Bảng 2.4: Tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tiền gửi thanh toán tại NHNN 13.502.594 20.756.531 23.182.208 Tiền gửi và cho vay các TCTD 94.469.281 107.510.487 130.512.012
Dƣới 1 tháng 84.705.564 101.507.390 108.434.619 Từ 1 đến dƣới 3 tháng 8.014.627 3.787.397 19.795.393 Từ 3 đến dƣới 6 tháng 500.000 1.569.700 1.220.000 Từ 6 đến dƣới 12 tháng 1.249.090 646.000 1.062.000 Cho vay khách hàng 644.964.797 760.992.888 824.003.448 Dƣới 1 tháng 522.055.453 281.588.173 310.740.548 Từ 1 đến dƣới 3 tháng 95.206.917 232.787.634 251.122.454 Từ 3 đến dƣới 6 tháng 26.070.476 196.312.248 206.135.768 Từ 6 đến dƣới 12 tháng 1.631.951 50.304.833 56.004.678 Chứng khoán đầu tƣ 57.474.345 57.836.260 29.864.567 Dƣới 1 tháng 15.552.900 12.930.074 3.205.722 Từ 1 đến dƣới 3 tháng 24.713.336 28.511.778 16.041.797 Từ 3 đến dƣới 6 tháng 7.728.288 6.602.374 8.013.201 Từ 6 đến dƣới 12 tháng 9.479.821 9.792.034 2.603.847
Chứng khoán kinh doanh 1.974.670 3.602.443 3.279.561
Dƣới 1 tháng 1.974.670 3.602.443 3.279.561 Từ 1 đến dƣới 3 tháng - - - Từ 3 đến dƣới 6 tháng - - - Từ 6 đến dƣới 12 tháng - - -
Các công cụ tài chính phái sinh
và các tài sản tài chính khác 682.690 528.762 281.166
Dƣới 1 tháng 682.690 528.762 281.166 Từ 1 đến dƣới 3 tháng - - - Từ 3 đến dƣới 6 tháng - - - Từ 6 đến dƣới 12 tháng - - -
Tổng tài sản nhạy cảm lãi suất 813.068.377 951.227.371 1.011.122.962
Dựa trên bảng số liệu 2.4, tổng tài sản nhạy cảm lãi suất của ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam tăng dần qua các năm với năm 2016 là 813.068.377 triệu đồng sang năm 2017 tăng lên 951.227.371 triệu đồng và đến năm 2018 là 1.011.122.962 triệu đồng. Nhìn chung, tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất tăng thêm đến chủ yếu từ Tiền gửi, cho vay các TCTD khác và Cho vay khách hàng. Cụ thể:
Bảng 2.5 Tình hình tăng giảm của các khoản mục trong tài sản nhạy cảm với lãi suất
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2017 so với 2016 2018 so với 2017
Tiền gửi thanh toán tại NHNN 7,253,937 2,425,677 Tiền gửi và cho vay các TCTD
khác 13,041,206 23,001,525 Cho vay khách hàng 116,028,091 63,010,560 Chứng khoán đầu tƣ 361,915 - 27,971,693 Chứng khoán kinh doanh 1,627,773 - 322,882 Các công cụ tài chính phái sinh
và các tài sản tài chính khác - 153,928 - 247,596
Phát sinh tăng 138,312,922 88,437,762 Phát sinh giảm - 153,928 - 28,542,171 Tổng tăng thêm 138,158,994 59,895,591
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu bảng 2.4 )
Trong năm 2017 tổng tài sản nhạy cảm lãi suất tăng thêm đến từ Tiền gửi thanh toán tại NHNN, Tiền gửi và cho vay các TCTD khác, Cho vay khách hàng, Chứng khoán đầu tƣ, Chứng khoán kinh doanh; chỉ có Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác giảm xuống chút ít. Do vậy năm 2017 tổng tài sản nhạy cảm lãi suất tăng thêm 138.158.994 triệu đồng so với 2016.
Qua năm 2018 tổng tài sản nhạy cảm lãi suất tăng lên vẫn là do sự tăng trƣởng của Tiền gửi thanh toán tại NHNN, Tiền gửi và cho vay các TCTD khác, Cho vay khách hàng, trong đó tăng nhiều nhất là từ cho vay khách hàng. Còn Chứng khoán đầu tƣ, Chứng khoán kinh doanh, Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác lại có sự giảm sút đáng kể. Kết quả là năm 2018, tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất tăng lên so với năm 2017 là 59.895.591 triệu đồng, chỉ bằng một nửa giá trị tăng thêm của năm 2017 so với năm 2016.
