Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 107)

3.5.1. Kết quả về mặt định tính

Qua thực nghiệm, tôi thấy hiệu quả của việc giáo dục di sản văn hóa cho học sinh lớp 12 như sau:

* Đối với học sinh lớp thực nghiệm (TN)

- Khi tiến hành lồng ghép các vấn đề về di sản văn hóa, các em tỏ ra thích thú, tham gia rất tích cực. Các em có những hiểu biết cơ bản về các di sản văn hóa của Việt Nam.

- Qua các vấn đề, các tình huống được nêu ra, các em được trình bày khả năng, vốn hiểu biết của mình trước tập thể, các em được nói ra ý kiến của mình, được làm việc tập thể, được chia sẻ các kinh nghiệm và đặc biệt là các em có cơ hội trao đổi với nhau về các vấn đề đang được xã hội quan tâm. Từ đó, các em có cơ hội phát huy vai trò làm chủ của mình, phát huy tính độc lập, tích cực và sáng tạo, rèn luyện được các kĩ năng làm việc nhóm, phát triển mối quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong lớp học.

* Đối với học sinh lớp đối chứng (ĐC)

- Hầu hết các em rất lúng túng khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tỏ ra khó khăn khi lựa chọn phương án, những hiểu biết về di sản văn hóa và các vấn đề xung quanh còn chưa sâu, không chắc chắn và nhiều kiến thức còn mơ hồ.

- Những kĩ năng học tập, làm việc nhóm còn yếu. Các em tỏ ra thiếu tự tin, bối rối khi trình bày các vấn đề khoa học trước tập thể.

3.5.2. Kết quả về mặt định lượng

Để so sánh và đánh giá khả năng nhận thức về di sản văn hóa qua bài dạy Địa lý lớp 12 của HS ở các lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi tiến hành tính toán định lượng bằng phương pháp thống kê toán học. Sau đó xử lí số liệu, kết quả về điểm số được thể hiện qua các bảng 3.3.; 3.4.; 3.5.

Bảng 3.3. Bảng phân phối điểm kiểm tra trắc nghiệm về tình trạng nhận thức của lớp thực nghiệm và đối chứng ở 3 trường THPT

Kết quả điểm số bài kiểm tra nhận thức

Trường Lớp Số HS 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 12B 31 0 0 2 6 7 9 3 4 PTDT Nội trú cấp II - III Bắc Quang ĐC 12C 32 0 4 9 8 4 4 2 1 TN 12C1 28 0 0 0 3 5 9 3 8 THPT Việt Vinh ĐC 12C3 28 0 2 4 8 6 4 2 2 TN 12A3 31 0 0 1 5 7 9 4 5 THPT Quang Bình TN 12A4 35 0 2 5 10 9 5 2 2

Bảng 3.4. Bảng phân phối tổng hợp điểm các bài trắc nghiệm của lớp thực nghiệm và đối chứng

Kết quả kiểm tra Khá - giỏi (8 - 10 điểm) Trung bình (5 - 7 điểm) Yếu kém (3 - 4 điểm) Trường Lớp Số HS HS đạt điểm Tỉ lệ (%) HS đạt điểm Tỉ lệ (%) HS đạt điểm Tỉ lệ (%) TN 12B 31 16 51.5 15 48.5 0 0.0 PTDT Nội trú ĐC 12C 32 7 22.0 21 65.5 4 12.5 TN 12C1 28 20 71,4 8 28.6 0 0.0 THPT Việt Vinh ĐC 12C3 28 8 28.6 18 64.2 2 7.2 TN 12A3 31 18 58.0 13 42.0 0 0.0 THPT Quang Bình ĐC 12A4 35 9 25.9 24 68.4 2 5.7

60.3 39.7 0 25.5 66 8.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Khá - Giỏi Trung bình Yếu - kém

%

Thực nghiêm Đối chứng

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp điểm trung bình của các lớp thực nghiệm và đối chứng

Trường thực nghiệm Lớp Số HS Điểm trung bình

TN 12B 31 7.5

Trường PTDT Nội trú cấp II - III

Bắc Quang ĐC 12C 32 6.1

TN 12C1 28 8.2

Trường THPT Việt Vinh

ĐC 12C3 28 6.7

TN 12A3 31 7.8

Trường THPT Quang Bình

ĐC 12A4 35 6.4

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng tại 3 trường THPT

* Nhận xét về kết quả định lượng

- Qua số liệu thực nghiệm, kết quả bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở các trường THPT cho thấy, việc áp dụng các phương pháp và hình thức giáo dục DSVH qua bài dạy Địa lý 12 của đề tài đưa ra khá hiệu quả. Lớp ĐC có số bài với điểm trung bình là 63 bài (chiếm 59.8 %), trong khi đó lớp TN có số bài với điểm trung bình là 36 bài (chiếm 32.4 %). Ngược lại, lớp TN có số bài khá - giỏi là 54 bài (chiếm 48.6 %), lớp ĐC có số bài khá - giỏi là 24 bài (chiếm 22.8 %).

