Ngân hàng Quốc Tế (VIB)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 33)

Tại VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB.

Trên thực tế, kiểm soát rủi ro tín dụng tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình ba tầng lớp bảo vệ (Đơn vị kinh doanh – Đơn vị quản lý – Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vai trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: Chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của kiểm soát rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8

 Về mô hình tổ chức hoạt động tín dụng

Chuyên môn hóa các bộ phận trong đó có bộ phận nghiên cứu thị trường và nhu cầu vay vốn của khách hàng trong từng điều kiện cụ thể của nền kinh tế cũng như nghiên cứu những rủi ro có thể nảy sinh để có những kịch bản dự phòng nhằm xử lý rủi ro một cách nhanh chóng và hiệu quả; bộ phận chuyên tiếp xúc khách hàng để bán sản phẩm, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng; bộ phận chuyên việc tác nghiệp, xử lý chứng từ. Những bộ phận chuyên môn này phối hợp công việc một cách nhịp nhàng và linh hoạt mang lại sự thỏa mãn cao cho khách hàng, đảm bảo sự an toàn, sinh lời cho hoạt động ngân hàng.

 Quy trình nghiệp vụ

Thông qua việc tập hợp thông tin và chấm điểm xếp loại khách hàng, ngân hàng tiến hành sàng lọc, lựa chọn những khách hàng tốt có uy tín trả nợ. Mặc dù cho vay có đảm bảo là thông lệ nhưng không bắt buộc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày một số nét chính cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có thể thấy, hoạt động tín dụng đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam. Do đó công tác kiểm soát các rủi ro trong hoạt động tín dụng cần được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản kiểm soát rủi ro tín dụng là một quá trình gồm nhiều bước từ phòng ngừa, kiểm tra, giám sát đến xây dựng và thực hiện các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ xấu, nó đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, nhiều bộ phận chuyên môn cả bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Cở sở lý thuyết trình bày tại chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 8

Trong chương 2 sẽ giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8, kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2016.

Đồng thời, chương 2 cũng sẽ trình bày về thực trạng rủi ro tín dụng cũng như công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh.

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Quận 8 là một quận ven của nội thành, nằm về phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh, giáp với quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận Bình Chánh và quận Bình Tân. Nhìn chung, quận 8 là một quận nghèo vùng ven, cơ sở hạ tầng yếu, dân cư hiện nay tăng đột biến, mức thu nhập dân cư thấp, cơ cấu dân số đa phần là nông dân và người lao động nghèo. Sau ngày 30/04/1975, Ngân hàng Quận 8 được thành lập với tên gọi là Chi Nhánh 13 trực thuộc NHNN thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị quản lý) theo quyết định số 175/QĐ, ngày 17/10/1975 của Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trong bối cảnh đổi mới hệ thống ngân hàng theo cơ chế thị trường, tháng 08/1998, ngân hàng mang tên mới là Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ Pháp lệnh ngân hàng từ tháng 12/1990, Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 8 chuyển sang hoạt động kinh doanh thực hiện ngân hàng hai cấp theo quyết định số 605/NHQĐ, ngày 22/12/1990 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Ngày 22/12/2009 Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 8 Thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8.

Hiện trụ sở chi nhánh đóng tại 1073 Phạm Thế Hiển, Phường 5, Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh, tổng số nhân viên của chi nhánh hiện nay là khoảng 245 người.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức

Phòng kế toán giao dịch là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực

tiếp với khách hàng. Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp. Ban Giám Đốc Phòng Kế toán giao dịch Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Phòng Khách hàng Cá nhân Phòng Tiền tệ - Ngân quỹ Phòng Quản lý rủi ro & Nợ có vấn đề Phòng tổ chức – hành chính Tổ Thông tin Điện toán Phòng Tổng hợp

Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

Phòng tiền tệ - kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt lớn.

Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc

chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu). Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, xử lý tài sảm đảm bảo nợ vay theo qui định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh 8 theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Phòng tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản lý và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn của chi nhánh.

Tổ thông tin điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự

kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 giai đoạn 2014 - 2016 Việt Nam – Chi nhánh 8 giai đoạn 2014 - 2016

Ở bất cứ NHTM nào, để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi ngân hàng phải có một nguồn vốn dồi dào và tương xứng. Ngân hàng thu hút vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: Vốn tự huy động, vốn vay từ các TCTD khác, trong đó vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Chênh lệch (+/-) % (+/-) % Tiền gửi thanh toán 757 53% 856 55% 1.025 51% 98 13% 169 20% Tiền gửi tiết

kiệm 678 47% 702 45% 984 49% 24 4% 282 40%

Tổng vốn

huy động 1.436 100% 1.558 100% 2.009 100% 122 9% 451 29%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8)

Qua số liệu bảng 2.1, ta thấy được tình hình huy động vốn qua các năm. Năm 2014, tổng huy động là 1.436 tỷ đồng, đến năm 2015 con số là 1.558 tỷ đồng, tăng 122 tỷ đồng so với năm 2014. Như vậy tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 9%. Sang năm 2016, tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên đến 2.009 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2015.

