Nguyên tắc xác định nội dung giáo dục di sản văn hóa qua bà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 41 - 43)

Để khai thác tốt các nội dung giáo dục di sản văn hóa trong dạy học Địa lí 12 cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

2.2.2.1. Bám sát nội dung chương trình Địa lí 12

Việc xác định nội dung giáo dục DSVH nhất thiết phải bám vào nội dung chương trình SGK do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Đó chính là những nội dung giáo dục đã được cụ thể hóa và mang tính pháp lí cụ thể. Giáo viên sẽ không mất nhiều thời gian để tìm tòi, chắt lọc những kiến thức về DSVH. Từ đó, giáo viên có nhiều thời gian đầu tư cho việc giảng dạy. Từ những sắp xếp logic theo thứ tự các bài học, GV cũng sẽ thuận lợi trong việc sắp xếp các nội dung giáo dục DSVH một cách hợp lí nhất. Chính từ những yếu tố này sẽ giúp cho việc giáo dục DSVH trở nên hiệu quả hơn. Hơn nữa những kiến thức về DSVH trong SGK Địa lí 12 cũng khá phong phú, GV nên khai thác các kiến thức có sẵn trong SGK là phù hợp với thời lượng cho phép của môn học. Bên cạnh đó, việc giáo dục DSVH cũng chính là việc giáo dục ý thức, rèn luyện nhân cách, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản cho cuộc sống tương lai sau này.

2.2.2.2. Cụ thể hóa và đi sâu vào những vấn đề, những nội dung có liên quan đến di sản văn hóa mà sách giáo khoa có đề cập

Thực tế những nội dung về giáo dục DSVH trong SGK Địa lí 12 mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, sơ lược, chỉ mang tính minh họa cho một mục kiến thức nhỏ, chứ chưa được cụ thể hóa. Chính vì vậy, giáo viên cần phải có những phương pháp và hình thức phù hợp, sao cho HS có thể nắm được kiến thức một cách hiệu quả nhất.

2.2.2.3. Không làm biến tính nội dung môn học, không biến bài học địa lí thành bài giáo dục di sản văn hóa

Trong quá trình giáo dục DSVH, giáo viên phải luôn chú ý không quá chú trọng đến giáo dục DSVH mà quên đi nội dung chính của môn học. GV phải biết kết hợp hài hòa giữa giáo dục DSVH với kiến thức địa lí. GV phải xác định được nhiệm vụ giảng dạy, mục tiêu bài học, từ đó xác định nội dung giáo dục DSVH sao cho phù hợp với kiến thức của bài địa lí và thời lượng của tiết dạy. Có như thế mới đảm bảo tính khoa học và mang lại hiệu quả.

2.2.2.4. Kế thừa và phát huy những kiến thức về di sản văn hóa đã có ở học sinh, tăng cường liên hệ thực tế địa phương

Trong quá trình giáo dục DSVH cho học sinh, giáo viên cũng nên chú ý đến việc khai thác các kiến thức cũ, kiến thức của học sinh thu thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này góp phần vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục và góp phần củng cố kiến thức cho học sinh nhanh chóng. Đồng thời, giáo viên tiết kiệm được thời gian mà nội dung giáo dục DSVH cũng trở nên phong phú hơn. Việc kế thừa và phát huy những kiến thức sẵn có ở học sinh còn góp phần tạo nên tính tích cực, chủ động trong học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 41 - 43)