- Chế độ nhiệt
Do khu vực nghiên cứu nằm trên địa hình núi trung bình và núi cao, cóđộ cao trung bình từ 1500m, xung quanh là các dãy núi cao, nên tuyở trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng khí hậu tại khu vực nghiên cứuvẫn mang những nét riêng của vùng cao thể hiện rõở bức xạ mặt trời và hoàn lưu khí quyển:
Tổng hợp bức xạ mặt trời là 114,8 Kcal/cm2/ năm, lớn nhất vào tháng 3, giảm dần vào mùa mưa và thấp nhất vào tháng 10. Cán cân bức xạ trung bình là 78,9
Kcal/cm2, mang lại nền nhiệt độ ôn hòa và rừng tự nhiên trên khu vực có nhiều loài thực vật mang tính chất á nhiệt đới như các loài họ Dẻ, họ Thông và họ Đỗ quyên.
Hoàn lưu khí quyển quyết định thời tiết trong năm. Khối không khí biển Đông ưu thế từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ về đêm thấp, trời quang, độ ẩm thấp, không mưa. Từ tháng 4 gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng giảm dần, thay thế bởi khối không khí xích đạo gió mùa Tây Nam. Tháng 5 đến tháng 10 độ ẩm cao nhiều mây nhiều mưa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm trong khu vực là 180C.
- Chế độ mưa.
Tại Đà Lạt lượng mưa trung bình năm là 1.755 mm.
Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 80%tổng lượng mưa cả năm.
Khu vực nghiên cứu nằm trên đai cao trên 1500m có lượng mưa cao hơn đạt từ 2.800– 3000 mm/năm và số ngày mưa cũng cao hơn Đà Lạt.
-Độ ẩm
Mùa mưa độ ẩm đạt trên 85%. Mùa khô độ ẩm đạt dưới 80%
Thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 đạt từ 75 –78% Độ ẩm thấp nhất vào lúc 13–14 h trong ngày. -Sương mù
Hàng năm tại Đà Lạt số ngày có sương mù khoảng 80 ngày trên năm, tập trung từ tháng 2 đến tháng 5với số ngày có sương mù trung bình từ 8 –16 ngày / tháng.
Trong khu vực nghiên cứu hàng năm số ngày có sương mù nhiều hơn Đà Lạt và mây mù bao phủ thường xuyên.
- Thủy văn
Khu vực nghiên cứu nằm ở thượng nguồn các hệ thống sông Krông–Knô, sông Đa Nhim, là những sông cung cấp nước cho các nhà máy thủy điện quan trọng của
miền Nam như: Trị An, Đa Nhim, Sông Pha, Suối Vàng … và cung cấp, duy trì nguồn nước cho nhiều hồ thắng cảnh và dân sinh của Đà Lạt như hồ Đankia, hồ Đa Thiện, hồ Than Thở và hồ Xuân Hương.