Cơ sở pháp lý
- Luật Thanh tra, 2010.
- Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng 2010.
- Luât Bảo hiểm tiền gửi 2012.
- Thông tư 02/2013/TT - NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư 09/2014 sửa đổi Thông tư 02/2013/TT - NHNN
Tổ chức bộ máy giám sát ngân hàng Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng.
Trong NHNN, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng là đơn vị trực thuộc và phụ trách về vấn đề giám sát ngân hàng. Với cơ quan này có sự phân chia trong chức năng giám sát, các đơn vị chịu trách nhiệm chức năng giám sát gồm: Vụ thanh tra các TCTD trong nước, vụ thanh tra các TCTD nước ngoài, vụ giám sát ngân hàng, cục phòng chống rửa tiền, vụ thanh tra hành chính, giải quyết các khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng.
Sơ đồ 2.2: Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
BHTG là một tổ chức phi lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền, đứng ra bồi thường cho người gửi tiền bù đắp một phần thiệt hại khi tổ chức nhận tiền gửi không có khả năng chi trả do bị phá sản. Bảo hiểm tiền gửi góp phần làm lành mạnh và an toàn trong hoạt động của các TCTD, thông qua việc giám sát tuân thủ việc thực hiện các chính sách công của các TCTD. BHTG ngay khi nhận được các báo cáo tài chính của các TCTD, sẽ phân tích các chỉ tiêu, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của các TCTD nhằm phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn trong các tổ chức để ngăn chặn.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Nguồn: div.gov.vn
Mục tiêu giám sát ngân hàng
Mục tiêu giám sát chủ yếu là các mục tiêu chính sau: Giám sát tuân thủ các quy định pháp luật của các TCTD; Bảo đảm tính thanh khoản cho các TCTD; Bảo
vệ người tiêu dùng và môi trường cạnh tranh lành mạnh; Bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống.
Nội dung giám sát ngân hàng
Nội dung giám sát từng lĩnh vực nói chung sẽ bao gồm: Giám sát trước khi hoạt động liên quan đến việc kiểm tra các điều kiện để cấp phép kinh doanh; Giám sát trong quá trình hoạt động là việc kiểm tra tính tuân thủ các quy định và đảm bảo an toàn cho hệ thống; Giám sát sau khi giải thể, phá sản, hợp nhất sáp nhập là việc giám sát các hoạt động của tổ chức trong thời gian nhất định nhằm ổn định hệ thống.
Giám sát trong quá trình hoạt động bao gồm: Giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ (Thanh tra tính tuân thủ)
Giám sát từ xa
Giám sát ngân hàng Việt Nam hiện nay đang áp dụng trong phương thức giám sát từ xa là bộ chỉ tiêu theo CAMELS. Tại Việt Nam hiện nay, ngành ngân hàng được cho là có hệ thống giám sát đầy đủ và phù hợp, cơ quan giám sát ngân hàng sử dụng các bộ chỉ tiêu theo tiêu chí CAMELS7, theo Quyết định số 06/2008/QĐ - NHNN Ban hành về quy định xếp loại ngân hàng thương mại cổ phần, đây là bước đệm chuyển dần sang việc giám sát dựa trên rủi ro. Các chỉ tiêu bao gồm: C - Capital (Vốn), A - Assets (Tài sản), M - Management (Quản lý), E - Earnings (Lợi nhuận), L - Liquidity (Thanh khoản), S - Sensitivity (Độ nhạy cảm với các rủi ro thị trường).
Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng với giám sát từ xa thông qua tổng hợp đánh giá 3 loại báo cáo là:
- Báo cáo giám sát vĩ mô: được xây dựng trên cơ sở phân tích mô tả những biến động lớn của nền kinh tế vĩ mô đến tác động vào hệ thống ngân hàng.
- Báo cáo đánh giá xếp hạng: sử dụng bộ chỉ tiêu theo CAMELS nhằm đáng giá từng ngân hàng và để can thiệp khi cần thiết.
- Báo các cảnh báo sớm: dựa trên phân tích báo cáo giám sát tài chính vĩ mô, sẽ đưa ra kết quả những tổ chức thuộc diện theo dõi và đưa ra cảnh báo cho các tổ chức này.
Giám sát tuân thủ
Giám sát tuân thủ các quy định của các TCTD là việc giám sát các TCTD trong quá trình hoạt động dựa trên những báo cáo giám sát từ xa sẽ có giám sát tuân thủ, theo dõi các tổ chức đã được chú ý và có nguy cơ hoạt động không ổn định.