Mở rộng và tăng cường các giải pháp thu hồi nợ vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 80 - 82)

Trong xử lý thu hồi nợ xấu, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên nóng vội mà làm xấu đi những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng, đặt biệt là các khách hàng truyền thống, cụ thể:

 Làm rõ thực trạng kinh doanh, TSĐB, thái độ của khách hàng: phân tích về khả năng phục hồi tình hình SXKD, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng; tình trạng và khả năng xử lý TSĐB.

 Lựa chọn phương pháp xử lý cần áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 8 cần nhanh chóng nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các hình thức xử lý nợ xấu có tính tiên tiến, áp dụng hiệu quả với một lượng lớn nợ xấu phát sinh.

 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trực tiếp

Trên cơ sở kết quả việc phân tích và phân loại nợ xấu, chi nhánh cần tiến hành các biện pháp đôn đốc khách hàng huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ vay trong thời gian ngắn nhất. CBTD có thể tư vấn trực tiếp hay cùng bàn bạc cụ thể

với khách hàng về tìm nguồn trả nợ. Đây được xem là phương pháp thu hồi nợ ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả mang lại không phải là nhỏ.

Để nâng cao hoạt động thu hồi nợ trực tiếp, chi nhánh cần xây dựng một cơ chế thưởng hấp dẫn đối với tất cả các đối tượng hỗ trợ, giúp đỡ ngân hàng thu hồi nợ xấu bao gồm cả cán bộ, nhân viên cũng như các cá nhân và tổ chức khác có tham gia. Nhằm tối đa hóa giá trị các khoản nợ xấu thu hồi, chi nhánh cần xây dựng nguyên tắc thưởng theo phần trăm giá trị nợ xấu thu hồi được.

 Cơ cấu lại nợ

Nếu xét thấy các khoản nợ xấu phát sinh do nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng, khách hàng còn tồn tại và vẫn hoạt động SXKD bình thường và ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá khách hàng có khả năng phát triển trong tương lai thì ngân hàng nên xem xét việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm giảm bới sức ép trả nợ đến hạn, giúp khách hàng tiếp tục có cơ hội SXKD và có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.

 Thanh lý TSĐB

Biện pháp này được thực hiện khi người đi vay không sẵn lòng chi trả, có các hành động trốn tránh trách nhiệm, lừa đảo, tình hình tài chính là không thể cứu vãn được.

Đối với các khoản vay có TSĐB mà các tài sản này ngân hàng có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và có thể phát mại theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc xiết nợ đưa vào sử dụng, hoặc đem góp vốn liên doanh…

Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều khách hàng gian lận trong việc khai báo giá trị của TSĐB mà ngân hàng không phát hiện ra nhất là tình trạng dùng một tài sản thế chấp cho nhiều khoản vay ở các ngân hàng khác nhau. Ngoài ra, cũng có trường hợp khách hàng không tự nguyện bàn giao tài sản (nhất là nhà đất), không giao giấy tờ sở hữu tài sản, tài sản có biến động không được thể hiện trong hợp đồng thế chấp… chưa kể việc xử lý TSĐB bằng cách khởi kiện mất nhiều thời gian, chi phí, thủ tục phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngay cả khi ngân hàng nhận được ủy quyền xử lý TSĐB thì với tư tưởng thiếu hợp tác, khách hàng sẽ khiếu kiện, gây khó khăn cho việc thực hiện ủy quyền xử lý

ngân hàng nên cân nhắc việc xử lý TSĐB này nên kết hợp giao cho CBTD và nhân viên có nghiệp vụ tố tụng dân sự, có hiểu biết về pháp luật, bởi sự nhiêu khê trong thủ tục, tính phức tạp trong pháp lý khi xử lý TSĐB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)