Đổi mới lý luận phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 250 năm năm sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu di sản văn chương đại thi hào nguyễn du 250 năm nhìn lại (2015)​ (Trang 26 - 29)

200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965)

1.2.3. Đổi mới lý luận phê bình Truyện Kiều dịp kỷ niệm 250 năm năm sinh

sinh Nguyễn Du (2015)

Sau 1975 đặc biệt từ năm 1986 trở lại đây chúng ta đã có một đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu phê bình chuyên nghiệp với những cách tiếp cận ngày một khoa học mới mẻ. Các lý thuyết nghiên cứu tiếp nhận phê bình văn học phương Tây được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam như Những vấn đề về thi

pháp tiểu thuyết Đôtxtôiepxki do Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Dẫn luận Thi pháp học của Trần Đình Sử, Tác phẩm văn học như một quá trình

của Trương Đăng Dung, những dịch thuật và nghiên cứu về Kí hiệu học của La Khắc Hòa… Nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã vận dụng những lý thuyết mới của nước ngoài vào nghiên cứu phê bình văn học, đặc biệt là Truyện Kiều

tiêu biểu như: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều của Phan Ngọc, Thi pháp truyện Kiều của Trần Đình Sử, Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa của Trần Nho Thìn, Tiếp nhận truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa của Lê Nguyên Cẩn… Bên cạnh đó còn nhiều bài nghiên cứu trên các sách báo tạp chí các công trình khoa học khác.

Từ năm 1986 trở lại đây chúng ta tiến hành quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực trong đó có văn học, các lý thuyết lí luận, nghiên cứu phê bình văn học như cấu trúc học, thi pháp học, văn hóa học, tiếp nhận văn học, tự sự học, kí hiệu học…ngày một phổ biến ở nước ta để lấp đầy khoảng trống trước năm 1975. Nghiên cứu, phê bình văn học có nhiều khởi sắc, các nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều đến những lý thuyết hiện đại mới mẻ: cấu trúc học, thi pháp học, tự sự học, văn hóa học, tiếp nhận văn học... Những vấn đề đấu tranh giải phóng giai cấp, chống phong kiến của

Truyện Kiều tự nhiên cũng lùi vào quá khứ hoặc được nhắc lại trên tinh thần trao đổi khoa học như Trần Nho Thìn đề cập: “Nguyễn Du cũng có quan niệm về xã hội. Nhưng cách phân tích xã hội của ông chưa thể coi là phân tích giai cấp. Theo quan điểm truyền thống, Nguyễn Du vẫn nhìn xã hội thành hai loại người là người tốt, người xấu”[46, 46].

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Có thể nói so với công trình kỷ yếu Kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du nhân kỷ niệm Đại thi hào Nguyễn Du (năm 1965), công trình nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều 50 năm sau đã đạt những thành tựu to lớn nhờ vận dụng những lý thuyết lí luận, nghiên cứu phê bình văn học mới, khắc phục những hạn chế của phê bình xã hội học trước đây. Sự xuất hiện các công trình nghiên cứu Truyện Kiều của Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Trần Nho Thìn…báo hiệu những đổi mới cơ bản về lí luận và phương pháp nói chung, Truyện Kiều nói riêng. Những thành tựu về nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều trong dịp kỉ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du chính là thành tựu của ba mươi năm đổi mới trong lí luận và nghiên cứu phê bình văn học. Từ đây chúng ta thấy Truyện Kiều - Tập đại thành của văn học dân tộc, với giá trị nhiều mặt, dường như mỗi người đọc, mỗi phương pháp đọc lại cho những kết quả khác nhau (mã nghĩa khác nhau), điều đó chứng tỏ sự phong phú của Truyện Kiều và tài năng nghệ thuật Nguyễn Du. Nói chung có nhiều lý thuyết mới được vận dụng nhưng trong khuôn khổ luận văn của mình chúng tôi mới chỉ tập trung vào một số vấn đề cơ bản như lý thuyết tiếp nhận, phân tâm học, tự sự học. Dưới đây chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu những đổi mới trong nghiên cứu nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều.

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH TRUYỆN KIỀU

Trong chương này, chúng tôi tập trung khảo sát, phân tích, làm rõ qua các bài sau :

Những vấn đề của Truyện Kiều qua lịch sử tiếp nhận hai thế kỷ - Trần Nho Thìn

Nguyễn Du trong dòng thơ ca “hưởng lạc” Việt Nam và thế giới cổ trung đại - Nguyễn Thanh Tùng

“Truyện Kiều tân diễn” trong ba thập niên đầu thế kỷ XX- Phùng Ngọc Kiên

Phan Khôi và những cuộc tranh luận về Truyện Kiều những năm

1920-1930 - Lại Nguyên Ân

Giải mã cách đọc Kiều của Tản Đà (Qua văn Hoa tiên và văn Kiều) - Lê Thị Thanh Tâm, Nguyễn Đức Mậu

Những thẩm định mới về Kim Vân Kiều truyện- Nguyễn Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu di sản văn chương đại thi hào nguyễn du 250 năm nhìn lại (2015)​ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)