2.2.2 Trạng thái nhạy cảm lãi suất tại ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay khi lãi suất thị trƣờng thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng tạo ra khe hở lãi suất làm giảm thu nhập của ngân hàng. Đánh giá về tình hình rủi ro lãi suất của Vietinbank.
Bảng 2.6: Phân tích trạng thái nhạy cảm lãi suất tại VietinBank.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng tài sản nhạy cảm lãi suất
813.068.377 951.227.371 1.011.122.962 Tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
745.631.376 770.760.512 919.236.461 Chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm
lãi suất với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
67.437.001 180.466.859 91.886.501
Hệ số rủi ro lãi suất (R) 1,09 1,23 1,10
Trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng Nhạy cảm tài sản Nhạy cảm tài sản Nhạy cảm tài sản Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên - NIM
sẽ giảm khi Lãi suất giảm Lãi suất giảm Lãi suất giảm
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính cuối năm của Vietinbank các năm 2016-
Dƣới tác động của nền kinh tế trong và ngoài nƣớc, cung cầu vốn biến động liên tục việc cân bằng tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng là điều không thể nào hoàn thiện đƣợc, ngân hàng luôn phải gánh chịu một mức độ rủi ro lãi suất nhất định đƣợc tính theo khe hở lãi suất. Theo nhƣ bảng 2.6 cho thấy, hiện nay Vietinbank đang có khe hở lãi suất dƣơng cụ thể nhƣ sau: năm 2016 mức chênh lệch nhạy cảm lãi suất là 67.437.001 triệu đồng, năm 2017 chênh lệch 180.466.859 triệu đồng và qua năm 2018 giảm xuống còn 91.886.501 triệu đồng. Và qua 3 năm liên tiếp gần đây ngân hàng đều có hệ số R >1 thể hiện giá trị tài sản nhạy cảm với lãi suất lớn hơn giá trị nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Nhƣ vậy trạng thái nhạy cảm lãi suất của VietinBank hiện nay đang có xu hƣớng nhạy cảm về tài sản nhiều hơn. Vì thế rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện khi lãi suất thị trƣờng giảm vì khi lãi suất giảm thì thu nhập cận biên (NIM) của ngân hàng sẽ giảm do thu nhập tạo ra từ tài sản nhạy cảm lãi suất sẽ giảm nhiều hơn so với chi phí trả lãi cho nguồn huy động vốn. Ngƣợc lại, nếu biến động lãi suất tăng thì thu nhập cận biên (NIM) của ngân hàng sẽ tăng vì thu nhập tạo ra từ tài sản nhạy cảm lãi suất sẽ tăng nhiều hơn so với chi phí trả lãi cho nguồn huy động vốn làm cho thu nhập lãi của ngân hàng sẽ tăng thêm.
2.2.3 Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên - NIMBảng 2.7: Hệ số NIM Bảng 2.7: Hệ số NIM
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thu nhập lãi 52.990.698 65.277.199 74.176.120 Chi phí lãi 30.585.706 38.204.212 51.658.034
Thu nhập lãi thuần (A) 22.404.992 27.072.987 22.518.086
Tổng tài sản 864.091.255 1.021.814.174 1.129.747.789 Tổng tài sản không sinh lời 46.734.190 50.330.209 52.633.968
Tổng tài sản sinh lời (B) 817.357.066 971.483.965 1.077.113.821
Hệ số NIM (A/B) 2,74% 2,79% 2,09%
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính cuối năm của Vietinbank các năm 2016-
Dựa vào bảng 2.7 cho thấy NIM năm 2017 tăng lên 2,79% nhƣng lại giảm vào 2018 còn 2,09% (giảm xuống thấp hơn so với NIM năm 2016 là 2,74% ). Điều này thể hiện năm 2018 Vietinbank đang có mức độ rủi ro lãi suất cao hơn hai năm trƣớc, làm cho hệ số NIM sụt giảm. Nguyên nhân là năm 2018 chi phí lãi tăng nhanh hơn so với thu nhập lãi cụ thể :
Bảng 2.8: Tổng hợp so sánh thu nhập và chi phí lãi giữa các năm 2016, 2017, 2018
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2017 so với 2016 2018 so với 2017
Thu nhập lãi 12,286,501 8,898,921 Chi phí lãi 7,618,506 13,453,822
Thu nhập lãi thuần 4,667,995 - 4,554,901
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu bảng 2.7 )
