Nâng cao chất lƣợng nhân viên và nhà quản trị ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 72 - 76)

Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố nòng cốt trong mọi lĩnh vực, các phƣơng tiện máy móc chỉ là công cụ để hỗ trợ cho những hoạt động của con ngƣời. Chính vì thế, ngân hàng cần phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ và giỏi tay nghề để có khả năng nhận diện tốt rủi ro lãi suất. Để làm đƣợc điều đó:

Định kỳ hàng năm rà soát lại kiến thức về rủi ro lãi suất nói riêng và các loại rủi ro khác (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,...) đến tất cả các cán bộ nhân viên để kiểm tra lại sự am hiểu về rủi ro đang ở mức độ nào. Căn cứ vào kết quả rà soát, Ngân hàng sẽ yêu cầu các nhân viên chƣa đạt tiêu chuẩn tham gia vào các chƣơng trình đào tạo lại với các hình thức học online chủ động trên trang chủ đào tạo của VietinBank và sau đó tiến hành kiểm tra lại kiến thức. Kiểm tra thƣờng kỳ sẽ tạo ra thói quen cho nhân viên luôn luôn phải cập nhật kiến thức mới vì thông thƣờng nếu không có kiểm tra giám sát, nhân viên thƣờng rất dễ lơ là, bỏ qua quy trình tự bổ sung kiến thức cho mình, khiến cho nhân viên dễ bị làm theo lối mòn có sẵn, sai lầm nối tiếp sai lầm. Do vậy, với sự phát triển nhanh chóng của môi trƣờng kinh doanh hiện đại, yêu cầu tất cả các cán bộ nhân viên đều cần đƣợc đào tạo, bổ sung kiến thức định kỳ là điều vô cùng cần thiết.

Có thể áp dụng cơ chế thƣởng - phạt đối với những nhân viên có thành tích kiểm tra đạt chuẩn và chƣa đạt để khuyến khích và tăng cƣờng trách nhiệm học tập, bồi dƣỡng kiến thức của mỗi nhân viên ngân hàng.

Mỗi nhân viên đều phải có khả năng sử dụng thành thạo công nghệ và phần mềm thống kê xử lý số liệu, dự báo biến động lãi suất để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Do đó những buổi tập huấn hàng tháng về việc sử dụng các công cụ phần mềm là điều cần thiết để nhân viên có thể sử dụng thành thạo và khai thác thêm những chức năng mới trong các phần mềm mình đang sử dụng nhƣng trƣớc đây chƣa chú ý tới vì chƣa có cơ hội đƣợc hƣớng dẫn một cách cụ thể.

Việc xây dựng những đội ngũ chuyên gia, nhân viên nòng cốt có năng lực trong lĩnh vực quản trị rủi ro lãi suất là cần thiết. Xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên quản trị rủi ro lãi suất ngày càng giỏi về chuyên môn, có thể hỗ trợ tức thời cho nhau khi có ngƣời nghỉ, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản trị rủi ro lãi suất luôn đƣợc xuyên suốt, không bị ngắt quãng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng này luận văn tổng hợp lại một số giải pháp đã đƣợc Vietinbank áp dụng và tiến hành phân tích những mặt còn hạn chế của các biện pháp hiện tại. Đồng thời đƣa ra những giải pháp mới có tính ứng dụng nhƣ là: Giảm chi phí lãi, tăng thu nhập lãi thuần để nâng cao hệ số thu nhập lãi ròng cận biên – NIM; Đầu tƣ phát triển các công cụ phái sinh; Hoàn thiện hệ thống giám sát, công nghệ thông tin phục vụ cho công tác dự báo lãi suất, nhận biết và cảnh báo sớm rủi ro lãi suất; Nâng cao tỷ trọng nguồn thu nhập từ các hoạt động không chịu sự tác động của lãi suất bằng biện pháp nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và thu phí từ các dịch vụ ngân hàng hiện đại; Nâng cao chất lƣợng cán bộ ngân hàng và nhà quản trị ngân hàng thông qua các buổi đào tạo và kiểm tra định kỳ. Với một số giải pháp nêu trên, luận văn hy vọng có thể góp phần hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

