Tìm hiểu vai trò, vị trí, chức năng cấp xã với với công tác quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã easol, huyện eah leo, tỉnh đắk lắk​ (Trang 58 - 60)

III IV V VI VII V IX X XI XII Năm Nhân tố

4.2.2. Tìm hiểu vai trò, vị trí, chức năng cấp xã với với công tác quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp

phát triển nông lâm nghiệp

4.2.2.1. Vai trò của cấp xã với công tác quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 245/1998/QĐ-TTg về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Trong quyết định này ghi rõ 8 nội dung quản lý nhà nước của UBND cấp xã về rừng và đất lâm nghiệp. Một trong những nội dung quan trọng là “ Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch của huyện, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng và đất lâm nghiệp, xây dựng phương án giao rừng và giao đất lâm nghiệp trình HĐND xã thông qua trước khi trình UBND cấp huyện xét duyệt”[8].

Điều 28 và điều 29 trong Luật đất đai 2003 khẳng định vai trò của cấp xã trong việc quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương như sau: “ UBND xã có trách nhiệm công bố công khai QHSD đất chi tiết của địa phương, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương; phát hiện, ngăn chặn các hành vi trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố”[47].

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004 tại điều 38 quy định” UBND cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình; chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây

dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật” [25].

4.2.2.2. Vị trí và chức năng của cấp xã đối với công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp

Theo điều 118 hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Viêt Nam năm 1992 thì cấp xã là cấp hành chính thấp nhất, là đơn vị hành chính cơ sở có quan hệ trực tiếp với nhân dân. theo luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi)[24], chính quyền cấp xã là cấp cơ sở gồm HĐND xã do nhân dân bầu và UBND xã do HĐND bầu, có chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi xã. Như vậy dưới góc độ quản lý Nhà nước là cấp quản lý về kế hoạch sử dụng đất và sản xuất lâm nông nghiệp cấp xã.

Do vị trí đặc thù của xã so với các cấp hành chính cao hơn, nên luận văn tiến sĩ của Nguyễn Bá Ngãi [23] đã nêu: Trong quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã có 3 chức năng cơ bản sau đây.

Thứ nhất: Thể hiện định hướng và chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước thông qua việc coi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp trên là những căn cứ cho quy hoạch phát triển quy hoạch lâm nghiệp cấp xã.

Thứ hai: Phát huy quyền dân chủ của người dân địa phương thông qua sự tham gia của họ vào quá trình quy hoạch và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng.

Thứ ba: Là công cụ quản lý quá trình tổ chức sản xuất lâm nghiệp cấp xã.

Trong giáo trình Quy hoạch sử dụng đất của Trần Hữu Viên [48] có đề cập đến chức năng của cấp xã trong công tác QHSD đất như sau:“Giải quyết các tồn tại về ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng đất, quy hoạch xác định ranh giới các thôn bản, các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn xã. Phản ánh các cân đối trong việc phân bổ đất đai để các ngành sử dụng đất xây dựng

và phát triển, vừa phù hợp với nhiệm vụ chung vừa không chồng chéo ảnh hưởng lẫn nhau, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, đầy đủ, có hiệu quả cao nhất mọi tài nguyên đất đai cả trong giai đoạn trước mắt và tương lai. Giúp chính phủ và UBND các cấp thực hiện việc thống nhất quản lý đối với đất đai, trước hết và trực tiếp là UBND cấp xã. QHSD đất cấp xã chi tiết tới từng đơn vị sử dụng làm cơ sở cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã easol, huyện eah leo, tỉnh đắk lắk​ (Trang 58 - 60)