Có thể thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 giai đoạn 2014 – 2016 tăng trưởng một cách nhanh chóng là do việc ưu tiên đẩy mạnh huy động vốn để củng cố khả năng thanh toán và tạo nguồn cho hoạt động tín dụng, chính sách lãi suất huy động được điều hành khá sát thị trường theo từng thời kỳ và phù hợp với quy định của pháp luật cùng nhiều giải pháp linh hoạt về sản phẩm như: Tiền gửi tiết kiệm bảo hiểm Tiết kiệm Đại Lộc, Tiền gửi Tích lũy bậc thang, Tích lũy bảo hiểm… kết hợp nhiều chương trình ưu

đãi khác như bốc thăm, tặng quà…Tất cả điều này đã nâng tổng vốn huy động của chi nhánh trong giai đoạn trên tăng mạnh một cách đột phá.

Biểu đồ 2.1. Dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 giai đoạn 2014 - 2016

2750 3156 3845 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ đồng

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8)

Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 trong giai đoạn 2014 – 2016 liên tục tăng đều và khá nhanh. Năm 2014 đạt 2.750 tỷ đồng; năm 2015 đạt 3.156 tỷ đồng, tăng 406 tỷ đồng (14,6%) so với năm 2014; năm 2016 đạt 3.845 tỷ đồng, tăng 689 tỷ đồng (17,9%) so với năm 2015; đưa tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2014 – 2016 của chi nhánh đạt con số 39,8%.

Như vậy, tình hình dư nợ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 không nằm ngoài xu hướng chung của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong thời gian gần đây, đó là tăng đều liên tục qua các năm. Ngân hàng đã có một kết quả kinh doanh khá tốt về mặt cho vay, tận dụng tối ưu khi có được một nguồn vốn huy động khá cao và tăng nhanh. Việc ngân hàng cần làm lúc này là kiểm soát rủi ro tín dụng thật tốt để có được một kết quả kinh doanh đáng mong đợi trong những năm này.

Biểu đồ 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016 554 622 805 473 536 714 81 86 91 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2014 2015 2016 Tỷ đồng Năm

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8)

Qua biểu đồ 2.2, ta thấy doanh thu từ năm 2014 - 2016 có sự tăng trưởng khá tốt, doanh thu năm 2015 tăng 68 tỷ đồng so với năm 2014 việc gia tăng chủ yếu do dư nợ tăng trưởng. Đến năm 2016 doanh thu của Chi nhánh 8 đạt 805 tỷ đông tăng 183 tỷ đồng doanh thu, sự gia tăng này do gia tăng các dịch vụ gia tăng bán chéo các sản phẩm thu phí dịch vụ và kèm theo đó là sự tăng trưởng dư nợ của các nhóm khách hàng lớn.

Nhìn chung, Chi nhánh 8 có kết quả hoạt động khá tốt trong số các chi nhánh của hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong các năm qua luôn đứng trong top đầu hệ thống về lợi nhuận qua từng năm. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung doanh thu lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 những năm gần đây vẫn ở mức khá tốt.

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8.

2.2.1. Tình hình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 nhánh 8

Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Chênh lệch (+/-) % (+/-) % Dư nợ trong hạn 2.675 97,3% 3.053 96,7% 3.750 97,5% 378 14,1% 697 22,8% Nợ quá hạn 75 2,7% 103 3,3% 95 2,5% 28 37,3% -8 -7,8% Tổng dư nợ 2.750 100% 3.156 100% 3.845 100% 406 14,8% 689 21,8%

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8)

Bảng 2.2 là tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 giai đoạn 2014 – 2016, ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh tăng liên tục qua các năm. Nguồn tăng này chủ yếu đến từ dư nợ cho vay tăng nhanh liên tục trong khi đó dư nợ quá hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ luôn quanh mức 3% tổng dư nợ vay. Tổng dư nợ và nợ quá hạn tương ứng như sau: 2.750 tỷ đồng và 75 tỷ đồng năm 2014. Đến năm 2015, tổng dư nợ cho vay tăng lên 3.156 tỷ cùng với đó dư nợ quá hạn tăng lên 103 tỷ đồng (tăng tương ứng 14,1% và 37%). Sang đến năm 2016, dư nợ quá hạn đã giảm và đạt 95 tỷ đồng (giảm 7,8% so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)