Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của xã EaSol

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã easol, huyện eah leo, tỉnh đắk lắk​ (Trang 45 - 50)

III IV V VI VII V IX X XI XII Năm Nhân tố

4.1.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của xã EaSol

4.1.2.1. Phân lọai các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp

Xã Ea Sol huyện Ea H’ Leo đã tiến hành QHSD đất nông lâm nghiệp cho đến thời điểm tiến hành nghiên cứu đề tài đã được 7 năm, qua kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn xã Ea Sol hiện nay có các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp chính như sau.

+ Mô hình khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên. + Mô hình trồng cây cao su

Địa điểm Diện tích Loại đất hiện trạng Loại đất quy hoạch I/ Đất nông nghiệp * Mở mới * Mở mới * Chuyển đổi * Chuyển đổi * Chuyển đổi * Chuyển đổi *Chuyển đổi II/ Đất lâm nghiệp * Chuyển đổi * Chuyển đổi * Chuyển đổi * Chuyển đổi 144 317 1.050,5 35 1,9 234 15 1.341 964 88 123 Đất hoang Đất hoang Đất hoang Rừng tự nhiên đất ở Đất màu Đất màu Đất hoang Đất hoang Đất màu Đất cà phê Đất cao su Đất cà phê Đất màu Đất màu Đất cà phê Đất cà phê Đất cao su Đất rừng tự nhiên rừng trồng Rừng trồng Rừng trồng

+ Mô hình trồng cây cà phê xen cây màu trong 2 năm đầu của chu kỳ kinh doanh.

+ Mô hình trồng cây xoan ta.

Trên đây là bốn mô hình sử dụng đất lâm nghiệp chính, chiếm một diện tích rất lớn trong tổng quỹ đất lâm nghiệp được quy hoạch đến năm 2010 của xã Ea Sol.

Bảng 4.3 Mô hình sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Ea Sol Tên mô hình Diện tích (ha)

Khoanh nuôi rừng tự nhiên 3.013

Thâm canh cây cao su 215

Cà phê và cây màu 364

Cây xoan ta 1.046

4.1.2.2. Phân tích các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp

Việc phân tích, đánh giá các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp hiện tại trên địa bàn để nắm bắt được hiện trạng sử dụng đất so với quy hoạch, dự đoán hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả về mặt xã hội là cơ sở, căn cứ trong tiến trình lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp xã, đây cũng là các cơ sở quan trọng để phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã sát với tình hình thực tế tại địa phương.

* Dự đoán hiệu quả kinh tế của các mô hình

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp hiện trạng tại địa phương, đề tài tiến hành dự đoán hiệu quả kinh tế cho các mô hình.

Mô hình: Khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên Mô hình: Thâm canh cây cao su

Mô hình: Trồng rừng bằng cây xoan ta

Để dự tính chi phí, thu nhập cho một số mô hình , đề tài căn cứ vào các cơ sở sau:

- Căn cứ vào hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế, kỹ thuật áp dụng cho một số loại cây hiện hành.

- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho một số loại cây phục vụ chương trình 661 của Chi cục lâm nghiệp Đắk Lắk [5].

- Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của Công ty lâm nghiệp Buôn Ja Wầm [6].

- Căn cứ vào bảng dự đoán hiệu quả kinh tế cho một số loại cây của trung tâm khuyến nông lâm huyện Ea H’ Leo [43].

- Căn cứ vào kết quả điều tra một số mô hình kinh tế trên địa bàn về giá cả nhân công, chi phí vật tư nông lâm nghiệp tại thời điểm hiện tại.

Chu kỳ của mô hình sản xuất kinh doanh của cây xoan ta là 7 năm, mô hình khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên và khai thác vào cuối chu kỳ là 35 năm, mô hình thâm canh cây cao su là 35 năm, mô hình thâm canh cây cà phê có trồng xen cây hoa màu trong 2 năm đầu là 20 năm. Cách tính chi phí xây dựng mô hình gồm: Chi phí thiết kế, chi phí nhân công, chi phí vật tư, lãi suất ngân hàng (với các mô hình có lãi suất).

+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01ha trong mô hình rừng tự nhiên như sau: Đầu tư xây dựng, bảo vệ mô hình trong 35 năm là 12.110.000 đồng trong đó: Chi phí vật tư là 3.210.000 đồng, chi phí nhân công là 8.900.000 đồng (phụ biểu 01).

+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01ha trong mô hình trồng rừng xoan ta như sau:

Tổng chi phí cho xây dựng, bảo vệ mô hình là 11.270.000 đồng, trong đó chi phí nhân công là 8.340.000 đồng, còn lại là các chi phí khác (phụ biểu 02).

+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình thâm canh cây cao su như sau.

