Thực trạng phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã easol, huyện eah leo, tỉnh đắk lắk​ (Trang 33 - 34)

III IV V VI VII V IX X XI XII Năm Nhân tố

3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

3.2.1.1. Ngành nông nghiệp

Trồng trọt: Do điều kiện đất đai nên canh tác chủ yếu là cây trồng cạn, cây trồng chính trong vùng chủ yếu là cà phê, tiêu, cao su, xoan, lúa và một số cây hoa màu khác, các cây trồng phân bố trên các vùng đồi bằng thoải dọc theo các tuyến đường giao thông, trên vùng đất bằng dọc theo các suối, một số khu vực thuận lợi về nước và có tầng đất dày, đất nâu đỏ ba zan được trồng cà phê, tiêu, cao su và phát triển tương đối tốt, các cây trồng ở đây đầu tư chưa đúng mức, thiếu tính khoa học nên năng suất chưa cao và thường không ổn định.

Cây lương thực.

Lúa rẫy: 259,1 ha, năng suất bình quân là 0.8 tấn/ha Lúa nước: 11.9 ha, năng suất bình quân là 3 tấn /ha Ngô: 52.35 ha, năng suất bình quân 1.5 tấn/ha Đậu xanh; 6.2 ha, năng suất bình quân là 0.5 tấn/ha Các lọai đậu khác: 6.3 ha, năng suất bình quân 0.5 tấn/ha Khoai lang, sắn: 56 ha, năng suất bình quân 3 tấn/ha Cây công nghiệp dài ngày

Tiêu : 3 ha, năng suất bình quân1.5 tấn/ha

Cao su khỏang 424 ha, diện tích cao su tại địa phương do nông trường cao su Ea H’ Leo và một số hộ gia đình quản lý

Tổng sản lượng lương thực: 321,48 tấn/năm

Chăn nuôi: Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đã có hướng phát triển, một số hộ đã đưa giống mới vào chăn nuôi, đặc biệt là đàn lợn và đàn gia cầm, bên cạnh đó vẫn còn một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn chăn nuôi giống địa phương cho hiệu quả kinh tế thấp, các hộ này còn

mang tập quán chăn thả rông, không chuồng trại từ đó dịch bệnh dễ lây lan, nhìn chung ngành chăn nuôi còn phát triển thấp.

3.2.1.2. Ngành lâm nghiệp.

Do công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa chặt chẽ nên hiện tượng phá rừng vẫn còn diễn ra, trong những năm gần đây diện tích rừng giảm không nhiều nhưng rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng thưa có trữ lượng thấp, khả năng khai thác không cao. Trong thời gian tới cần thực hiện việc trồng rừng ven chân đồi, vùng đất trống, đồi núi trọc, trồng đai rừng phòng hộ trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng độ che phủ, tăng khả năng chống xói mòn, rửa trôi.

3.2.1.3. Ngành tiểu thủ công nghiệp

Ea Sol là xã vùng sâu, vùng xa nên các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển.

Giá trị sản lượng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ không đáng kể, về lâu dài cần phát triển các ngành nghề như chế biến nông sản, dịch vụ buôn bán và vật tư nông nghiệp, chế biến thực phẩm để làm gia tăng giá trị của sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã easol, huyện eah leo, tỉnh đắk lắk​ (Trang 33 - 34)