót (Bosgaurus), Voi (Elephas maximus), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Trâu rừng, Vượn, Hổ, Gấu,

Chuột nhắt cây…

VQG Bidoup–Núi Bà còn là nơi trú ngụ của nhiều loàiđộng vật quý hiếm: - 52 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ. -36 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007.

- 26 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)