Năm 2018 thu nhập lãi chỉ tăng 8.898.921 triệu đồng ít hơn so với năm 2017 tăng 12.286.501 triệu đồng trong khi đó chi phí trả lãi năm 2018 lại tăng mạnh 13.453.822 triệu đồng nhiều hơn so với năm 2017 chỉ tăng thêm 7.618.506 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong quý 4 năm 2018, VietinBank đã phải cắt giảm quy mô tín dụng khoảng 34.300 tỷ đồng, ảnh hƣởng làm giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi tăng hơn so với 2017 là do trong năm 2018 VietinBank có sự điều chỉnh tăng lãi suất huy động đối với kỳ hạn dƣới 6 tháng thêm 0,2%/năm so với 2017, đƣa lãi suất các kỳ hạn ngắn 1 tháng và 2 tháng tăng lên mức 4,5%/năm, kỳ hạn 3 và 6 tháng lần lƣợt là 4,8%/năm và 5,5%/năm. Thu nhập từ lãi giảm xuống nhƣng chi phí trả lãi tăng lên đã làm cho thu nhập lãi thuần giảm. Thêm vào đó tổng tài sản sinh lời lại tăng dần qua từng năm đã góp phần làm cho hệ số NIM giảm thấp.
Biểu đồ 2.1: Hệ số NIM của một số ngân hàng năm 2017 và 9 tháng năm 2018
Qua bảng số liệu 2.7 ta nhận thấy 3 năm liên tiếp NIM của VietinBank đều dƣới 3%. So sánh với các ngân hàng khác thì hệ số NIM của VietinBank vẫn còn khá thấp. Nhƣ ACB và VIB có hệ số NIM trên 3%, HDB và MBB có hệ số NIM trên 4%, cao nhất là VPB có hệ số NIM trên 8% NIM. Nguyên nhân dẫn đến NIM của VPB tăng cao nhƣ vậy là nhờ vào hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao mà thông thƣờng lãi suất cho vay của những sản phẩm tài chính tiêu dùng sẽ cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khác và trong năm 2017, 2018 tín dụng tiêu dùng đóng góp trên 50% trong lợi nhuận ròng hợp nhất của VPB.
Ngoài ra, theo đánh giá của Standard & Poor's, NIM dƣới 3% đƣợc xem là thấp. TS.Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho rằng 3% là một biên độ cần thiết để bù đắp nhiều chi phí nhƣ: dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro, thanh khoản,...Và trong Thông Tƣ số 52/2018/TT-NHNN của Ngân Hàng Nhà Nƣớc ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2018 cũng đã có quy định cụ thể là đối với
NHTM có quy mô lớn thì chỉ tiêu thu nhập lãi cận biên (NIM) >= 3% đƣợc xem nhƣ có mức độ rủi ro thấp, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn.Vì thế VietinBank cần phải cải thiện lại hệ số NIM tăng lên, đảm bảo mức an toàn theo nhƣ quy định của NHNN.
2.2.4 Cơ cấu các nguồn thu nhập
Bảng 2.9 Tổng hợp các nguồn thu nhập của VietinBank các năm 2016, 2017, 2018 Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Tỷ trọng % Năm 2017 Tỷ trọng % Năm 2018 Tỷ trọng % Thu nhập từ lãi 52,990,698 88.4 65,277,199 87.6 74,176,120 87.7 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 3,334,497 5.6 4,302,331 5.8 5,954,421 7.0 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 685,139 1.1 709,966 1.0 709,869 0.8 Thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh 183,919 0.3 324,668 0.4 271,475 0.3 Thu nhập khác 2,737,758 4.6 3,896,089 5.2 3,495,783 4.1 Tổng Thu nhập 59,932,011 100 74,510,253 100 84,607,668 100
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính cuối năm của Vietinbank các năm 2016-2018)
Qua bảng số liệu 2.8 trên, nhìn vào cơ cấu tỷ trọng các loại hình thu nhập của VietinBank ta nhận thấy rằng, tỷ trọng thu nhập từ lãi chiếm tỷ lệ cao trên 87%, trong khi đó tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ lại khá thấp (năm 2016 chiếm 5.6%, năm 2017 là 5.8% và năm 2018 là 7% trong tổng thu nhập). Nhƣ vậy khi lãi suất biến động sẽ làm cho thu nhập của ngân hàng biến động. Theo xu hƣớng của các ngân hàng hiện đại, tăng thu nhập từ nguồn dịch vụ mới là hƣớng đi hiệu quả để giảm thiểu các rủi ro. Trong khi đó các ngân hàng khác lại có tỷ trọng mảng dịch vụ tƣơng đối cao.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng đóng góp của nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động của một số ngân hàng năm 2017 và 2018
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng năm 2017 và 2018 do VCBS tổng hợp
So sánh với các ngân hàng TMCP khác, ta thấy tỷ trọng đóng góp của thu nhập từ hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập của Vietinbank vẫn còn thấp so với một số ngân hàng, nhƣ TechcomBank có tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ năm 2018 khoảng 19%, SacomBank năm 2018 khoảng 23% và SHB năm 2018 khoảng 23%. Cải thiện mảng dịch vụ là điều cần đƣợc ngân hàng đẩy mạnh thực hiện trong những năm tới.
