Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 86 - 92)

 Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong

công tác thu hồi nợ xấu

Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay để giúp cho các ngân hàng thuận lợi hơn khi thực

hiện các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ xấu, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ và sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng.  Trước tiên cần phải xem xét một số cơ chế pháp lý về thu hồi nợ. Một thực tế hiện nay là những người làm công tác thu hồi nợ đang gặp phải nhiều vướng mắc về cơ chế pháp lý cho việc thu hồi. Nó vừa thiếu, vừa thừa, vừa mâu thuẫn lại không nghiêm trong việc chấp hành, lại thêm phần chậm trễ trong thi hành án, vừa vướng mắc ở những văn bản pháp luật,… đến các văn bản khác thấp hơn. Do đó, cần phải thiết lập một cơ chế pháp lý khắc phục những bất cập hiện hành. Cơ chế này phải đặc trưng và phù hợp với đặc điểm của hoạt động tín dụng ở nước ta. Và nhất thiết khi ban hành văn bản mới phải có tính pháp lý cao hơn thì mới có thể giải quyết được tình trạng hiện nay. Ngay khi có những quy định phù hợp về thủ tục cũng như trình tự thu hồi nợ cần phải có sự nghiêm chỉnh trong việc thực thi của Nhà nước và của toàn xã hội. Việc xử lý nợ tồn đọng không nên chỉ coi là của các Bộ ngành ngân hàng mà đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực quan tâm của các cấp, các ngành.

 Việc sửa đổi quy định bất hợp lý của Luật Phá sản theo hướng thừa nhận tư cách chủ nợ có bảo đảm của ngân hàng bảo lãnh, có nhận TSĐB cho nghĩa vụ bảo đảm là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngân hàng. Đồng thời, pháp luật về phá sản phải thực sự là công cụ pháp lý để loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán và là trình tự đòi hỏi hiệu quả để các chủ nợ (trong đó có các NHTM) thực hiện quyền thu nợ hợp pháp của mình.

 Pháp luật về đất đai cần có quy định bồi thường thiệt hại cho ngân hàng nhận thế chấp giá trị quyền sử dụng khi bị Tòa án, cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ngân hàng đã nhận thế chấp hợp pháp trước đó.  Luật Thuế cần có các chính sách ưu đãi thuế đối với việc xử lý nợ khó đòi: ngân hàng xóa nợ cho khách hàng thì khách hàng không bị đánh thuế, ngân hàng bán tài sản thế chấp sẽ không được tính là thu nhập và không bị tính thuế, khi ngân hàng xóa nợ thì phần xóa nợ đó được tính vào chi phí,…

 Luật Doanh nghiệp Nhà nước cần thay đổi quan hệ tài sản giữa tổng công ty và công ty thành viên, mô hình tổ chức của tổng công ty theo hướng:

+ Tổng công ty không được phép điều chuyển vốn của công ty thành viên hạch toán độc lập.

+ Tổng công ty nên được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo đó, công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn vào công ty con và thực hiện quản lý công ty con thông qua các quyền chủ sở hữu đối với công ty.

Hoàn chỉnh các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng như nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật giao dịch bảo đảm trong đó bổ sung các quy định về xử lý TSĐB; đồng bộ và thống nhất quy định về xử lý tài sản của các Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan trên cơ cở các nguyên tắc đã được Bộ luật Dân sự quy định , xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về xử lý TSĐB theo Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ trong đó tập trung giải quyết một số “điểm nghẽn” trong hoạt động xử lý TSĐB tại các TCTD hiện nay như: vấn đề thu giữ TSĐB, về xử lý TSĐB trong trường hợp có sự thay đổi về hiện trạng do bên thế chấp hoặc người thứ ba đầu tư, về chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng TSĐB cho người mua, người nhận chuyển nhượng, về quyền và nghĩa vụ của bên nhận TSĐB và bên thế chấp/cầm cố tài sản,... Chính Phủ cần có sự phối, kết hợp giữa các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối hợp để giúp tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng.

Quy định các doanh nghiệp phải có kiểm toán báo cáo tài chính nhằm khắc phục tình trạng báo cáo tài chính không trung thực do thiếu sự kiểm toán xác nhận của một tổ chức chuyên nghiệp có uy tín, từ đó giúp cho ngân hàng thu thập được dữ liệu thông tin chính xác trung thực về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, lượng hóa được mức độ rủi ro tín dụng, phân tích đánh giá thẩm định tín dụng chính xác, hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra.

 Xây dựng cơ chế pháp lý trong việc xử lý TSĐB

Theo điều 4.3 Nghị định 178 của Chính Phủ, các TCTD được quyền xử lý TSĐB để thu hồi nợ khi khách hàng vay (hoặc bên bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Tuy nhiên, Nghị định này không đề cập cụ thể đến thẩm quyền phát mại tài sản của TCTD. Ngoài ra, luật không cho phép TCTD được chủ động xử lý TSĐB là quyền sử dụng đất mà phải xin ý kiến Ủy ban Nhân dân cấp huyện (đối với khách hàng vay là hộ gia đình,

cá nhân), cấp tỉnh (đối với khách hàng vay là tổ chức) và thời gian chờ phản hồi ý kiến là 15 ngày, chưa kể TCTD phải tiến hành hàng loạt các thủ tục khác mới có thể đưa tài sản ra phát mại.

