Bảng 2.7: Hệ số NIM
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thu nhập lãi 52.990.698 65.277.199 74.176.120 Chi phí lãi 30.585.706 38.204.212 51.658.034
Thu nhập lãi thuần (A) 22.404.992 27.072.987 22.518.086
Tổng tài sản 864.091.255 1.021.814.174 1.129.747.789 Tổng tài sản không sinh lời 46.734.190 50.330.209 52.633.968
Tổng tài sản sinh lời (B) 817.357.066 971.483.965 1.077.113.821
Hệ số NIM (A/B) 2,74% 2,79% 2,09%
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính cuối năm của Vietinbank các năm 2016-
Dựa vào bảng 2.7 cho thấy NIM năm 2017 tăng lên 2,79% nhƣng lại giảm vào 2018 còn 2,09% (giảm xuống thấp hơn so với NIM năm 2016 là 2,74% ). Điều này thể hiện năm 2018 Vietinbank đang có mức độ rủi ro lãi suất cao hơn hai năm trƣớc, làm cho hệ số NIM sụt giảm. Nguyên nhân là năm 2018 chi phí lãi tăng nhanh hơn so với thu nhập lãi cụ thể :
Bảng 2.8: Tổng hợp so sánh thu nhập và chi phí lãi giữa các năm 2016, 2017, 2018
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2017 so với 2016 2018 so với 2017
Thu nhập lãi 12,286,501 8,898,921 Chi phí lãi 7,618,506 13,453,822
Thu nhập lãi thuần 4,667,995 - 4,554,901
(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu bảng 2.7 )
Năm 2018 thu nhập lãi chỉ tăng 8.898.921 triệu đồng ít hơn so với năm 2017 tăng 12.286.501 triệu đồng trong khi đó chi phí trả lãi năm 2018 lại tăng mạnh 13.453.822 triệu đồng nhiều hơn so với năm 2017 chỉ tăng thêm 7.618.506 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong quý 4 năm 2018, VietinBank đã phải cắt giảm quy mô tín dụng khoảng 34.300 tỷ đồng, ảnh hƣởng làm giảm thu nhập từ lãi của ngân hàng. Bên cạnh đó, chi phí trả lãi tăng hơn so với 2017 là do trong năm 2018 VietinBank có sự điều chỉnh tăng lãi suất huy động đối với kỳ hạn dƣới 6 tháng thêm 0,2%/năm so với 2017, đƣa lãi suất các kỳ hạn ngắn 1 tháng và 2 tháng tăng lên mức 4,5%/năm, kỳ hạn 3 và 6 tháng lần lƣợt là 4,8%/năm và 5,5%/năm. Thu nhập từ lãi giảm xuống nhƣng chi phí trả lãi tăng lên đã làm cho thu nhập lãi thuần giảm. Thêm vào đó tổng tài sản sinh lời lại tăng dần qua từng năm đã góp phần làm cho hệ số NIM giảm thấp.
Biểu đồ 2.1: Hệ số NIM của một số ngân hàng năm 2017 và 9 tháng năm 2018
Qua bảng số liệu 2.7 ta nhận thấy 3 năm liên tiếp NIM của VietinBank đều dƣới 3%. So sánh với các ngân hàng khác thì hệ số NIM của VietinBank vẫn còn khá thấp. Nhƣ ACB và VIB có hệ số NIM trên 3%, HDB và MBB có hệ số NIM trên 4%, cao nhất là VPB có hệ số NIM trên 8% NIM. Nguyên nhân dẫn đến NIM của VPB tăng cao nhƣ vậy là nhờ vào hoạt động cho vay tài chính tiêu dùng chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao mà thông thƣờng lãi suất cho vay của những sản phẩm tài chính tiêu dùng sẽ cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khác và trong năm 2017, 2018 tín dụng tiêu dùng đóng góp trên 50% trong lợi nhuận ròng hợp nhất của VPB.
Ngoài ra, theo đánh giá của Standard & Poor's, NIM dƣới 3% đƣợc xem là thấp. TS.Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính Ngân hàng cho rằng 3% là một biên độ cần thiết để bù đắp nhiều chi phí nhƣ: dự trữ bắt buộc, dự phòng rủi ro, thanh khoản,...Và trong Thông Tƣ số 52/2018/TT-NHNN của Ngân Hàng Nhà Nƣớc ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2018 cũng đã có quy định cụ thể là đối với
NHTM có quy mô lớn thì chỉ tiêu thu nhập lãi cận biên (NIM) >= 3% đƣợc xem nhƣ có mức độ rủi ro thấp, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn.Vì thế VietinBank cần phải cải thiện lại hệ số NIM tăng lên, đảm bảo mức an toàn theo nhƣ quy định của NHNN.