Và số liệu cũng cho thấy ngân hàng đang rất quan tâm đến mảng dịch vụ này, thu nhập từ dịch vụ của VietinBank đang có sự tăng trƣởng.
2.2.5 Tình hình sử dụng các công cụ phái sinh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
Ngày nay các sản phẩm phái sinh lãi suất đang trở thành xu hƣớng tất yếu trong việc phòng ngừa rủi lãi suất tại các quốc gia trên thế giới. VietinBank cũng không nằm ngoài xu hƣớng đó, đã sử dụng các công cụ phái sinh giúp ngăn ngừa các rủi ro. Cụ thể :
Bảng 2.10 Tổng giá trị các công cụ phái sinh
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Giao dịch kỳ hạn 184.888 35.489 (79.987)
Giao dịch hoán đổi
497.802 427.070 275.835 Giao dịch quyền chọn - 10.764 -
Công cụ phái sinh khác -
55.439
85.318
Tổng công cụ phái sinh
682.690 528.762 281.166
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính cuối năm của Vietinbank các năm 2016-2018)
Dựa theo bảng tổng hợp 2.10, tổng giá trị của các công cụ phái sinh giảm dần từ 682.690 triệu đồng năm 2016 giảm xuống 528.762 triệu đồng năm 2017 và tiếp tục giảm còn 281.166 triệu đồng năm 2018. Mà theo nhƣ phân tích trên bảng 2.7, vào năm 2018 Vietinbank đang có mức độ rủi ro lãi suất cao hơn hai năm 2016 và 2017. Vì vậy việc gia tăng các sản phẩm phái sinh trong năm 2019 cần đƣợc ngân hàng quan tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
2.3 Đánh giá chung những thành công và hạn chế trong công tác kiểm soát rủi ro lãi suất đang áp dụng tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Công Thƣơng Việt Nam
2.3.1 Những thành công đạt đƣợc
Từ năm 2013 VietinBank đã ban hành quy định và quy trình quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng trong đó quy định các nguyên tắc để quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng thông qua quá trình nhận diện, đo lƣờng, kiểm soát và giám sát rủi ro nhằm đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu kiểm soát, phòng ngừa rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và tối đa hóa thu nhập ròng từ lãi cũng nhƣ giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngân hàng đã hoàn thành việc xây dựng, chính thức triển khai và liên tục nâng cấp hệ thống phần mềm Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) chạy đến cấp độ giao dịch theo thông lệ quốc tế, cung cấp tự động các báo cáo chênh lệch kỳ hạn định giá lại theo kỳ hạn danh nghĩa và theo hành vi ứng xử, các báo cáo phân tích kịch bản tăng, giảm lãi suất… nhằm hỗ trợ công tác quản lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng.
Ngân hàng thực hiện điều chỉnh thời hạn định giá lại của khoản vay tƣơng ứng với kỳ hạn định giá lại của nguồn vốn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn định giá lại trong phạm vi cho phép.
Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có các điều khoản phòng ngừa rủi ro lãi suất để đảm bảo Ngân hàng luôn chủ động trƣớc những biến động bất thƣờng của thị trƣờng; lãi suất cho vay phải đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở phản ánh đúng chi phí huy động vốn thực tế của Ngân hàng.
Điều hành thông qua công cụ giá mua bán vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing - Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại Hội sở chính. Các Chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính thông qua Trung tâm vốn. Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản có. Từ đó, thu nhập
và chi phí của từng chi nhánh đƣợc xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với