Hoàn thiện hệ thống giám sát, công nghệ thông tin phục vụ cho công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 68 - 70)

dự báo lãi suất, nhận biết và cảnh báo sớm rủi ro lãi suất

Lãi suất là một yếu tố luôn luôn biến động, hết sức phức tạp và khó dự đoán Trong việc quản trị rủi ro lãi suất, việc giám sát và dự báo lãi suất một cách chính xác có ảnh hƣởng rất lớn đến việc đƣa ra các quyết định, kế hoạch để ngăn ngừa rủi ro lãi suất. Nếu Ngân hàng dự báo tình hình, diễn biến của lãi suất không chính xác có thể làm sai lệch mục đích của hoạt động ngăn ngừa rủi ro lãi suất, gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Do đó, VietinBank cần phải xây dựng đƣợc một hệ thống giám sát, dự báo lãi suất bởi chỉ khi nắm đƣợc những thông tin đầy đủ, cập nhật và chính xác thì nhà quản lý mới có cơ sở để tính toán và dự báo chính xác nhất những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra cũng nhƣ kịp thời đƣa ra các phƣơng án phòng tránh rủi ro một cách hiệu quả.

Những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp nhà quản lý tập hợp và xây dựng đƣợc bộ số liệu thông tin cập nhật và chính xác. Hiện nay hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng đã đổi mới, chuyển sang hệ thống Core Sunshine mới, nhƣng vẫn chƣa hỗ trợ đƣợc hết tất cả các yêu cầu tức thời trong việc lập báo cáo và yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh. VietinBank cần tiếp tục hoàn thiện các công cụ phần mềm để phân tích độ nhạy cảm của lãi suất nhằm xác định ảnh hƣởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng khi lãi suất thị trƣờng biến động, những kịch bản lãi suất có thể xảy ra và phƣơng án để ngăn ngừa

Đối với quản trị rủi ro lãi suất cần áp dụng những phƣơng pháp khoa học hiện đại trong việc dự báo sự biến động cơ cấu tài sản và sự biến động, tình hình diễn biến của lãi suất trong tƣơng lai... Công tác báo cáo cũng chiếm vai trò nhất định trong việc đƣa ra những quyết định, chính sách nhằm quản lý rủi ro lãi suất, tổng

hợp số liệu các khoản mục trong danh mục tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm để kịp thời cho công tác nghiên cứu, dự báo biến động lãi suất của ban quản trị rủi ro nhằm đo lƣờng mức độ thiệt hại thu nhập. Ngân hàng cần thực hiện đầy đủ những báo cáo sau: Báo cáo phân tích sự khác biệt kỳ hạn; Báo cáo phân tích đƣờng cong lãi suất; Báo cáo phân tích tài sản và nguồn vốn theo độ nhạy cảm lãi suất; Báo cáo diễn biến tình hình lãi suất... Kiểm tra các báo cáo, nhà quản lý có thể vận dụng và phân tích xu hƣớng chênh lệch lãi suất ròng theo kỳ hạn. Việc phân tích xu hƣớng về khối lƣợng tài sản, nguồn vốn và diễn biến lãi suất sẽ giúp đƣa ra quyết định thay đổi cơ cấu danh mục đầu tƣ hay thu nhập của Ngân hàng. Một chế độ báo cáo chính xác và kịp thời mới có thể cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết cho nhà quản lý trong việc giám sát, nhận biết và cảnh báo sớm rủi ro lãi suất.

VietinBank có thể ứng dụng thêm mô hình thử sức chịu đựng (Stress test) lần đầu tiên đƣợc giới thiệu thông qua chƣơng tình đánh giá khu vực tài chính (Financial Sector Assessment Programs- FSAPs) đƣợc thực hiện bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (WB). Từ đó đến nay, Stress test nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của cả các nhà học thuật và những ngƣời làm thực tế. Stress test trở thành công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá sự ổn định, khả năng chống đỡ của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thƣơng mại nói riêng trƣớc những cú sốc bất lợi của nền kinh tế.

Stress test đƣợc nhìn nhận là tập hợp các kỹ thuật và phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thƣơng của các tổ chức tài chính, ngân hàng trƣớc những sự kiện, hoàn cảnh rất bất lợi. Để đánh giá đƣợc mức độ tổn thƣơng, sự kiện rất bất lợi mà ngƣời thực hiện Stress test cần kiến tạo là những sự kiện có tính chất cực độ, mang tính chất rất ngoại lệ, bất thƣờng nhƣng có khả năng xảy ra. Nói một cách đơn giản, Stress test giúp cơ quan quản lý và các tổ chức tài chính chủ động đối phó những tình huống xấu nhất có thể. Mục tiêu của Stress test giúp những ngƣời điều hành chính sách trong việc xác định mức độ nhạy cảm về mặt cấu trúc, rủi ro toàn bộ của hệ thống tài chính gặp phải mà có thể dẫn

tới sự sụp đổ của cả hệ thống trƣớc những biến động của thị trƣờng. Vì thế đây là một công cụ khá hữu ích mà VietinBank có thể ứng dụng thực hiện công tác kiểm soát rủi ro lãi suất một cách khoa học và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)