Một số ý kiến đề xuất về tiến trình quy hoạch và bảo vệ phát triển rừng cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã easol, huyện eah leo, tỉnh đắk lắk​ (Trang 75 - 91)

III IV V VI VII V IX X XI XII Năm Nhân tố

4.6.3. Một số ý kiến đề xuất về tiến trình quy hoạch và bảo vệ phát triển rừng cấp xã

rừng cấp xã

Sau khi tiến hành điều tra, nghiên cứu và đưa ra phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ea Sol huyện Ea H ‘leo, tỉnh Đăk Lắk. Tác giả đề xuất về phương pháp quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã như sau.

4.6.3.1. Các căn cứ và cơ sở để tiến hành xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã

- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam.

- Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/01/2004 Của Thủ tướng Chính phủ về thi hành luật đất đai.

- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành luật đất đai[37].

- Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất[10].

- Quyết định 661/1998/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng[32].

- Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp [33]

- Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 08/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ[34].

- Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ[36].

- Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng [35].

- Quyết định 61/2005/QĐ-BNN [3] và các văn bản về phòng chống cháy rừng.

- Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN-LN ngày 07/07/2005 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác [2].

- Chiến lược, phương án quy hoạch sử dụng đất các cấp (tỉnh, huyện, xã). - Các nghị quyết của tỉnh ủy, HĐND và các văn bản, chỉ thị của UBND tỉnh, huyện, thành phố về lâm nghiệp.

- Các cơ sở về thị trường như giá cả, khả năng tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp.

4.6.3.2 Mục đích, yêu cầu của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã

Mục đích: Xây dựng được quy hoạch bảo vệ và phát phát triển rừng cấp xã hợp lý từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn.

Yêu cầu:

- Phát triển lâm nghiệp cấp xã phải gắn với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội-tự nhiên trên địa bàn.

- Khi lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã phải có sự tham gia của đại diện người dân các thôn, buôn và những tổ chức hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn xã, đây là phương pháp lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã từ dưới lên.

- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp huyện và đảm bảo tính khoa học, khách quan.

- Phát triển lâm nghiệp phải toàn diện, bền vững.

4.6.3.3. Đề xuất một tiến trình xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã

Phương pháp tiến hành: Qua điều tra cho thấy, tiến trình quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã, QHSD đất cấp xã thường dùng các phương pháp như.

- Phương pháp từ trên xuống: Đây là phương pháp quy hoạch được tiến hành không có sự tham gia của người dân địa phương, những người có liên quan trực tiếp sau khi quy hoạch đi vào thực hiện, phương pháp quy hoạch này

hầu như không quan tâm đến ý chí, nguyện vọng, kinh nghiệm của người dân địa phương trong quá trình xây dựng quy hoạch.

- Phương pháp cùng tham gia: Đây là phương pháp quy hoạch mà ở đó vai trò của người dân địa phương tương đối mờ nhạt.

- Phương pháp quy hoạch từ dưới lên: Đây là phương pháp quy hoạch mà vai trò của người dân địa phương được đề cao, người dân được tham gia vào hầu hết các hoạt động trong quá trình xây dựng phương án quy hoạch.

Đề xuất một tiến trình quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã

Trong tiến trình này, tác giả đề xuất phương pháp quy họach từ dưới lên để xây dựng tiến trình quy họach bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

Tiến trình lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã gồm 5 bước

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

Hình 4.1: Sơ đồ các bước trong tiến trình quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã

Buớc 1: Thành lập ban chỉ đạo và TCT Thành lập ban chỉ đạo cấp xã

Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác

Thu thập các thông tin liên quan

Phân tích và xử lý số liệu

Viết dự thảo báo cáo về phương án quy hoạch Hội thảo, thẩm định và phê duyệt phương án quy hoạch

Thành phần:

- Trưởng ban: Là chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã phụ trách khối nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

- Phó ban: Cán bộ lâm nghiệp xã.

- Các thành viên: Cán bộ kế hoạch tài chính, thống kê, tài nguyên môi trường, kiểm lâm địa bàn. Các đơn vị hoạt động lâm lâm nghiệp đóng chân trên địa bàn.

Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch tổng thể về xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

- Lựa chọn cán bộ tư vấn thành lập TCT .

