2.4.1. Mẫu giáo án 1
Bài 31 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu của nội thương, ngoại thương.
- Biết được một số mặt hàng xuất khẩu được sản xuất tại các làng nghề của Việt Nam, không những chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn chứa đựng cả giá trị văn hóa nghệ thuật, là biểu tượng của dân tộc, là di sản của đất nước.
- Phân tích được các tài nguyên du lịch của nước ta: tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn.
- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính. Vai trò của các di sản đối với sự phát triển du lịch và quan hệ giữa sự phát triển du lịch đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản.
- Biết được một số di sản thế giới có ở Việt Nam. Phân tích được mối quan hệ giữa việc giữ gìn, phục hồi các di sản đối với phát triển kinh tế - xã hội.
2. Kĩ năng
- Phân tích số liệu, biểu đồ để nhận xét sự phát triển của ngành thương mại và du lịch ở nước ta.
- Sử dụng bản đồ, Atlát để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch.
- Thông qua phương tiện trực quan (tranh ảnh, bản đồ...) và có thể trải nghiệm thực tế, nhận biết một số di sản. Liên hệ được vấn đề khai thác và bảo tồn các di sản này.
3. Thái độ
- Góp phần nâng cao tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc thông qua các di sản tự nhiên và di sản nhân văn. Từ đó có những hành động để giữ gìn di sản của địa phương, của đất nước.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Đối với giáo viên
- Tranh ảnh, thông tin về một số trung tâm thương mại lớn và một số điểm du lịch/ di sản của đất nước.
- Một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống có giá trị về văn hóa, nghệ thuật.
- Video clip minh hoạ về một số điểm du lịch/ di sản và trung tâm thương mại lớn.
- Biểu đồ hoạt động thương mại (nội thương và ngoại thương), bản đồ du lịch. - Máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
Sách vở, đồ dùng học tập, Atlát Địa lí Việt Nam, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật về di sản có ở địa phương hoặc một số di sản mà HS đã biết.
III. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5p’)
Câu 1. Dựa vào hình 30 (SGK) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét về mạng lưới giao thông vận tải nước ta. Cho biết ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh.
Câu 2. Nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính viễn thông của nước ta. 3. Giới thiệu bài mới
4. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động thương mại
1. Mục tiêu - Kiến thức:
+ Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu của ngành nội - ngoại thương.
+ Biết được một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu của nước ta không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về văn hóa, nghệ thuật; là biểu tượng, là hình ảnh... của đất nước, con người Việt Nam.
- Kĩ năng:
+ Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương và ngoại thương. + Sử dụng bản đồ, Atlát Địa lý Việt Nam để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại.
+ Nhận xét các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta thông qua bảng số liệu hoặc biểu đồ. Liên hệ một số mặt hàng xuất khẩu của địa phương, từ đó liên hệ với ngành truyền thống của địa phương
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Trực quan, gợi mở, giải quyết vấn đề, thuyết trình tích cực... 3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh Kiến thức cơ bản
Bước 1: (3p’)
- GV cung cấp một số thông tin, hình ảnh về hoạt động nội thương trước kia và hiện nay để học sinh thấy được sự thay đổi của hoạt động nội thương.
? HS rút ra nhận xét về sự thay
đổi của hoạt động nội thương từ sau đổi mới đến nay.
- Chú ý lắng nghe, quan sát, liên hệ thực tế để rút ra nhận xét về hoạt động nội thương.
- Ghi lại những ý chính.
1. Thương mại
a. Nội thương
- Hàng hóa trong nước
phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Bước 2: (3p’)
? GV yêu cầu HS dựa vào hình
31.1 (SGK), cho biết nội thương đã thu hút sự tham gia của thành phần kinh tế nào? Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu của các thành phần kinh tế.
- Gọi HS trả lời => yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung
- GV chuẩn kiến thức
- Quan sát hình, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Chú ý lắng nghe, phản hồi tích cực. - Ghi lại những ý chính
- Nội thương đã thu
hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó: + Thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng rất lớn và có xu hướng tăng
+ Thành phần kinh tế nhà nước có xu hướng
giảm
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng
Bước 3: (5p’) Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam, cho HS nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại.
? Em hãy kể tên một số Chợ phiên độc đáo của Việt Nam mà em biết?
Chú ý: GV giới thiệu thêm cho HS về sự hoạt động của các Chợ phiên, Chợ nổi... Với ý nghĩa không chỉ là nơi buôn bán, mà còn là nơi giao lưu văn hóa của các dân tộc theo từng vùng miền.
