Đặc điểm chương trình sách giáo khoa địa lý lớp 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 32 - 37)

1.2.2.1. Mục tiêu của chương trình địa lý lớp 12 - Về kiến thức

Chương trình địa lý 12 yêu cầu học sinh phải nhận thức, lĩnh hội một cách vững chắc những nội dung sau:

Nắm được thực trạng nền kinh tế nước nhà trong quá trình đổi mới và hội nhập. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và quá trình hình thành, phát triển lãnh thổ. Các đặc điểm về tự nhiên, vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Dân cư và các đặc điểm dân cư của nước ta. Kinh tế, các ngành kinh tế, sự phát triển và quy mô, cơ cấu ngành. Các vùng kinh tế, đặc điểm và sự phát triển của các vùng. Địa lí địa phương, tìm hiểu địa lí tỉnh thành phố.

- Về kĩ năng

Học xong chương trình Địa lí 12, học sinh tiếp tục được củng cố, phát triển và hoàn thiện các kĩ năng cơ bản sau:

+ Về bản đồ: HS cần biết cách vẽ lược đồ Việt Nam một cách cơ bản. Đọc bản đồ, phân tích, so sánh, đánh giá và giải thích được các hiện tượng địa lí, giải thích được các mối liên hệ địa lí thông qua bản đồ.

+ Phân tích các bảng số liệu, bảng thống kê, biểu đồ, lược đồ, các bảng kiến thức... + Thu thập xử lí các tư liệu, các nguồn thông tin liên quan đến lĩnh vực địa lí. + Viết báo cáo ngắn, kĩ năng trình bày báo cáo.

+ Kĩ năng độc lập, tương tác, kết hợp các hoạt động nhận thức tập thể. - Về thái độ - tình cảm

Trong mỗi bài học, học sinh không ngừng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thành tốt nhất các vấn đề, nhiệm vụ nhận thức mà GV (giáo viên) yêu cầu.

+ Hình thành, phát triển niềm tin, tinh thần, các giá trị đạo đức với DSVH. + Nhận thức rõ, hiểu đúng đắn các vấn đề DSVH hiện nay, đưa ra những quyết định, lựa chọn tối ưu nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.

+ Tích cực học tập, lĩnh hội kiến thức để chuẩn bị bước vào tương lai, với vai trò chủ nhân tương lai của đất nước.

+ Tôn trọng, yêu quý, bảo vệ, phát huy các thành quả lao động quý giá của cả dân tộc Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

1.2.2.2. Cấu trúc, đặc điểm sách giáo khoa địa lí 12 - Cấu trúc và nội dung sách giáo khoa Địa lí 12 :

Cấu trúc sách giáo khoa Địa lí 12 gồm 5 phần: Địa lí tự nhiên, gồm 15 bài, trong đó có 2 bài thực hành. Địa lí dân cư gồm 4 bài, trong đó có 1 bài thực hành. Địa lí các ngành kinh tế, gồm 12 bài, trong đó có 2 bài thực hành. Địa lí các vùng kinh tế gồm 12 bài, trong đó có 3 bài thực hành và Địa lí địa phương gồm 2 bài.

- Phần Địa lí tự nhiên: Nội dung của phần này khá lớn, có nhiệm vụ trang bị kiến thức về Địa lí tự nhiên Việt Nam và được thiết kế với 4 nội dung sau đây:

+ Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

+ Đặc điểm chung của tự nhiên + Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

Khác với chương trình Địa lí lớp 8 (phần Địa lí tự nhiên Việt Nam) cung cấp kiến thức về các thành phần của tự nhiên cũng như sự phân hóa của chúng theo lãnh thổ. Phần này trong chương trình Địa lí 12 có tầm khái quát cao hơn, đi sâu vào đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam, đồng thời bổ sung một số kiến thức mới về quá trình hình thành lãnh thổ.

- Phần Địa lí dân cư: Cung cấp những kiến thức về địa lí dân cư với một số nội dung chính, bao gồm:

+ Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư + Lao động và việc làm

+ Đô thị hóa

+ Chất lượng cuộc sống

- Phần Địa lí các ngành kinh tế: Là một trong những nội dung quan trọng của chương trình nhằm trang bị những kiến thức về Địa lí kinh tế và được sắp xếp dưới dạng những vấn đề, gồm có:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Một số vấn đề về phát triển và phân bố nông nghiệp + Một số vấn đề về phát triển và phân bố dịch vụ

- Phần Địa lí các vùng kinh tế: Là một phần không thể thiếu được về các vấn đề phát triển KT - XH (kinh tế - xã hội) của các vùng. Phần này không trình bày thuần túy về các vùng như chương trình Địa lí lớp 9, mà là các vấn đề phát triển KT - XH trên nền kiến thức học sinh đã có. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi vùng. Mà các vấn đề được lựa chọn có sự khác nhau. Ngoài ra, trong chương trình còn nhấn mạnh đến Biển Đông, các đảo, quần đảo cũng như 4 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta hiện nay. Nội dung chương trình được kết cấu theo thứ tự sau:

+ Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng + Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

+ Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ + Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

+ Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

+ Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long + Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

+ Các vùng kinh tế trọng điểm

- Phần Địa lí địa phương: Trang bị cho học sinh kiến thức về địa lí địa phương với quy mô lãnh thổ ở cấp tỉnh, thành phố. Trong chương trình chỉ nêu ngắn gọn là Tìm hiểu địa lí địa phương theo chủ đề. [21]

1.2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trong dạy học địa lí Địa lí 12

a. Về nội dung

Sách giáo khoa Địa lí 12 theo chương trình chuẩn gồm 45 bài, trong đó có 37 bài lí thuyết, và 8 bài thực hành. Với hai nội dung lớn là phần Địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Cả hai phần này đều có nhiều nội dung thuận lợi để giáo dục di sản văn hóa cho học sinh. Trong phần địa lí kinh tế - xã hội, khả năng và cơ hội giáo dục di sản văn hóa tập trung nhiều ở các vùng kinh tế.

Trong phần địa lí tự nhiên gồm 14 bài (2 bài thực hành và 12 bài lí thuyết) nhưng với 12 bài lí thuyết đó thì chỉ có 2 bài có khả năng lồng ghép nội dung giáo dục di sản văn hóa. Tuy nhiên, nội dung kiến thức về DSVH không thể hiện trực tiếp. Dựa trên cấu trúc bài và những nội dung giáo dục DSVH có sẵn, giáo viên có thể tiến hành giáo dục DSVH cho học sinh một cách tuần tự, khoa học mà không mất nhiều thời gian.

Trong phần địa lí kinh tế - xã hội, đây là phần có nhiều nội dung để giáo dục DSVH cho học sinh. Khi GV dạy đến sự phát triển KT - XH của mỗi vùng, có thể liên hệ với các DSVH của từng vùng để giáo dục cho học sinh. Đây chính là những thuận lợi có sẵn giúp giáo viên dễ dàng tiến hành giáo dục DSVH cho học sinh.

b. Về hình thức trình bày sách giáo khoa

Về kênh chữ, do đây là lớp cuối cấp nên lượng kênh chữ khá phổ biến, nhằm tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự ôn tập để nắm vững kiến thức cơ bản. Mỗi bài học được chia thành các đề mục lớn (thường là 2 - 3 đề mục) ứng với các kiến thức mà học sinh cần phải nắm. Do đó việc lồng ghép các nội dung giáo dục DSVH cho học sinh cũng phần nào tạo thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Kênh hình bao gồm các loại sơ đồ, biểu đồ và bản đồ (hoặc lược đồ) với tác dụng giúp HS nhanh chóng phát hiện các đặc điểm chủ yếu của sự vật hiện tượng địa lý. Tuy nhiên loại sơ đồ, biểu đồ và bản đồ có biểu hiện sự thống kê và phân bố các loại DSVH thì chưa có hoặc có cũng chỉ dừng lại ở mức rất hạn chế. Chính vì thế hiệu quả của việc giáo dục DSVH thông qua kênh hình còn hạn chế, hơn nữa do hạn chế về lượng kênh hình có liên quan đến DSVH nên việc sử dụng các phương pháp giáo dục DSVH trong quá trình giảng dạy cũng bị hạn chế. Vì thực tế kênh hình bao giờ cũng là kênh giúp cho học sinh phát hiện nhanh chóng nhất các hiện tượng địa lí cũng như mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng, quá trình địa lí.

Số liệu thống kê trong SGK Địa lí 12, khá phong phú và đa dạng nhưng hầu hết là được cập nhật vào thời điểm năm 2005. Tuy nhiên, số liệu thống kê về số lượng và giá trị của các di sản thì chưa có. Vì vậy việc giáo dục DSVH cho học sinh còn nhiều hạn chế vì giáo viên phải tự sưu tầm các số liệu có liên quan đến DSVH. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên thường không quan tâm đến việc giáo dục DSVH cho HS.

Các câu hỏi giữa bài và cuối bài có số lượng khá phong phú, đây là những câu hỏi giúp HS tự tìm hiểu kiến thức và rèn luyện kĩ năng qua mỗi bài học. Nhưng hệ thống các câu hỏi này cũng rất ít câu có nội dung liên quan đến giáo dục DSVH, chỉ duy nhất trong bài 31: “Vấn đề phát triển thương mại, du lịch” là có một số câu hỏi có liên quan đến nội dung giáo dục DSVH. Còn lại toàn bộ các bài khác nếu muốn lồng ghép giáo dục DSVH, thì giáo viên phải tự biên soạn hệ thống câu hỏi. Đây là một khó khăn lớn làm hạn chế đến việc giáo dục DSVH qua bài dạy Địa lí 12 cho học sinh.

Các bài thực hành chiếm khoảng 20% thời lượng chương trình và chủ yếu tập trung vào: Vẽ lược đồ Việt Nam, đọc bản đồ trong SGK Địa lí 12, vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu và thu thập thông tin từ Atlat, báo, đài... để viết báo cáo theo chủ đề. Không có nội dung bài thực hành nào dành riêng cho giáo dục DSVH, vì vậy trong các bài thực hành dạng thu thập thông tin để viết báo cáo, giáo viên phải tự ra các chủ đề có liên quan đến giáo dục DSVH. Đây cũng chính là một khó khăn nữa của hình thức trình bày SGK Địa lí 12, trong giáo dục DSVH cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 32 - 37)