Dân số, dân tộc, lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 41 - 43)

- Dân số

VQG Bidoup – Núi Bà nằm trên địa bàn 5 xã và 01 thị trấn của huyện Lạc Dương là: Xã Lát,Đưng Knớ, Đạ Sar, Đạ Chais, Đạ Nhim,Thị trấn Lạc Dương và một phần nhỏ xã Đạ Tông, Đạ Long- huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ các xã đều nằm ở vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, có diện tích lớn và dân cư thưa thớt.

Bảng 3.3. Dân số của khu dân cư VQG Bidoup – Núi Bà

STT Tên xã, thị trấn Dân số (người)

I. Huyện Lạc Dương 18.803 1 Đa Sar 3.731 2 Đa Nhim 3.226 3 Đa Chais 1.278 4 Lát 4.025 5 Đưng Knớ 1.503 6 TT Lạc Dương 5.040

II. Huyện Đam Rông 10.334

1 Đạ Tông 6.834

2 Đạ Long 3.500

TỔNG CỘNG 29.137

(Nguồn: Báo cáo về việc cung cấp thông tin rừng đặc dụng phục vụ công tác bảo tồn VQG Bidoup –Núi Bà,Lâm Đồng ngày 14 tháng 7 năm 2011)

- Dân tộc:

Trên địa bàn nghiên cứu, dân tộc K’Ho (gồm bộ tộc người Cill chủ yếu sống ở các xã:Đạ Chais, Đa Nhim, Đa Sar, Đưng K’nớ và bộ tộc người Lạch chủ yếu ở xã Lát) là dân tộc bản địa lớn nhất với 2.424 hộ, chiếm 87,23%, còn lại là 976 hộ dân tộc Kinh chiếm 12,77%.

Trong vùng, nguồn lao động là khá lớn (có 8.900 lao động chiếm 62,49% dân số đang trong tuổi lao động), trong đó, nam là 4.313 người và nữ là 4.587 người), số người ngoài độ tuổi lao động là 5.342 người chiếm 37,51%. Tuy nhiên hầu hết lao động đều là lao động phổ thông chưa được đào tạo nghề, công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, tham gia tổ giao khoán bảo vệ rừng , làm thuê theo thời vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim tại vườn quốc gia bidoup núi bà tỉnh lâm đồng​ (Trang 41 - 43)