- Chú ý quan sát để nhận ra các trung tâm thương mại. - Chợ tình Khau Vai - Chợ Viềng, Nam Định
- Chợ nổi Cái Răng
- Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh...
Bước 4: (3p’) ? GV yêu cầu HS dựa vào hình 31.2, 31.3 (SGK): Nhận xét sự thay đổi cơ cấu và giải thích về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta.
Cá nhân HS dựa vào biểu đồ trong SGK và hiểu biết thực tế, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Bước 5: Gọi HS trả lời = > GV chuẩn kiến thức.
Trả lời câu hỏi; ghi lại ý chính.
1. Thương mại
b. Ngoại thương
- Cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu của nước ta đang có nhiều thay đổi, tiến dần tới thế cân đối giữa xuất và nhập.
- Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng liên tục.
Bước 6: (5p’) GV yêu cầu HS đọ đoạn văn bản “Các mặt hàng xuất khẩu...Châu Âu”, trong SGK trang 139 và hình 31.2 cho biết: - Các mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu.
? Tại sao mặt hàng xuất khẩu là hàng chế biến ở nước ta còn tương đối thấp và tăng chậm? Lưu ý:
- Khi HS trả lời các mặt hàng xuất khẩu :
+ GV cần chú ý cho học sinh liên hệ với các làng nghề thủ công truyền thống, nhất là các mặt hàng xuất khẩu tiểu thủ công nghiệp ở một số địa phương (hàng mây tre đan, đồ gỗ, dệt lụa...)
? Yêu cầu HS thử đề xuất các giải pháp để gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống nay?
Nhấn mạnh: hàng tiểu thủ công nghiệp (khảm trai, sơn mài, tranh thêu, điêu khắc...) là những tác phẩm nghệ thuật, là biểu tượng bản sắc văn hóa (di sản) của địa phương, của dân tộc.
- Kim ngạch nhập khẩu, mặt hàng
- Tập trung đọc SGK, khai thác kiến thức để trả lời câu hỏi.
- Chú ý lắng nghe, phản hồi tích cực; chủ động ghi lại những ý chính.
+ Liên hệ các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu; đưa ra các giải pháp để gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống. - Các mặt hàng xuất khẩu đa dạng (hàng công nghiệp nặng và tiểu thủ công nghiệp, nông sản...). Mặt hàng chế biến còn thấp và tăng chậm.
- Thị trường xuất khẩu lớn hiện nay là Hoa Kì, Nhật Bản và Trung Quốc.
nhập khẩu và thị trường nhập khẩu.
? Tại sao các mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu của nước ta là nguyên liệu, tư liệu sản xuất?
- Nhập khẩu tăng khá nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa đất nước. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất... Thị trường nhập khẩu chủ yếu của nước ta là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu.
Bước 7: (3p’) Gọi HS trả lời; chuẩn kiến thức.
- Khi HS trả lời các mặt hàng nhập khẩu, GV chú ý đặt câu hỏi:
? Tại sao các mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu của nước ta là nguyên liệu, tư liệu sản xuất?
- Tập trung đọc SGK, khai thác kiến thức để trả lời câu hỏi.
- Vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động du lịch
1. Mục tiêu - Kiến thức:
+ Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
+ Hiểu và trình bày được tình hình phát triển của ngành du lịch, sự phân bố của các trung tâm du lịch chính; Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng:
+ Phân tích bản đồ, số liệu thống kê về du lịch.
+ Sử dụng bản đồ, Atlát Việt Nam để nhận biết các trung tâm du lịch.
+ Nhận biết một số di sản thông qua tranh ảnh. Quan sát, nhận xét những di sản qua tài liệu và qua thực tế.
- Thái độ: Thông qua việc tìm hiểu, tham quan các địa điểm du lịch sẽ góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước; Có những hành động gìn giữ và trân trọng những di sản của địa phương, của đất nước...
2. Phương pháp dạy học
Thảo luận, trực quan, giải quyết vấn đề, thuyết trình tích cực... 3. Các bước hoạt động
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung chính
Bước 1: GV tiến hành chia nhóm, GV chia lớp làm 3 nhóm. Các nhóm nhanh chóng ổn định, bầu nhóm trưởng, thư kí. 2. Du lịch a) Tài nguyên du lịch Bước 2: (10p’)
? Yêu cầu các nhóm dựa vào kiến
thức có trong SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, tư liệu đã chuẩn bị và hiểu biết thực tế, hãy:
Nhóm 1: Chứng minh nước ta có tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng
Hướng dẫn HS chia tài nguyên du lịch nhận biết được qua Atlat Địa lí Việt Nam thành 2 nhóm: tài
- Các thành viên trong nhóm chú ý nghe GV giao nhiệm vụ và nhận sự phân công của nhóm.
