VQG Bidoup–Núi Bà có diện tích 70.038 ha, phần lớn nằm trọn trong lãnh thổ huyện Lạc Dương, một phần nhỏ thuộc huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Diện tích thuộc VQG quản lý gồm các xãĐa Chais, Đa Sar, Đa Nhim, Đưng K’nớ, Lát, thị trấn Lạc Dương của huyện Lạc Dương và một phần xãĐạ Tông huyện Đam Rông.
Phía Bắc VQG tiếp giáp huyện Krông Bông của tỉnh Đắc Lắk ở phía Đôngtiếp giáp huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa và huyện Bắc Ái tỉnh Ninh Thuận, phía Tây và phía Nam đều giáp các đơn vị hành chính của tỉnh Lâm Đồng.
Khu vực này được xem là miền giữacủa một vùng rừng núi rộng lớn, kéo dài từ Chư YangSin thuộc tỉnh Đắc Lắk ở phía Bắc qua Bidoup sang Hòn Bà (Khánh Hòa), xuống Phước Bình (Ninh Thuận) với diện tích lên tới vài trămngàn héc talà điều kiện lý tưởng cho sự phối kết hợp bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Không những thế, với tính phân bậc địa hình, tính phân hóa Đông – Tây làm cho khu vực rộng lớn này chứa đựng những giá trị to lớn về nhiều mặt.
Với địa hình hiểm trở, VQG Bidoup–Núi Bà có hình chữ “N” nên đường ranh giới trở nên quanh co, phức tạp và kéo dài. Hiện tại trong VQG có tuyến đường quốc lộ 723 nối Đà Lạt với Nha Trang là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại nhưng gây sức ép đáng kể trong công tác bảo tồn, bảo vệ và quản lý tài nguyên đa dạng sinh học khu vực. Được xem là phần cao nhất cuối cùng của dãy Trường Sơn, địahình có tính bất đối xứng Đông – Tây nên vùng núi Bidoup chịu sự tương tác khá mạnh của cả hoàn lưu Đông Bắc và hoàn lưu Tây Nam. Điều này có ý nghĩa lớn đối với đặc trưng phân hóa của các thành phần cơ bản của cảnh quan và hệ sinh thái khu vực là nước, đất và thảm thực vật
Hình 3.1: Bản đồ địa hình VQG Bidoup – Núi Bà
-Địa hình– Địa chất.
Địa hình VQG Bidoup–Núi Bà với ưu thế rõ rệt của địa hình núi trung bình và núi cao. Độ cao của các khối núi ở đây dao động từ 1.000 đến 2.287m (đỉnh Bidoup ở phía Đông Nam). Bên cạnh đó, trong VQG còn có một số ngọn núi quan trọng, có ý nghĩa về mặt địa lý sinh vật địa phương là Gia Rích cao 1.923m (phía Đông, giáp tỉnh Ninh Thuận), Hòn Giao cao 2.062 m (phía Đông Bắc, giáp tỉnh Khánh Hòa) và đỉnh Langbiang cao 2087m nằm gần trung tâm hành chính huyện Lạc Dương.
Nền tảng đá mẹ cùng với các quá trình địa chất đã tạo nênở khu vực dạng địa hình núi khối tảng khá đặc trưng. Bên cạnh những núi có độ cao nhỏ, không liên tục là những núi dạng thoải với độ cao tuyệt đối 1.500 – 1.700m. Tuy nhiên, do những quá trình ngoại sinh lâu dài, mạnh mẽ đã làm chođịa hình khu vực có sự phân hóa thêm sâu sắc. Quá trình phân cắt sâu diễnra mạnh, nhất là khu vực phía Đông VQG, hệ quả
là tạo nên dạng địa hình có độ dốc lớn, biến đổi liên tục theo chiều dài sườn. Độ dốc trên 250 chiếm phần lớn diện tích khu vực phía Đông và nhiều khu vực khác như thượng nguồn sông Krông Nô, khu vực Cổng Trời… Chính sự phân hóa khá phức tạp của địa hình trong toàn bộ VQG theo các đặc trưng: đai cao, hướng và độ dài sườn đã dẫn đến sự phong phú của các quần xã thực vật và động vật theo không gian.