KẾT LUẬN

Rủi ro lãi suất là rủi ro luôn hiện hữu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng khi mà lãi suất thƣờng xuyên biến động liên tục. Giảm thiểu rủi ro lãi suất luôn là yêu cầu cấp thiết đối với các Ngân hàng thƣơng mại trong tình hình kinh tế hiện nay. Đề tài “Hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam đã tập trung giải quyết vấn đề tìm hiểu nguyên nhân rủi ro lãi suất đến từ đâu và làm thế nào để hạn chế rủi ro lãi suất tại VietinBank. Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam dựa trên việc phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng theo những cơ sở lý thuyết khoa học về rủi ro lãi suất và những phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro lãi suất. Những nghiên cứu của luận văn mong muốn đem lại giá trị hữu ích cho VietinBank trong công tác quản trị rủi ro lãi suất, phát triển hoạt động kinh doanh theo hƣớng an toàn và bền vững, góp phần nâng cao giá trị thƣơng hiệu VietinBank.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

 Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán các năm 2016, 2017 và 2018 của Vietinbank (truy cập tại trang web www.vietinbank.vn )

 Hà Thị Diệu Linh 2008, Một số giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế TPHCM.

 Lâm Chí Dũng và Võ Hoàng Diễm Trinh 2009, Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Bài giảng môn Quản trị ngân hàng 2, Trƣờng Đại học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng.

 Nguyễn Văn Tiến 2010, Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh Ngân Hàng , NXB Thống Kê.

 Nguyễn Thị Thu Trang, Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương pháp phân tích độ nhạy, Tạp chí Ngân Hàng số 23 ngày 04/01/2017

 Ngô Thị Kim Ngân 2016, Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế TPHCM.

 Nguyễn Anh Tuấn 2009, Công cụ định giá vốn điều chuyển trong quản lý Tài sản có/Tài sản nợ ngân hàng và phân tích hệu quả hoạt động kinh doanh, Tạp chí ngân hàng số 24 năm 2009.

 Nguyễn Thị Nhung và Trần Thị Minh Tuyền, Ứng dụng các công cụ phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại, Tạp chí Phát Triển và Hội Nhập số 15, tháng 4 năm 2014.

 Nguyễn Hoàng Nam 2015, Quản Trị Rủi Ro Lãi Suất Tại Ngân Hàng Thương

Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế

TPHCM.

năng chịu đựng rủi ro thị trƣờng của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, đề tài Nghiên cứu khoa học cấp ngành, Mã số DTNH.14/2015.

 Nguyễn Ngọc Hân 2011, Quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

 Phan Thu Thanh 2014, Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Thái Nguyên.

 Quyết định số 986/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, của Thủ Tƣớng Chính Phủ ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2018.

 Tạ Ngọc Sơn 2011, Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Kinh Tế Quốc Dân.  Trần Thị Minh Trang (2014), “Xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro hoạt động

hiệu quả tại NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5/2014.

 Trần Thị Ngọc Trâm 2017, Quản Trị rủi ro của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học Viện Ngân Hàng.

 Thông tƣ số 08/2017/TT – NHNN, Quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng, do Ngân Hàng Nhà Nƣớc ban hành ngày 01/08/2017.

 Thông Tƣ số 52/2018/TT-NHNN, Quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, do Ngân Hàng Nhà Nƣớc ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2018.

 Vũ Ngọc Diệp 2018, Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt, Luận án tiến sĩ, Trƣờng Đại học Thƣơng Mại.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

 Frederic S.Mishkin, The Economics of Money, Banking and Financial Markets 3rd Edition – Trƣờng Đại học Columbia - do các dịch giả Nguyễn Quang Cƣ và PTS Nguyễn Đức Dy biên dịch sang tiếng việt năm 2001.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)