- Các nhóm tập trung nghiên cứu tài liệu, trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
.- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Địa hình (nhiều
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
GV gợi ý cho HS biết cách nêu tên các di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, làng nghề, phong tục tập quán...
Nhóm 2: Các tài nguyên để phát triển du lịch trên có được coi là di sản không? Tại sao? Liên hệ với các di sản ở địa phương để có thể khai thác, phát triển du lịch.
Nhóm 3: Cho biết phát triển du lịch có ý nghĩa như thế nào đối với việc giữ gìn các di sản? Liên hệ với địa phương của mình.
bãi biển và hang động đẹp...); Sinh vật (Nhiều vườn quốc gia, nhiều loài động vật hoang dã...); Khí hậu (đa dạng, phân hóa)
+ Tài nguyên nhân văn đa dạng (có nhiều di tích được xếp hạng, nhiều di sản văn hóa thế giới, nhiều lễ hội, di tích lịch sử, làng nghề, phong tục tập quán...). - Phát triển du lịch góp phần quan trọng vào việc bảo tồn các di sản. Thông qua các di sản góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc... Tuy nhiên, trong việc khai thác các di sản để phát triển du lịch cần chú ý đến vấn đề bảo vệ các di sản.
Bước 3: Quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu
cần).
nguyên du lịch nước ta cần liên hệ thực tế địa phương nhất là các di sản văn hoá truyền thống.
Bước 4: Gọi các nhóm trình bày; HS nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác chú ý lắng nghe.
- Nhận xét, bổ sung. Bước 5: Chuẩn kiến thức và cho
điểm. Lưu ý :
- GV cung cấp một số hình ảnh và thông tin về các điểm du lịch ở Việt Nam để HS thêm trân trọng, yêu quý đất nước mình. - Giới thiệu cho HS biết những di sản thế giới ở Việt Nam.
Lắng nghe, ghi chép lại ý chính.
Bước 6: GV yêu cầu HS dựa vào hình 31.6 SGK, nhận xét về thực trạng hoạt động du lịch ở nước ta.
Bước 7: Gọi HS trả lời => nhận xét và chuẩn kiến thức
Trả lời câu hỏi, chú ý lắng nghe; chủ động ghi lại những ý chính b) Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu - Ngành du lịch nước ta phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 (thế kỉ XX) đến nay. Số lượng khách và doanh thu du lịch tăng nhanh nhờ chính sách đổi mới của nhà nước...
Bước 8: (4p’) GV yêu cầu học sinh dựa vào hình 31.5 hoặc Atlát
+ Nước ta có mấy vùng du lịch? + Các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
- GV tiến hành cho lớp cả HS chơi trò chơi tìm di sản qua các vùng miền.
+ GV nêu tên di sản, sau đó HS sẽ tìm xem di sản đó thuộc tỉnh nào, vùng nào của nước ta.
+ GV cung cấp thêm một số thông tin về di sản để HS nắm rõ.
hoặc Atlát để trả lời. lịch.
- Các trung tâm du lịch lớn có ý nghĩa quốc gia: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế. - Các trung tâm du lịch quan trọng khác: Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang...
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Tổng kết
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại các đơn vị kiến thức đã học về ngành
thương mại. Những nội dung học sinh hiểu chưa rõ về ngành thương mại cần giáo viên giải đáp thêm.
- Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ để tổng kết hoạt động thương mại và tài nguyên du lịch.
- Với bài học này, học sinh có thể vận dụng kiến thức thực tế để liên hệ với kiến thức của bài học.
2. Hướng dẫn học tập
- Với bài học này, học sinh có thể vận dụng kiến thức thực tế, chẳng hạn như đi chợ, siêu thị... để tìm hiểu về hoạt động nội thương.
- Tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ một số mặt hàng mà gia đình mình sử dụng để hiểu thêm về hoạt động nội, ngoại thương.
- Đối với hoạt động du lịch, sẽ là thuận lợi hơn nếu địa phương có các điểm du lịch. Học sinh nên vận dụng kiến thức thực tế để minh họa cho bài học.
- Học sinh viết một đoạn văn ngắn với nội dung về chủ đề giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương.