Singapore
Singapore là quốc gia đầu tiên áp dụng mô hình giám sát tài chính hợp nhất trên thế giới. Năm 1970, Quốc hội đã thông qua Cơ quan tiền tệ Singapore - Monetary Authority of Singapore (MAS) được trao quyền điều hành, thực thi chính sách tiền tệ.
Vào tháng Tư năm 1977, Chính phủ quyết định trao quyền quản lý lĩnh vực bảo hiểm cho MAS. Đến tháng 9 năm 1984, MAS tiếp tục quản lý lĩnh vực chứng khoán tại Singapore.
Sơ đồ 1.1: Mô hình giám sát hợp nhất tại Singapore
Nguồn: MAS, (2004), Objectives and principles of Financial Supervision in Singapore
Mô hình giám sát tài chính hợp nhất tại Singapore là hợp nhất toàn phần, MAS giám sát toàn lĩnh vực ngân hàng chứng khoán, bảo hiểm, đồng thời cũng là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của Singapore. MAS chỉ đạo giám sát dựa trên rủi ro của các tổ chức tài chính, cấp phép hoạt động, thiết lập các quy định và chuẩn mực, xử lý các vi phạm quy định. MAS thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tài chính.
Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore Công ty bảo
hiểm tiền gửi Singapore Bộ tài chính (MOF) Chứng khoán Ngân hàng Bảo hiểm Giám sát thận trọng Phát triển và quan hệ đối ngoại Chính sách tiền tệ Chỉ đạo Marketing Nguồn lực doanh nghiệp và tiền tệ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua việc nghiên cứu các lý thuyết về rủi ro và giám sát tài chính, ta thấy các mục tiêu chủ yếu của một hệ thống giám sát tài chính là ổn định và đảm bảo an toàn cho hệ thống, các tổ chức tài chính cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng. Để thực hiện các mục tiêu này, mỗi quốc gia có phương pháp khác nhau, nhưng ngày càng phải đề cao giám sát an toàn vĩ mô, bên cạnh giám sát an toàn vi mô, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Giám sát an toàn vĩ mô nhằm ngăn ngừa những tác động vĩ mô đến an toàn hệ thống, giám sát vi mô là giám sát từng lĩnh vực, từng trung gian tài chính trong hệ thống nhằm ngăn chặn những rủi ro gây ảnh hưởng và lan tỏa đến toàn hệ thống. Bên cạnh đó, mô hình giám sát hệ thống tài chính trên thế giới hiện nay đang có xu hướng chuyển dần sang mô hình hợp nhất một phần hay toàn phần. Điều này phù hợp với sự phát triển của hệ thống tài chính, nhất là khi việc áp dụng các công nghệ hiện đại và thị trường ra đời những sản phẩm tài chính hiện đại tích hợp linh hoạt. Tiếp nối chương 1, chương 2 học viên sẽ phân tích thực trạng về hệ thống tài chính, và giám sát hệ thống tài chính tại Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ RỦI RO CỦA HỆ THỐNG
2.1.1. Khái quát thị trường tài chính Việt Nam
2.1.1.1. Đôi nét về thị trường tài chính Việt Nam
Thị trường tài chính Việt Nam có nhiều bước chuyển mình đáng kể từ sau đại hội Đảng VI năm 1986, nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Khởi đầu sự cải cách thị trường tài chính là sự ra đời của Pháp lệnh ngân hàng năm 1990, và chuyển đổi ngân hàng mô hình một cấp sang mô hình hai cấp. Trong thị trường tài chính bao gồm nhiều thị trường nhỏ như thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, thị trường bảo hiểm...
Thị trường tiền tệ
Thị trường tiền tệ bao gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn. Vai trò của thị trường tiền tệ là cung cấp vốn ngắn hạn cho các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế, cung cấp tính thanh khoản cho các NHTM và là thị trường giúp NHNN thực thi chính sách tiền tệ.
