Kinh nghiệm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất ở một số nƣớc và bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 40)

cho Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất ở một số nƣớc

Nƣớc Mĩ là một trong những nƣớc có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Và các ngân hàng ở đây đều rất quan tâm đến vấn đề phòng ngửa rủi ro, và trong đó rủi ro lãi suất cũng không nằm ngoài mối quan tâm này. Trong việc đánh giá rủi ro lãi suất, các ngân hàng Mĩ thƣờng áp dụng phổ biến ba phƣơng pháp: sử dụng mô hình định giá lại để đo lƣờng sự nhạy cảm của thu nhập, sử dụng mô hình thời lƣợng để đánh giá sự biến động giá trị tài sản khi lãi suất thay đổi và sử dụng mô hình mô phỏng. Để tạo điều kiện cho việc đo lƣờng rủi ro lãi suất và đảm bảo tính hiệu quả quản lý, chính sách quản lý rủi ro lãi suất của mỗi ngân hàng đều quy định rõ ràng trách nhiệm đối với các quyết định quản lý rủi ro lãi suất. Các quyết định này thƣờng do ủy ban quản lý Tài sản có/Tài sản nợ (ALCO) chịu trách nhiệm. Trong chính sách quản lý tài sản có, tài sản nợ có những hƣớng dẫn cụ thể về : các giới hạn về khả năng rủi ro lãi suất cần đƣợc đề ra tƣơng ứng với các dự đoán và giả định hợp lý; quy định giới hạn cho từng bộ phận trong ngân hàng có rủi ro lãi suất và quy định các giới hạn về thẩm quyền và trao đổi thông tin để thực thi quản lý các chiến lƣợc.

ALCO họp định kì để xem xét các báo cáo, trên cơ sở đó, chịu trách nhiệm điều chỉnh cơ cấu kì hạn của danh mục đầu tƣ chứng khoán của ngân hàng, coi đó là công cụ chủ yếu để kiểm soát mức độ nhạy cảm lãi suất. Ngoài ra, các tiểu ban ALCO còn có các cuộc họp hàng tuần để xem xét lại mức lãi suất tiền gửi và quyết định việc thay đổi lãi suất.

Ngoài ra các NHTM Mỹ còn sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ngoại bảng để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Các nghiệp vụ phái sinh ngày nay đã trở thành

một bộ phận trọng trong thu nhập phi lãi và là nhân tố chủ yếu làm tăng tỷ trọng của loại thu nhập này tại các NHTM, đặc biệt là nghiệp vụ phái sinh lãi suất.

Về các sản phẩm phái sinh lãi suất này, NHNN Việt Nam có thể tham khảo thêm ở một số nƣớc khác trong khu vực. Tại Trung quốc, Ngân hàng trung ƣơng cho phép các NHTM và doanh nghiệp đƣợc thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất, có quy định khống chế về chênh lệch giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định tại thời điểm giao kết hợp đồng là không quá 2 lần. Tại Indonesia cho phép các NHTM và doanh nghiệp đƣợc thực hiện các giao dịch hoán đổi lãi suất theo quy định của quốc tế, có các quy định về điều kiện đối với NHTM đƣợc thực hiện hoán đổi lãi suất khi chênh lệch giữa số tiền lãi phải thu và số tiền lãi phải trả là số dƣơng, nếu là số âm thì không vƣợt quá 10% vốn tự có. Hàng tuần các NHTM phải báo cáo về NHNN các giao dịch hoán đổi lãi suất đã thực hiện để NHNN quản lý và kiểm soát các giao dịch phái sinh này.

1.4.2 Bài học cho Việt Nam

Tại Việt Nam công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất vẫn còn phải hoàn thiện nhiều, cần có thời gian và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm từ các nƣớc trên thế giới.

Thứ nhất, NHNN cần quan tâm đến việc thiết lập cơ sở pháp lý nhƣ ban hành các quy chế hƣớng dẫn công tác quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM, quy định về thanh tra giám sát, quy định điều kiện đƣợc triển khai thực hiện nghiệp vụ phái sinh và hƣớng dẫn thực hiện các nghiệp vụ này.

Thứ hai, đối với công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM: Các cấp lãnh đạo trong ngân hàng có nhận thức toàn diện về rủi ro lãi suất, xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất bằng văn bản và quy định thống nhất trong toàn ngân hàng. Chính sách này sẽ giúp các cấp quản lý cũng nhƣ nhân viên ngân hàng hiểu rõ quy trình, nội dung quản lý rủi ro và trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất, từ đó giúp cho việc điều chỉnh phòng ngừa rủi ro có hiệu quả. Các NHTM cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện về con ngƣời,

công nghệ để thực hiện tốt việc đo lƣờng, đánh giá mức độ thiệt hại nếu xảy ra khi lãi suất thị trƣờng có sự biến động theo chiều hƣớng bất lợi cho ngân hàng.

Thứ ba, cần có sự chọn lọc trong phát triển các sản phẩm phái sinh và định hƣớng cho sự phát triển của thị trƣờng giao dịch tập trung để tăng tính thanh khoan cho các giao dịch phái sinh.

Thứ tƣ, cần xây dựng hệ thống các chỉ số (lãi suất, tỷ giá,...) đáng tin cậy, phản ánh đúng tình hình cung cầu của thị trƣờng làm cơ sở tham chiếu trong các giao dịch phái sinh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số khái niệm cơ bản về lãi suất và rủi ro lãi suất, các nguyên nhân chủ quan, khách quan phát sinh rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTM, phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro lãi suất bằng cách sử dụng các mô hình kỳ hạn đến hạn, mô hình định gia lại và mô hình thời lƣợng; những nghiệp vụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất bằng các công cụ phái sinh. Phần cuối chƣơng 1 là kinh nghiệm thực tế của một số nƣớc trên thế giới về công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất, từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam.

Những cơ sở lý thuyết của chƣơng này chính là cơ sở nền tảng để chƣơng 2 tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)