Các nguyên tắc sử dụng phương pháp giáo dục di sản văn hóa trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 54 - 59)

dạy học Địa lí 12

Để giáo dục DSVH có hiệu quả, trong quá trình giảng dạy việc áp dụng các phương pháp giáo dục cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

2.3.1.1. Phương pháp giáo dục phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình Địa lí 12 Mỗi bài học có một đầu đề nhất định, phản ánh nội dung cơ bản của nó và nhằm một mục tiêu nhất định. Mục tiêu của bài học Địa lý chính là cái đích phải đạt đến mức độ được quy định, là sự “cam kết” của thầy và trò trong giờ học. Mục tiêu của từng bài góp phần thực hiện một mục tiêu chung của cả chương hay cả khóa trình.

Mục tiêu dạy học ở trường THPT nói chung, dạy học Địa lí nói riêng có mục đích phải cung cấp cho học sinh những kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản, qua đó góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, tư tưởng tình cảm cho học sinh. Di sản văn hóa với vai trò là một nguồn kiến thức, một phương tiện trực quan trong dạy học Địa lí phải được sử dụng, nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức phong phú, nhằm giúp các em hiểu được quá trình hình thành và phát triển của di sản dân tộc. Trên cơ sở đó, giáo dục cho học sinh quan điểm, thái độ, niềm tin, tình cảm đạo đức và những phẩm chất của công dân hiện đại, có trách nhiệm với cuộc sống quê hương đất nước.

Để đáp ứng mục tiêu dạy học bộ môn khi sử dụng di sản văn hóa ở trường THPT, giáo viên cần xác định rõ mục đích, biện pháp, cách thức sử dụng di sản văn hóa và ý nghĩa của việc sử dụng với mỗi bài học. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu cụ thể thông thường phải được thực hiện bằng một hay một số PPDH (phương pháp dạy học), có như vậy mới nâng cao được hiệu quả của bài học Địa lí và chất lượng học tập bộ môn.

Bên cạnh đó, để đảm bảo nội dung của môn học cũng như kết hợp giáo dục DSVH một cách hiệu quả, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp giáo dục DSVH phù hợp nhất. Sự phù hợp giữa phương pháp với mục tiêu và nội dung thể hiện ở chỗ, phương pháp dạy học phải trở thành phương tiện, công cụ thiết thực giúp học sinh đạt được các mục tiêu về nhận thức (nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích, so sánh, tổng hợp các nguồn tri thức). Hình thành, phát triển được các giá trị tình cảm, nhận thức được giá trị của di sản, có ý thức giữ gìn và bảo tồn di sản.

Đối với chương trình Địa lí 12, đặc biệt là với giáo dục DSVH việc vận dụng các phương pháp giáo dục DSVH đã chọn lựa, phải góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục DSVH. Học sinh phải biết cách khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống tri thức được trình bày trong kênh chữ, kênh hình, các câu hỏi trong SGK, câu hỏi mở của giáo viên. Đảm bảo sau mỗi nội dung giáo dục DSVH, học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa của DSVH.

2.3.1.2. Phương pháp giáo dục phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn dạy học ở trường phổ thông

Để giáo dục DSVH đạt kết quả tốt, đòi hỏi chủ thể nhận thức phải có sự hứng thú, tích cực trong học tập. Chính vì thế mà người giáo viên phải chọn lựa được những phương pháp phù hợp, tương xứng với thực tế. Các phương pháp đặt ra phải phù hợp với tâm lí, đặc điểm hoạt động, trình độ trí tuệ, vốn kiến thức thực tế tích lũy được từ cuộc sống của học sinh. Từ đó, dự kiến các phương pháp giáo dục DSVH thích hợp, phát huy tính tích cực hoạt động, sáng tạo của HS trên cơ sở phát huy năng lực, phẩm chất các nhân của các em.

Một trong những yếu tố nữa về thực tiễn là cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp. Thực tế cho thấy điều kiện cơ sở vật chất ở các

trường phổ thông hiện nay còn khá nghèo nàn, việc lựa chọn các phương pháp giáo dục DSVH cũng cần lưu ý đến các phương tiện dạy học vốn có ở các trường và kinh phí tổ chức tham quan.

2.3.1.3. Phương pháp giáo dục phải đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh tích cực hóa trong học tập

Trong các nội dung học tập bộ môn Địa lí thì giáo dục DSVH hiện tại vẫn chỉ là một nội dung phụ, chưa được học sinh quan tâm đúng mức. Việc làm cho HS có được động cơ học tập tích cực và đúng đắn là điều giáo viên cần phải quan tâm. Làm như thế nào để HS tự hiểu đúng và nhận thức được ý nghĩa của việc bảo tồn các DSVH, biết cách vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống? Chính vì nội dung giáo dục DSVH còn bị bỏ ngỏ, coi nhẹ nên sự cần thiết của việc xác định đúng các phương pháp giáo dục DSVH là vô cùng quan trọng.

Giáo viên phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của HS, tạo điều kiện tối đa để HS được tham gia vào các hoạt động với di sản, từ các họat động trong khâu chuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể… tới hoạt động với di sản như quan sát, làm việc trực tiếp với các hiện tượng sự vật chứa đựng trong di sản để các em tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để giải thích các hiện tượng sự vật đó. GV giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thể chi tiết để HS biết cách làm việc với di sản. Được tự chủ trong công việc, tự hoàn thành báo cáo tìm hiểu di sản, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo ra các em sẽ phấn khởi càng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Điều đó càng khuyến khích HS làm việc tích cực, nhiệt tình hơn. Trong quá trình làm việc với di sản, các em được áp dụng những kiến thức, sự hiểu biết của cá nhân để nhận biết các sự vật, hiện tượng gắn bó với di sản, các em được trải nghiệm với những tình huống đã từng xảy ra tại nơi có di sản, có thể chỉ là tình huống được dựng lại, được mô tả lại nhưng nó tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm của các em. Khi các em được tự tìm hiểu về di sản, được quan sát, nhận xét, tri giác trực tiếp mà không chỉ nghe nói về di sản sẽ giúp các em được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. Điều đó thường giúp HS có được thái độ tình cảm chân thực, đúng đắn với di sản. Mặt khác được trải nghiệm qua các tình

huống thực tế khi tiếp xúc với di sản sẽ giúp các em phát triển tốt hơn một số kỹ năng sống như đã nêu trên.

Để phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức của học sinh khi học tập Địa lí, nói chung có nhiều biện pháp. Tuy nhiên khi kết hợp sử dụng các di sản văn hóa nhằm phát huy ưu điểm này trong học tập của các em, giáo viên cần thực hiện một số nguyên tắc nhất định đối với bài học:

Thứ nhất, để học sinh hứng thú với việc quan sát, tìm hiểu nội dung các di

sản phục vụ cho dạy học, giáo viên vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề và phải tạo ra tình huống có vấn đề kết hợp với trao đổi đàm thoại dưới dạng câu hỏi như “tại sao

như vậy”, “sao lại thế”?...

Thứ hai, giáo viên phải luôn khơi dậy, tạo không khí hứng thú học tập cho

học sinh, bằng cách sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương tiện trực quan (di sản văn hóa) với lời kể, miêu tả, tường thuật sinh động. Nó đòi hỏi sức mạnh từ lời nói, thái độ của thầy trước những vấn đề đưa ra cho học sinh tìm hiểu, trước thái độ tôn trọng, sự thân thiện tích cực trong trao đổi, đàm thoại của giáo viên và học sinh. Giáo viên vừa là người tổ chức cho học sinh làm việc với phương tiện trực quan, đồng thời phải quan sát, duy trì không khí học tập tập trung cho lớp.

Như vậy, di sản văn hóa không chỉ được sử dụng, khai thác như một loại phương tiện thông tin mà nó còn được sử dụng với tư cách là phương tiện dạy học bổ ích cho quá trình nhận thức của học sinh, dựa trên những yêu cầu mang tính nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả bài học Địa lí; phát huy hoạt động tích cực độc lập của học sinh mà bản chất là quá trình đổi mới phương pháp dạy học Địa lí. Vận dụng việc sử dụng di sản văn hóa phục vụ bất kì loại bài học nào trong chương trình thì yêu cầu sư phạm hướng tới cao nhất đều là nâng cao hiệu quả bài học địa lí.

2.3.1.4. Phương pháp giáo dục phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với từng đối tượng học sinh

Đây là một nguyên tắc quan trọng cần phải quán triệt để vận dụng trong dạy học nói chung, dạy học Địa lí nói riêng. Kiến thức Địa lí thì có nhiều, phong phú, giáo viên không thể dạy hết tất cả những kiến thức của khoa học Địa lí bao gồm cả địa lí thế giới và địa lí đất nước cho học sinh vì thời gian có hạn, vì khả năng nhận

thức của học sinh và mục tiêu đào tạo. Do đó, trong dạy học địa lí, chúng ta thường gặp một mâu thuẫn là khối lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh thì nhiều mà thời gian và trình độ học sinh thì có hạn. Không giải quyết tốt những mâu thuẫn này sẽ dẫn tới tình trạng quá tải, một trong những biểu hiện thường gặp là nặng về kiến thức, ôm đồm, vượt quá trình độ và yêu cầu của chương trình.

Vì vậy, xuất phát từ mục tiêu đào tạo, từ trình độ, đặc trưng bộ môn mà nội dung bài học phải phản ánh được những nội dung cơ bản, quan trọng của khoa học địa lí. Giáo dục phải phù hợp với thời lượng học tập và khả năng nhận thức của học sinh giúp các em đạt trình độ chuẩn của chương trình. Trình độ chuẩn của chương trình thể hiện ở chỗ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất của khoa học tương ứng với nội dung môn học. Có tác dụng đối với việc giáo dục đạo đức, tư tưởng và phát triển tư duy, năng lực thực hành cho học sinh. Qua đó xác định di sản văn hóa nào tiêu biểu, phù hợp nhất với nội dung bài học, gây ấn tượng sâu sắc với học sinh, kích thích sự hưng phấn của học sinh trong học tập để học sinh nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức. Tránh sử dụng các di tích không tiêu biểu, không điển hình nhất với nội dung bài học, gây nhàm chán với học sinh và không đạt hiệu quả bài học đề ra.

2.3.1.5. Phương pháp giáo dục phải có sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo với các phương pháp dạy học khác

Chúng ta biết rằng không có phương pháp dạy học nào là toàn năng, là duy nhất, cũng không có phương pháp dạy học nào được cho là tối ưu. Không có một phương pháp, không có một biện pháp dạy học nào được sử dụng duy nhất trong bài học, một chương trình hay một khóa trình dạy học.

Di sản văn hóa là một phương tiện trực quan trong dạy học, nhưng để cung cấp kiến thức cho học sinh, giáo viên phải sử dụng biện pháp khác nhau làm nổi bật nội dung, giá trị của di sản phục vụ cho nội dung bài học. Do đó, việc sử dụng di sản trong dạy học là một biện pháp, nên kết hợp với các biện pháp và phương tiện dạy học khác. Khi sử dụng di sản văn hóa giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn với lời nói sinh động, hấp dẫn, kết hợp trao đổi thảo luận, có sử dụng lược đồ, tư liệu địa lí khác, hay đặt ra tình huống có vấn đề. Hiện nay với việc phát triển các phương tiện kĩ thuật tiên tiến, giáo viên có thể sử dụng tư liệu nghe nhìn về các di

sản văn hóa và sử dụng trong tiến trình lên lớp, giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập bộ môn.

Như vậy việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học địa lí ở trường THPT phải có sự lựa chọn biện pháp phù hợp, kết hợp linh hoạt, sáng tạo với các biện pháp dạy học khác, nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, tính chủ động trong hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả bài học địa lí ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục di sản văn hóa trong dạy học địa lý lớp 12 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)