Số lượng các tổ chức tài chính tham gia trên thị trường tiền tệ đã tăng mạnh trong hơn 20 năm phát triển thị trường, từ những năm đầu đổi mới (giai đoạn 1990- 1991), các tổ chức tài chính ở Việt Nam mới chỉ bao gồm: 4 NHTM Nhà nước, 10 NHTM cổ phẩn và các hợp tác xã tín dụng. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, đã có 7 NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, 28 NHTM cổ phần trong nước, 5 NHTM 100% vốn nước ngoài, 3 ngân hàng liên doanh, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã Việt Nam tiền thân là quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
Thị trường chứng khoán Việt Nam được đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000, với sự ra đời của Ủy ban chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính từ năm 1996 có chức năng quản lý điều phối và giám sát chung thị trường chứng khoán. Hai sở giao dịch chứng khoán nơi niêm yết và giao dịch các chứng khoán của các công ty đã niêm yết là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán thành phố HCM (HOSE). Bên cạnh đó, tồn tại một thị trường chứng khoán phi tập trung, là nơi diễn ra các giao dịch của các chứng khoán chưa niêm yết. Năm 2013, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 91/2013 về việc cho phép các tổ chức 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và tận dụng nguồn vốn tối ưu cho nền kinh tế vào thị trường chứng khoán.
Sau 16 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư. Quy mô thị trường được mở rộng, tăng tính thanh khoản chung cho nền kinh tế mặc dù hoạt động của thị trường diễn biến thăng trầm cùng với sự phát triển theo chu kỳ kinh tế, tuy nhiên tính đến nay cũng đạt được các thành tựu nhất định. Thông qua thị trường chứng khoán, huy động luồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối có tổ chức tại Việt Nam được đánh dấu bằng sự thành lập của hai Trung tâm Giao dịch ngoại tệ tại TPHCM và Trung tâm giao dịch tại Hà Nội theo Quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16/8/1991 của NHNNVN. Tuy nhiên sau khi ra đời một thời gian, hai trung tâm đã không phát huy được tiềm năng thị trường. Do đó, ngày 20/10/1994, NHNN Việt Nam quyết định thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thay cho hai Trung tâm trên. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời với mục đích hình thành thị trường ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ, làm cơ sở cho việc phát triển thị
trường ngoại tệ trong tương lai. Đây là một bước ngoặt trong quá trình phát triển thị trường ngoại hối tại Việt Nam.
Thị trường bảo hiểm
Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm là cơ sở pháp lý hình thành thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ, Nhân thọ và kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm. Năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm là 54.635 tỷ trong đó bảo hiểm phi nhân thọ là 27.307 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ là 27.328 tỷ đồng, doanh thu từ hoạt động đầu tư là 11.167 tỷ đồng. Về các chủ thể tham gia đến năm 2014 tăng lên tổng số 61 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và đóng góp thêm sự có mặt của 25 văn phòng đại diện của các tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Từ năm 2007, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và liên kết đơn vị, mở ra cho thị trường sản phẩm bảo hiểm đa dạng hơn đó là các sản phẩm Bancassuanrance, sản phẩm bán chéo kết hợp giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm, làm đa dạng hóa hơn các sản phẩm bảo hiểm rất nhiều. Bên cạnh đó, bảo hiểm Nhân thọ tiến hành bảo hiểm hưu trí tự nguyện từ năm 2013, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.
2.1.1.2. Các tổ chức tín dụng
Bảng 2.1: Bảng hệ thống các TCTD tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2015
Loại hình Số
Lượng
Loại hình Số
Lượng
NHTM Nhà Nước 7 Chi nhánh ngân hàng nước
ngoài
50
NHTM cổ phần 29 Công ty tài chính 16
NH 100% vốn nước ngoài 5 Công ty cho thuê tài chính 11
Ngân hàng liên doanh 3 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 1100
Ngân hàng hợp tác xã 1 Tổ chức TCVM chính thức 3
Ngân hàng chính sách 2
Trong các tổ chức tín dụng tham gia vào quá trình trung gian luân chuyển vốn phải kể đến các TCTD ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng.