- Điểm trung bình chung của các lớp TN đều cao hơn điểm trung bình chung của các lớp ĐC. Trong đó, lớp TN 12C1 có điểm trung bình trung (8.2), cao hơn điểm trung bình trung của lớp ĐC 12C3 (6.7), với mức lệch là 1.5 điểm

3.5.3. Kết quả chung về thực nghiệm

Qua hoạt động thực nghiệm về giáo dục DSVH qua môn Địa lý cho HS lớp 12 ở một số trường THPT cho thấy: Khi tiến hành các nội dung giáo dục DSVH và các phương pháp giáo dục DSVH của đề tài, đa số học sinh rất hứng thú học tập, không khí giờ học sôi nổi, HS có nhiều cơ hội để khám phá các tri thức mới và rèn luyện các kĩ năng, kĩ sảo. Đặc biệt, việc giáo dục DSVH qua môn Địa lý 12 còn hình thành ở HS ý thức tôn trọng, thái độ và hành vi ứng xử trong vấn đề giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc.

Bên cạnh đó, việc giáo dục DSVH thông qua các hoạt động ngoại khóa như trò chơi địa lí, câu lạc bộ địa lí, tham quan địa lí, triển lãm địa lí... đã mang lại hiệu quả giáo dục cao. Thông qua hoạt động ngoại khóa, đã giúp gắn liền các kiến thức địa lí vào hoạt động thực tiễn, giúp cho các kiến thức địa lí được khắc sâu và có ý nghĩa hơn. Không những thế, các hình thức hoạt động ngoại khóa còn là sân chơi bổ ích cho các em, nơi các em được thể hiện mình, được nói lên ý kiến, nguyện vọng, cũng như ước mơ của các em; rèn luyện cho các em kĩ năng giao tiếp, đối thoại, trình bày vấn đề một cách có hệ thống, khoa học.

Tiểu kết chương 3

Để kiểm nghiệm tính phù hợp và khả thi của các nội dung và phương pháp giáo dục di sản văn hóa đã lựa chọn qua bài dạy địa lí 12. Tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm theo đúng quy trình và đầy đủ các bước của quá trình thực nghiệm. Từ kết quả thực nghiệm, bước đầu đã khẳng định được tính hiệu quả của các phương pháp giáo dục được nêu ra trong nghiên cứu. Qua hoạt động thực nghiệm về việc dạy học di sản văn hóa qua môn địa lí lớp 12 đã cho thấy những tín hiệu tích cực, cần được triển khai và mở rộng hơn nữa ở các trường THPT trên cả nước. Việc đưa các nội dung và phương pháp giáo dục di sản văn hóa vào giảng dạy trong môn địa lí 12, đã tạo cơ hội cho học sinh khám phá và mở rộng các tri thức mới, rèn luyện các kĩ năng, kĩ sảo. Đặc biệt, thông qua việc giáo dục di sản còn hình thành ở học sinh ý thức tôn trọng, thái độ và hành vi ứng xử trong vấn đề giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

KẾT LUẬN

1. Kết quả đạt được của đề tài

Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vấn đề giáo dục di sản văn hóa trong dạy học Địa lí lớp 12, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

Việc xây dựng và sử dụng di sản là một hướng đi đúng đắn để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Giáo dục di sản văn hóa là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng đảm bảo cho dân tộc và đất nước phát triển bền vững. Càng tự hào và trân trọng di sản của quá khứ, chúng ta càng phải khơi dậy niềm tự hào và sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam. Do đó, bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục ý thức về di sản văn hóa, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Địa lí trước yêu cầu đặt ra của sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Đề tài đã hệ thống hóa một cách chọn lọc những lí luận cơ bản về giáo dục di sản văn hóa; vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục di sản văn hóa trong nhà trường phổ thông hiện nay. Đây là nguồn tài liệu khoa học bổ ích, đóng góp vào kho tư liệu chung về lí luận dạy học. Vận dụng các quan điểm và lý luận dạy học hiện đại để làm sáng tỏ vai trò, ưu - nhược điểm của việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học môn Địa lí nói riêng và dạy học giáo dục di sản nói chung.

Đề tài đã xác định được nội dung và một số hình thức giáo dục DSVH qua bài dạy Địa lí cho học sinh lớp 12. Hoàn thành việc xây dựng một số mẫu giáo án, đề kiểm tra, trò chơi, kho tư liệu... Đây là nội dung dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học di sản văn hóa qua bài dạy Địa lí 12. Bên cạnh đó, di sản văn hóa còn là phương tiện trực quan có khả năng phục vụ rất tốt cho việc dạy học Địa lí ở trường phổ thông. Việc giáo dục di sản còn có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp kiến thức, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, kích thích tư duy của các em, nâng cao hứng thú học tập, tạo cơ hội cho các em thực hành, vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học.

