III IV V VI VII V IX X XI XII Năm Nhân tố
4.4. Cơ sở về thị trường
Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đọan 2006-2020[39] xác định: “Bảo vệ tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hòan thành việc GĐGR ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm rừng sống được bằng nghề rừng, ngăn chặn nạn đốt rừng, phá rừng, đẩy mạnh việc trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu; nâng cao giá trị sản phẩm rừng”.
Căn cứ vào tốc độ tăng dân số, nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thị trường lâm sản trong và ngòai nước và xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng, dự báo nhu cầu sử dụng lâm sản hàng năm giai đọan 2005-2010 [39] như sau:
Bảng 4.14: Nhu cầu sử dụng lâm sản giai đọan 2005-2010
Nhu cầu Đơn vị Giai đọan 2005-2010
Gỗ trụ mỏ 103m3 350
Nguyên liệu giấy 103m3 18.500
Nguyên liệu ván nhân tạo 103m3 3.500
Gỗ xây dựng cơ bản, gỗ gia dụng 103m3 3.500
Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020[45], mục tiêu chung đến năm 2020 ngành lâm nghiệp Đắk Lắk sẽ trở thành một nền kinh tế quan trọng của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa nghề rừng trên cơ sở bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, tích cực tìm đầu ra cho lâm sản, xây dựng các cụm công nghiệp chế biến lâm sản để tăng giá trị của các sản phẩm của ngành lâm nghiệp, phát triển diện tích rừng sản xuất để tạo ra nhiều hàng hóa và tạo ra công việc trên địa bàn. Một số chỉ tiêu đặt ra như sau:
Bảng 4.15: Một số chỉ tiêu lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
Chỉ tiêu Giai đọan 2006-2010 Giai đọan 2011-2020
Xây dựng rừng phòng hộ 161.856 ha 161.856 ha
Xây dựng rừng đặc dụng 225.573 ha 225.573 ha
Xây dựng rừng sản xuất 316.737 ha 316.737 ha
Trồng rừng kinh tế 3.500 ha/năm 5.000 ha/năm
Khai thác gỗ rừng tự nhiên 20.000 m3 15.000 m3
Sản lượng gỗ tận thu 20.000 m3 30.000 m3
Sản lượng gỗ rừng trồng 50.000 m3 100.000 m3
Sản lượng củi 1.500.000 ster/năm 2.000.000 ster/năm Chế biến gỗ quy tròn 150.000 m3/năm 200.000 m3/năm Kim ngạch xuất khẩu lâm sản 10 triệu USD/năm 30 triệu USD/năm Trong giai đọan này: Chế biến gỗ và lâm sản khác thực hiện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh trên thương trường trong nước và quốc tế. Các sản phẩm của rừng cũng như lâm sản ngòai gỗ phải được điều tra, xem xét để được khai thác, sử dụng hợp lý, phục vụ cho nhu cầu của địa phương cũng như chế biến xuất khẩu.
Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu về công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2005 đến 2020.
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2020
Chế biến gỗ quy tròn m3/năm 100.000 150.000 200.000
Gỗ ván dăm ép m3/năm 25.000 40.000 80.000
Mộc dân dụng và cao cấp m3/năm 4.000 12.000 24.000 Kim ngạch xuất khẩu Triệu
USD/năm 10 15 30
Phát triển công nghiệp chế biến phù hợp với từng vùng nguyên liệu, quy họach một số nhà máy chế biến lâm sản như sau.
Bảng 4.17: Quy hoạch nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đọan 2006-2020.
TT Cụm chế biến lâm sản Địa điểm Công suất
1 Cụm chế biến lâm sản Ea H ‘leo Huyện Ea H ‘leo 50.000m3/năm 2 Cụm chế biến lâm sản Buôn ma thuột TP. Buôn Ma Thuột 50.000m3/năm 3 Cụm chế biến lâm sản M drăk Huyện M drăk 30.000m3/năm 4 Cụm chế biến lâm sản Lăk Huyện Lắk 30.000m3/năm 5 Cụm chế biến lâm sản Krông Bông Huyện Krông Bông 30.000m3/năm Từ các kết quả trên cho thấy nhu cầu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm lâm sản trong thời gian tới là rất lớn và có nhiều tiềm năng, riêng trên địa bàn huyện Ea H ‘leo đã được đầu tư xây dựng một cụm chế biến lâm sản, đây là những thuận lợi lớn cho việc sản xuất hàng hóa lâm sản trên địa bàn huyện Ea H ‘leo nói chung và địa bàn xã Ea Sol nói riêng, trên địa bàn xã Ea
Sol có thể đẩy mạnh việc phát triển rừng sản xuất để tạo ra nhiều hàng hóa góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.