- Chỉ đạo, điều tra, đôn đốc TCT thực thi kế hoạch xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ phát triển rừng cấp xã.

- Chủ trì các cuộc họp để giải quyết các vướng mắc phát sinh khi xây dựng phương án quy hoạch.

Thành lập TCT:

- Cán bộ lâm nghiệp xã làm tổ trưởng.

- Cán bộ tài nguyên môi trường, cán bộ kế hoạch tài chính xã, kiểm lâm địa bàn, cán bộ khuyến nông-khuyến lâm, cán bộ đại diện các tổ chức hoạt động lâm nghiệp đóng chân trên địa bàn, các thành viên HND, HPN, đoàn thanh niên, các trưởng thôn, buôn; đại diện người dân ở các thôn, buôn là các thành viên của TCT.

Nhiệm vụ của TCT:

- Tham mưu cho ban chỉ đạo lập kế hoạch tổng thể xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ.

- Chuẩn bị dụng cụ: Văn phòng phẩm, tài liệu, kinh phí cho các hoạt động thực thi xây dựng phương án quy hoạch.

- Thu thập các thông tin cần thiết có liên quan.

- Tổ chức xây dựng phương án quy hoạch từ các thôn buôn có sự tham gia của người dân.

- Phân tích, tổng hợp thông tin, ghi biên bản các cuộc họp, viết báo cáo từng phần.

- Viết dự thảo phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã. - Tổ chức các cuộc hội thảo, bổ sung những ý kiến đóng góp để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo báo cáo phương án quy hoạch bảo vệ phát triển rừng cấp xã. Trình các cấp có liên quan thẩm định và phê duyệt.

Bước 2: Thu thập thông tin cần thiết có liên quan đến xây dựng phương án quy hoạch.

Thu thập bản đồ:

- Bản đồ hiện trạng rừng

- Bản đồ giao đất giao rừng (nếu có) Thu thập các tài liệu liên quan:

- Luật và các văn bản dưới luật của Nhà nước

- Các nghị định, quyết định của Chính phủ, của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các văn kiện đại hội Đảng các cấp về phát triển lâm nghiệp, tài liệu quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã.

- Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương.

Bước 3: Tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin.

Các thông tin chính cần phân tích, đánh giá tổng hợp gồm

Thông tin về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, dân số, lao động, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tỉ lệ đói nghèo.Từ phân tích các thông tin để xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ phát triển rừng sát với tình hình thực tế.

Thông tin về cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước: Tại địa phương đã có các cơ chế, chính sách nào áp dụng, ưu điểm, nhược điểm.

Các thông tin đánh giá diễn biến tài nguyên rừng: Hiện trạng rừng và đất rừng, thị trường lâm sản, thu nhập về lâm nghiệp. Các thông tin này rất quan trọng nên cần đánh giá, phân tích khách quan, khoa học để đưa ra phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn diện.

Phân tích các điều kiện thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lâm nghiệp: Khí hậu đặc thù, các dự báo dân số, môi trường.

Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển lâm nghiệp

- Phát triển lâm nghiệp phải tổng hợp, đa dạng, bền vững.

- Phát triển lâm nghiệp phải gắn với chương trình dự án định canh, định cư để xoá đói giảm nghèo.

- Phát triển lâm nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc phòng.

Tổng hợp thông tin- xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

- Quy hoạch ổn định ba loại rừng: Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất

Đưa ra một số giải pháp chủ yếu trong kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

- Củng cố lại ban lâm nghiệp xã, tổ chức ngành nghề, lao động cho thôn buôn, GĐGR, khoán quản lý đến hộ, cộng đồng thôn buôn.

- Chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông-khuyến lâm, giống có năng xuất cao, có giá trị đối với thị trường.

- Xây dựng các trang trại lâm nghiệp.

- Xây dựng đường nông thôn, các trạm quản lý rừng, công cụ bảo vệ rừng, PCCR.

- Các chính sách khuyến khích về sử dụng đất, bảo vệ rừng, quyền lợi và nghĩa vụ người làm nghề rừng.

- Giải pháp về các nguồn vốn đầu tư cho kế hoạch lâm nghiệp.

- TCT tập hợp chuyên viên giỏi để phân tích xử lý tổng hợp các thông tin đã thu thập.

Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã. - Viết báo cáo dự thảo phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

- Lên các biểu mẫu, số liệu kèm theo báo cáo.

- Tập hợp, chỉnh sửa các loại bản đồ: Hiện trạng rừng, bản đồ QHSD đất lâm nghiệp

- Lập tờ trình đề nghị: Thẩm định, phê duyệt phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

Bước 5: Hội thảo thẩm định phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã.

- Hội thảo lần 1: Ban chỉ đạo, TCT, cán bộ chủ chốt của xã, cán bộ có liên quan đến lâm nghiệp xã.

- Hội thảo lần 2: Đại diện UBND huyện, các ban ngành, hội cấp huyện có liên quan đến lâm nghiệp. Các cán bộ UBND, HĐND xã, các lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn. Qua hội thảo để chỉnh lý báo cáo phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng lần 2.

- Hội thảo lần 3: Ban chỉ đạo, TCT và các ban ngành của tỉnh, huyện có liên quan trực tiếp đến phương án quy hoạch.

- Thông qua báo cáo trước HĐND xã.

CHƯƠNG 5

KếT LUậN Và KIếN NGHị

5.1. Kết Luận

Đề tài đã nghiên cứu cơ bản những mục tiêu đặt ra. Từ những kết quả nghiên cứu bước đầu về cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã Ea Sol huyện Ea H ‘leo, tỉnh Đắk Lắk, có thể đi đến một số kết luận

Xã Ea Sol đã tiến hành quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp giai đọan 2000-2010 theo phương pháp quy hoạch cho từng thôn, buôn có sự tham gia của người dân. Sau đó mới tổng hợp thành phương án quy hoạch của toàn xã. Phương án quy hoạch đất sản xuất nông lâm nghiệp giai đọan 2000-2010 của xã Ea Sol là cơ sở thực tiễn quan trọng trong công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã.

So với phương án quy hoạch đất sản xuất nông lâm nghiệp giai đọan 2000-2010 thì hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã đã có sự chênh lệch lớn về cơ cấu cũng như diện tích các mô hình. Đây cũng là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã.

Qua các nghiên cứu về thị trường tiêu thụ và nhu cầu sử dụng lâm sản cho thấy trong thời gian tới là rất lớn và ổn định. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được đầu tư, xây dựng nhiều cụm công nghiệp chế biến lâm sản cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lâm sản trên địa bàn xã. Đây là cơ sở thực tiễn để tiến hành xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã Ea Sol đã tiến hành phân loại ba loại rừng, phân cấp phòng hộ theo quyết định 61/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 10 năm 2005.

Trong tổng số 16.632ha đất lâm nghiệp có 5.014,3 ha rừng phòng hộ tự nhiên và 9.992,7 ha rừng sản xuất, còn lại là diện tích đất khác. Diện tích rừng phòng hộ chiếm 30,1%, diện tích rừng sản xuất chiếm 60%. Đây là cơ sở khoa học quan trọng trong công tác xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã Ea Sol.

Trong quá trình nghiên cứu do hạn chế về thời gian, nguồn nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại nhất định.

- Về phương pháp thừa kế các nguồn tài liệu có sẵn của các cơ quan hữu quan nên chưa lượng hoá hết được độ chính xác của các tài liệu này.

- Đề tài chưa nghiên cứu, đánh giá được hiệu quả về môi trường của các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. Về hiệu quả xã hội của các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp, đề tài chưa đi sâu đánh giá được.

5.2. Kiến nghị

Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã là vấn đề mới, khó khăn, phức tạp, phải tiến hành nghiên cứu, thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và còn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa bàn nghiên cứu. Vì vậy để công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã được diễn ra thuận lợi. Chúng tôi có một số kiến nghị sau.

- Cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã có sự tham gia của cộng đồng người dân. Thông qua tiến trình quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã được đề xuất trong đề tài. Có thể vận dụng để áp dụng cho công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương khác.

- Các kết quả liên quan đến quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã cần phải được phân tích, tổng hợp một cách có hệ thống để cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã ngày càng đầy đủ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã easol, huyện eah leo, tỉnh đắk lắk​ (Trang 75 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)