Tổng chi phí cho xây dựng, bảo vệ mô hình là 280.021.000 đồng, trong đó chi phí cho nhân công là 112.500.000 đồng, còn lại là các chi phí khác (phụ biểu 05).

+ Kết quả xây dựng chi phí cho 01 ha trong mô hình thâm canh cây cà phê xen cây hoa màu như sau.

Tổng chi phí cho xây dựng, bảo vệ mô hình là 409.230.000 đồng, trong đó chi phí nhân công là 101.500.000 đồng, còn lại là các chi phí khác (phụ biểu 04).

Bảng 4.4: Chi phí xây dựng các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Ea Sol

Đơn vị: Đồng/ha

TT Mô hình Chi phí Chi phí bình quân/năm

1 Rừng tự nhiên 12.110.000 346.000 - Nhân công 8.900.000 - Chi phí khác 3.210.000 2 Cao su 280.021.000 8.000.600 - Nhân công 112.500.000 - Chi phí khác 167.521.000

3 Cà phê xen cây hoa màu 409.230.000 20.461.500

- Nhân công 101.500.000

- Chi phí khác 307.730.000

4 Xoan ta 11.270.000 1.610.000

- Nhân công 8.340.000

- Chi phí khác 2.930.000

Qua bảng 4.4 cho thấy, chi phí bình quân/năm của mô hình cà phê xen cây hoa màu là cao nhất, tiếp theo là mô hình trồng cây cao su, mô hình trồng

rừng bằng cây xoan ta có chi phí bình quân/năm rất thấp và mô hình rừng tự nhiên có chi phí bình quân/năm thấp nhất trong 4 mô hình.

Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua chi phí và thu nhập của các mô hình. Trong đề tài sử dụng phương pháp đánh giá động có tính tới sự biến động của giá trị đồng tiền theo thời gian. Các chỉ tiêu kinh tế sử dụng đánh giá hiệu quả kinh tế gồm: Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận hiện tại NPV (công thức 2.1); chỉ tiêu tỉ suất thu hồi nội bộ IRR (công thức 2.3); chỉ tiêu tỉ suất thu nhập so với chi phí BCR (công thức 2.2). Kết quả tính toán các chỉ tiêu kinh tế được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Ea Sol

Chỉ tiêu

Rừng tự

nhiên Cà phê Xoan Cao su

1 chu kỳ 1 chu kỳ 2 chu kỳ 1 chu kỳ 5 chu kỳ 1 chu kỳ NPV 6.709,9 136.844,4 161.261,7 69.301,2 145.499,9 176.118,5

IRR 24.3% 78% 78% 85% 85% 45%

BCR 2.4 1.80 1.80 10.51 10.51 3.87

Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy

Chỉ tiêu NPV thấp nhất ở rừng tự nhiên, cao nhất ở mô hình cao su, mô hình xoan ta và cà phê có NPV tương đương nhau.

Mô hình cà phê và rừng tự nhiên có chỉ tiêu tỷ suất thu nhập so chi phí (BCR) rất thấp, nếu đầu tư 1 đồng vào mô hình rừng tự nhiên chỉ thu được 2,4 đồng và cà phê là 1.8 đồng; mô hình cao su là đầu tư 1 đồng thì thu nhập 3,87 đồng; mô hình xoan là cao nhất với 10,51 đồng.

Kết quả tính toán chỉ tiêu thu hồi nội bộ (IRR) cho thấy; mô hình rừng tự nhiên là thấp nhất; tiếp theo là mô hình cao su; mô hình xoan và cà phê có chỉ tiêu thu hồi nội bộ tương đương nhau và cao hơn 2 mô hình còn lại.

Như vậy qua so sánh các chỉ tiêu kinh tế thì mô hình rừng tự nhiên có hiệu quả kinh tế thấp nhất, mô hình rừng trồng xoan ta có hiệu quả kinh tế cao nhất; tiếp theo là mô hình cao su và mô hình cà phê.

Đề tài tiến hành tính toán hiệu quả kinh tế các mô hình trong điều kiện bình thường; chưa loại trừ được các tác động khác ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các mô hình. Vì chu kỳ kinh doanh của các mô hình khác nhau nên nếu tính toán các chỉ tiêu kinh tế cho các mô hình là một chu kỳ thì kết quả so sánh sẽ có độ chính xác không cao vì thế đề tài tính toán các mô hình với các chu kỳ khác nhau để cuối cùng có số năm trong chu kỳ sản xuất đạt tương đương nhau.

* Dự đoán hiệu quả xã hội của các mô hình

Đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình thông qua một số chỉ tiêu như khả năng thu hút lao động và mức đầu tư trên một đơn vị diện tích.

Bảng 4.6: Đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình

TT Chỉ tiêu xã hội Công lao động (công) Đầu tư (1000 đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại xã easol, huyện eah leo, tỉnh đắk lắk​ (Trang 45 - 50)