Giai đoạn vừa qua, số lượng các TCTD đã giảm đi đáng kể do đề án tái cơ cấu các TCTD được NHNN ban hành, các tổ chức tín dụng yếu kém phải tái cơ cấu trong đó có các NHTM cổ phần được NHNN mua lại và trở thành các NHTM TNHH một thành viên là GPBank, OceanBank và Ngân hàng xây dựng.
Bảng 2.2: Quy mô vốn tự có của nhóm các NHTM Việt Nam năm 2012 - 2015.
Đơn vị: tỷ đồng
Nhóm TCTD Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
NHTM Nhà nước 137,268 166,580 169,696 203,328
NHTM Cổ phẩn 183,139 195,123 203,154 236,342
NH liên doanh nước ngoài 92,554 100,233 106,004 117,164 CTTC, CT cho thuê tài chính 10,767 2,674 15,208 17,715 NH hợp tác xã 2,254 2,316 2,510 3,472 Toàn hệ thống 425,982 466,926 496,573 578,020
Nguồn: Báo cáo thống kê của NHNN năm 2012 - 2015
Theo Bảng 2.2 vốn tự có giai đoạn năm 2012-2015 của các TCTD Việt Nam đều tăng qua các năm, đặc biệt từ năm 2014 đến năm 2015, hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, giai đoạn trước đó hệ thống ngân hàng chịu tác động mạnh bởi khủng hoảng năm 2008.
2.1.1.3. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán
So với giai đoạn những năm 2006 - 2007 trước khủng hoảng tài chính, thị trường chứng khoán giai đoạn hiện nay ảm đạm hơn rất nhiều, số lượng các công ty chứng khoán sụt giảm từ 105 công ty vào cuối 2011 còn 81 công ty vào cuối năm 2014, tức khoảng 23%, sau quá trình tái cấu trúc hệ thống tài chính nói chung. Các
CTCK đã chủ động nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, quản trị công ty, quản trị rủi ro, cơ cấu lại tổ chức.
Bảng 2.3: Các chỉ số cơ bản của thị trường chứng khoán Việt Nam 2012 - 2014
Đơn vị: nghìn tỷ
Chỉ tiêu/Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Cổ phiếu (CP) tăng thêm 1.848 triệu 5.73 triệu 5.06 triệu
Giá trị giao dịch 2,566/Phiên 2,715/Phiên 5,575/Phiên
Giá trị vốn hóa thị trường 765 949 1.121
Số lượng các CTCK 105 95 81
Vốn chủ sở hữu 37,163 37,695 41,530
Tổng doanh thu 9,832 7,913 10,522
Lợi nhuận sau thuế 1,200 2,056 3,196
Nguồn: Báo cáo thường niên Ủy ban chứng khoán Nhà nước 2012-2014.
- Một số CTCK tự tái cấu trúc bằng cách hợp nhất, rút bớt nghiệp vụ kinh doanh, cụ thể: Có 04 CTCK đã thực hiện hợp nhất, 08 CTCK rút nghiệp vụ môi giới, 02 CTCK đã rút nghiệp vụ Tự doanh, 04 CTCK đã rút nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành, 01 CTCK đã rút nghiệp vụ Tư vấn đầu tư chứng khoán.5
- Do thực hiện hiệu quả công tác tái cấu trúc các CTCK và TTCK có sự khởi sắc, hoạt động kinh doanh của các CTCK năm 2014 khả quan hơn. Năm 2014, số lượng CTCK có lãi nhiều hơn, tổng giá trị lợi nhuận cũng tăng lên và đạt 3300 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2013. Đồng thời, số lượng công ty thua lỗ chỉ còn 19%, giảm khá nhiều so với mức 34% của năm 2013. Bên cạnh đó, nhiều công ty đã tự tăng vốn góp của chủ sở hữu để tăng cường năng lực tài chính, kết quả so với năm 2013, tổng vốn chủ sở hữu tăng 10%, đạt 41,530 tỷ đồng.