Kết quả thực nghiệm sư phạm là căn cứ bước đầu khẳng định tính hiệu quả của các phương pháp giáo dục được nêu ra trong nghiên cứu này. Các phương pháp

và hình thức tổ chức dạy học di sản được nêu ra trong nghiên cứu không chỉ được vận dụng cho chương trình Địa lí 12 mà còn có thể vận dụng cho toàn bộ quá trình dạy học môn Địa lí ở trường phổ thông với những nội dung khai thác cụ thể với từng lớp học, cấp học một cách linh hoạt, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

2. Hạn chế của đề tài

Bên cạnh những kết quả thu được, đề tài còn một số hạn chế sau:

- Đề tài mới chỉ đưa ra một số hình thức giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lí, vẫn còn nhiều hình thức và đặc biệt là phương pháp giáo dục di sản văn hóa mà đề tài còn chưa đề cập đến.

- Số lượng mẫu giáo án thiết kế chưa nhiều, chưa vận dụng hết các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong việc giáo dục di sản văn hóa.

- Số lần thực nghiệm và số lượng bài thực nghiệm còn ít, chưa đạt được hiệu quả cao nhất.

3. Kiến nghị

a. Đối với Sở giáo dục

- Cần tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên về các phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy, cũng như cách lựa chọn các nội dung giáo dục DSVH của riêng địa phương mình sao cho phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của HS.

- Khuyến khích giáo viên viết báo cáo chuyên đề về giáo dục DSVH.

- Sở giáo dục cần tăng cường biên soạn các tài liệu tham khảo và giảng dạy với những nội dung riêng cho phần giáo dục di sản văn hóa của địa phương mình.Đây sẽ là cuốn “cẩm nang” rất có ích cho giáo viên trong việc dạy học.

b. Đối với nhà trường THPT

- Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa để học sinh tham gia như thành lập các câu lạc bộ, tổ chức tham quan... Đồng thời, nhà trường cần phải có sự phối hợp với các ban ngành trong việc giáo dục DSVH cho học sinh nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng sống, ý thức trong việc giữ gìn và bảo tồn di sản.

c. Đối với giáo viên

- Phải không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, đồng thời phải tìm tòi, học hỏi nâng cao kĩ năng nghiệp vụ và thao tác sư phạm.

- Bản thân mỗi giáo viên phải có ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục di sản văn hóa cho học sinh.

- Tăng cường thời gian và thường xuyên khai thác các nội dung giáo dục DSVH khi có cơ hội, cũng như vận dụng các phương pháp giáo dục DSVH sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

- Trong các kì kiểm tra, đánh giá cũng cần tăng cường các câu hỏi có kiến thức về di sản văn hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, Huế.

[2]. Nguyễn Chí Bền (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Vật thể Thăng

Long - Hà nội, Nxb Hà Nội).

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Địa lý, Hà Nội (10/2013).

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương

trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Địa lý, Nxb Giáo dục.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo viên Địa lí 12, Nxb Giáo dục. [6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách giáo khoa Địa lí 12, Nxb Giáo dục.

[7]. Bộ Tư pháp, Luật Di sản Văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[8]. Bộ Tư pháp, Luật giáo dục 2005, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

[9]. Cục di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Nxb Thế giới, Hà Nội. [10]. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[11]. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[12]. Đặng Văn Đức (2007), Lí luận dạy học Địa lí, Nxb Đại học sư phạm.

[13]. Hiếu Giang (2003), Về giá trị văn hóa phi vật thể Thăng Long - Hà Nội, Tạp chí di sản văn hóa.

[14] Bùi Hiển (2001), Từ điển giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

[15]. Hội nghị quốc tế UNESCO (2003), Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. [16]. Hội nghị quốc tế UNESCO (1972), Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và

thiên nhiên của thế giới.

[18] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thông (1998), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí

học sư phạm, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[19]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

[20]. Hoàng Phê (2005), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học. [21]. Phạm Thị Sen (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp

12 môn Địa lí, Nxb Giáo dục.

[22]. Nguyễn Thị Kim Thành (2013), Bảo tàng, di tích - Nơi khơi nguồn cảm hứng

dạy và học Lịch sử cho học sinh phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[23]. Ngô Phương Thảo (07/2008), Bảo vệ di sản, cuộc chiến từ những góc nhìn,

Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 289.

[24]. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

[25]. Hoàng Vinh (1997), Một số vấn đề về bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân

tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[26]. Nguyễn Đức Vũ (2004), Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.

[27]. http://anpham.tourism.vn/images/book/vchaovietnam/index.html [28]. http://vietnamtourism.com/disan/

[29]. http://dch.gov.vn/Default.aspx

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC DI SẢN VĂN HÓA QUA BÀI DẠY ĐỊA LÍ VIỆT NAM Ở LỚP 12 THPT

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN ĐỊA LÍ THPT)

Họ và tên giáo viên : Trình độ chuyên môn : Số năm công tác : Trường THPT :

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lí ở trường THPT, tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lí lớp 12

THPT”. (Chương trình chuẩn). Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý thầy

(cô) bằng cách xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến, nhận xét về việc sử dụng di sản văn hóa theo các nội dung của phiếu điều tra. Xin vui lòng đánh dấu X vào câu trả lời thầy (cô) cho là phù hợp nhất.

Xin cảm ơn ý kiến đóng góp của quý Thầy (Cô).

Câu 1: Thầy (Cô) quan niệm như thế nào về việc giáo dục di sản văn hóa cho học sinh qua bài dạy Địa lí 12.

a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Bình thường d. Không cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)