Trong thực tế, khi xử lý TSĐB, việc bán tài sản không phải một mình ngân hàng tự quyết định mà phải thông qua các cơ quan chức năng có liên quan, chẳng hạn như muốn phát mại tài sản của Doanh nghiệp Nhà nước phải có sự đồng ý của Cục Quản lý vốn, Bộ Chủ quản, chính quyền địa phương. Trong một số trường hợp, ngân hàng phải thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật hoặc tiến hành tố tụng tại Tòa án để được quyền phát mại tài sản vì có khách hàng không chịu bàn giao tài sản hoặc tìm cách lẫn tránh nghĩa vụ trả nợ. Việc xử lý TSĐB tại địa phương khác địa bàn hoạt động của ngân hàng còn khó khăn hơn vì chính quyền địa phương thường có ý kiến chỉ đạo giải quyết theo hướng có lợi cho khách nợ thuộc địa phương (nhất là các Doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương) làm cho việc đưa tài sản ra phát mại thu hồi nợ của ngân hàng gần như bất khả thi.

Tóm lại, mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn việc thế chấp, xử lý TSĐB nhưng các văn bản chưa sát với thực tế, khó thực thi, hiệu quả thu hồi nợ thấp, đặc biệt đối với TSĐB là quyền sử dụng đất. Vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh chính sách pháp luật liên quan, cho phép ngân hàng có nhiều quyền hạn cụ thể hơn trong xử lý TSĐB. Khi đó, việc xử lý TSĐB sẽ dễ dàng và thuận lợi, đặc biệt đối với TSĐB là BĐS sẽ có tính thanh khoản cao hơn và đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Nhà nước cũng nên sửa đổi Nghị định 178 theo hướng tăng thêm quyền hạn cho ngân hàng, cho phép ngân hàng tự quyết trong việc bán TSĐB. Văn bản hướng dẫn xử lý TSĐB phải được soạn thảo theo “tư duy” khi khách nợ không trả được nợ thì TSĐB được xem như thuộc sở hữu của ngân hàng, ngân hàng có được đầy đủ quyền hạn để xử lý tài sản, tránh những phiền hà do cơ quan khác gây ra. Ngoài ra, Nhà nước cần ban hành văn bản quy định rõ các trường hợp xử lý TSĐB là đất thuê của Nhà nước, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng thì ngân hàng phải phối hợp thực hiện các giải pháp về tổ chức quản lý, hệ thống quy định nội bộ về hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hoàn thiện các công tác có liên quan mật thiết đến hoạt động xử lý nợ như TSĐB, pháp chế, thẩm định tín dụng... Trong đó, ngân hàng cần xây dựng cho mình một quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng để áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống.

Về phía các cấp quản lý vĩ mô, việc hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng cần được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả để tháo gỡ những vướng mắc mà ngân hàng đang gặp phải, nhất là trong việc xử lý nợ xấu. Đồng thời với việc hoàn thiện các quy định mua bán cho VAMC thì cần có những biện pháp tạo điều kiện để các NHTM tự xử lý nợ, đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ, đẩy mạnh tiến độ thu hồi nợ đã XLRR.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Chính Phủ 2013, Nghị định 53/NĐ-CP ngày 18/05/2013 về thành lập, tổ chức hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.

2. Chính Phủ 2013, Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 về phê duyệt đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD” và đề án “Thành lập công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam”.

3. Đinh Vũ Anh Tuấn 2014, Quản lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Sài Gòn Công Thương, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế

TP. Hồ Chí Minh.

4. Hoa Thị Sao Ly 2015, Quản lý nợ xấu tại ngân hàng Bưu điện Liên Việt Chi

nhánh Sài Gòn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí

Minh.

5. Hồ Diệu 2002, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 6. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 8, Số liệu kinh doanh giai đoạn 2014-2016.

7. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Quy trình tín dụng.

8. Ngô Minh 2013, VAMC làm gì với nợ xấu đã mua?, truy cập tại < http://www.vneconomy.vn/20131017091928373P0C6/vamc-lam-gi-voi-no-xau- da-mua.html >.

9. Nguyễn Đăng Dờn 2004, Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Mùi 2012. Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ, Tạp chí tài chính, số 11-2012, truy cập tại

< http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Thuc-trang-no-xau-tai-cac- ngan-hang-Viet-Nam-va-giai-phap-thao-go/16290.tctc >.

11. Nguyễn Văn Tiến 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. NHNN 2007, Quản lý nợ xấu – nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu, Bản tin thông tin tín dụng của NHNN, số 7 đến số 14 năm 2007.

13. NHNN Việt Nam 2005, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

14. NHNN Việt Nam 2007, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

15. NHNN Việt Nam 2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

16. NHNN Việt Nam 2013, Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam.

17. NHNN Việt Nam 2014, Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014 về sửa đổi, bổ xung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

18. Phan Thị Cúc 2008, Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. B.Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Basel Committee on Banking Supervision 2006, Internatinal Convergence of Capital Measurement and Capital Standards - Revised Framework - Comprehensive Version, BIS, Basel, Switzerland Cases, Johnwiley & Son, Inc, Australia

2. Glen Bullivant 2005, "Credit Management"

3. IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators 2004.

4. Stephan Schwill 2008,“Market and Liquidity Risk Management in a Bank” 5. Rudolf Duttweiler 2010, “Liquidity Risk Management in a Bank”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)