2.1.1.4. Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm
Ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành nghị định 100/NĐ - CP đã đánh dấu một bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chấm dứt quá trình hoạt động độc quyền của Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm. Tính đến cuối năm 2014, Việt Nam đã có tổng cộng 61 công ty bảo hiểm trong đó có 30 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 17 công ty bảo hiểm nhân thọ, 2 công ty tái bảo hiểm, 12 công ty môi giới bảo hiểm.
Về doanh thu bảo hiểm tăng dần qua các năm 2011-2014, ngoài ra chỉ tiêu dự phòng nghiệp vụ và tổng tài sản cũng có những bước tăng đột biến, thể hiện tiềm năng và nguồn lực về tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm đang dần vững mạnh.
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu cơ bản về thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2011-2014
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên của Cục quản lý giám sát bảo hiểm năm 2011-2014
2.1.2. Thực trạng rủi ro của hệ thống tài chính Việt Nam
2.1.2.1. Rủi ro thị trường tài chính
Mặc dù thị trường tài chính tại Việt Nam còn non trẻ vẫn trong giai đoạn cần hoàn thiện nhưng những rủi ro của thị trường tài chính đã xuất hiện khá đầy đủ, đa dạng và phức tạp, rủi ro đối với toàn thị trường và những rủi ro nội tại của từng tổ chức tài chính. Đặc điểm của rủi ro thị trường tài chính tại Việt Nam được rút lại như sau:
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lượng DN 57 57 59 61 Doanh thu phí BH 36,552 41,248 47,851 54,635 BH Nhân thọ 15,998 18,397 23,330 27,328 BH phi nhân thọ 20,554 22,851 24,521 27,307 Bồi thường 15,971 16,649 18,587 20,766 Dự phòng nghiệp vụ 61,878 69,011 79,289 97,099 Tổng tài sản 106,25 114,66 133,86 165,15
Một là, xuất hiện sự liên kết hệ thống giữa các bộ phận trong thị trường tài
chính gây nên cạn kiệt nội sinh theo mô hình mà Mishkin đã đề cập. Đây là mô hình gây nên nguy cơ khủng hoảng đặc biệt tại các thị trường tài chính mới nổi, có sự hấp dẫn vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, kéo theo tín dụng tăng trường nóng, gây giá cả của các tài sản tài chính tăng vọt so với các tài sản thực. Khi bong bóng đạt đến độ nhất định sẽ vỡ kéo theo sự rút vốn ồ ạt, giá trị tài sản giảm nghiêm trọng, tính thanh khoản giảm, kéo theo các công cụ của toàn bộ hệ thống tài chính sụt giảm giá trị. Điều này được thấy rất rõ trong giai đoạn những năm 2006-2007, Việt Nam là một nền kinh tế trẻ đầy tiềm năng, dòng vốn FDI đổ vào nền kinh tế và thị trường chứng khoán, đẩy chỉ số Vn - Index lên cao, thêm vào đó ngân hàng dễ dãi trong việc cấp tín dụng, một lượng lớn vốn tín dụng tiếp tục được đổ vào thị trường chứng khoán càng làm chỉ số này tăng cao. Nhưng khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, lượng vốn rút ồ ạt, tính thanh khoản của các chứng khoán sụt giảm, nền kinh tế trở nên khó khăn. Như vậy, đã có sự liên kết gây ảnh hưởng giữa hoạt động của các ngân hàng và công ty chứng khoán, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.
Hai là, sức chịu đựng rủi ro của các trung gian tài chính còn hạn chế, dễ bị
tác động bởi các yếu tố biến động. Trong giai đoạn vừa qua nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động, thăm trầm tùy vào từng thời đoạn, lạm phát năm 2008 - 2009, suy thoái kinh tế, biến động lãi suất, tỷ giá nhưng các tổ chức tài chính hoàn toàn bị