Trong VQG, núi có sự phân hóa và không tạo nên hướng thật sự chủ đạo. Nhìn tổng thể, địa hình có dạng cánh cung, cao ở phía Đông, Đông Bắc và Đông Nam. Tuy vậy, do hệ thống hai lưu vực: Bắc thuộc lưu vực Krông Nô, Nam thuộc lưu Vực Đa Nhim nên hướng phơi của sườn chủ đạo ở phía Bắc là Bắc, phía Nam là Nam và Tây Nam. Theo đặc điểm phân hóa đai cao, có thể tạm chia ra trong VQG một số bậc địa hình sau:
+ Bậc 1: Độ cao dao động 1.100 – 1.300m, phân bố chủ yếu ở phần Tây Bắc thuộc lưu vực sông Krông Nô. Đây có thể được xem là khu vực trũng nhấttrong VQG. Mức độ chia cắt trung bình, các bề mặt san bằng không quá rộng, nhưng do sự dao động theo chiều cao không lớn nên khu vực có đặc điểm của một sơn nguyên không điển hình. Trên bậc địa hình này, các giông núi thường có sườn ít dốc, dao động từ 8 – 150, bề mặt giông rộng hàng trăm mét và thường tạo nên những dải đồi bịchia cắt bởi sông hoặc các dòng suối lớn.
+ Bậc 2: Có độ cao dao động từ 1.400 – 1.700m, phân bổ chủ yếu ở khu vực Tây Nam, khu vực phía Bắc và vùng phụ cận làng Klong Klanh. Đây cũng là bậc địa hình có diện tích phổ biến nhất trong VQG. Nếu từ trên khu vực gần trạm Hòn Giaoở độcao khoảng 1.600 nhìn về phía Nam, Tây Nam sẽ thấy bề mặt trên cùng của bậc vơi nhiều đỉnh san sát ở độ cao 1.600 – 1.700m. Trong điều kiện thời tiết tốt, dễ nhầm tưởng như một cao nguyên rộng lớn, song độ chênh cao giữa chân núi và đỉnhnúi khá lớn, có khi 200- 300m.
Ở đai độ cao này, địa hình có sự đan xen giữa các giông núi và thung lũng khá rộng, có khi tới vài trăm mét. Độ dốc sườn cũng thay đổi liên tục theo không gian.Trên sườn giông, độ dốc thường giao động từ 12 – 180, trong khi đó, địa hình thung lũng
thường có độ dốc dưới 80. Tuy vậy, đặc điểm này còn phụthuộc kích thước thung lũng giữa các giông núi.
+ Bậc 3: Gồm các đỉnh có độ cao trên dưới 2.000 m,phân bố chủ yếu ở các đai phía Đông của VQG với hàng loạt các đỉnh đặc trưng như Hòn Giao, Gia Rich, Bidoup, Langbiang. Nhìn chung bậc cao này không có tính liên tục, song khối núiphía Đông với các đỉnh cao này như bức tường khí hậu, tạo nên những nét đặc thù cho các hệ sinh thái khu vực, nhất là tạo nên sự phân hóa Đông –Tây.
Do là địa hìnhđỉnh núi cao nên độ dốc thường rất lớn, nhất là những đỉnh núi có tính chất bất đối xứng như đỉnh Bidoup 1cao 2.145m. Tại đây, sườn phía Tây còn tạo nênvách có độ dốc âm. Ngược lại, tại đỉnh Bidoup 2 hoặc đỉnh Hòn Giao, bề mặt san bằng rộng nên địa hình thường có độ dốc dưới 100. Tuy nhiên phần sườn chân đỉnh độ dốc vẫn rất lớn, 35 –500, nhiều nơi vách gần như dựng đứng như sườn phía Nam của đỉnh Bidoup.
Bên cạnh sự phân hóa và hình thành các bậc địa hình nói trên, những thung lũng rộng nằm xen kẽ với các hệ sinh thái nhân sinh cũng là một đặc điểm của khu vực. Mặc dù có những biến đổi do tác động của con người, song hình thái địa hình vẫn còn giữ được tính nguyên sơ của nó. Có thể kể ra một số thung lũng được lấp đầy bởi trầm tích sông suối như; thung lũng Klong Klanh, thung lũng suối Đắc En…