Người đọc với việc tiếp nhận Truyện Kiều trong các giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu di sản văn chương đại thi hào nguyễn du 250 năm nhìn lại (2015)​ (Trang 33 - 40)

200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965)

2.2.1. Người đọc với việc tiếp nhận Truyện Kiều trong các giai đoạn

quan điểm khác nhau dẫn tới đánh giá khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng “cần đúc kết những bài học hữu ích cho Kiều học từ lịch sử tiếp nhận phong phú, đa dạng đó”[72]. Nếu so với giai đoạn 1945-1975, nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều ảnh hưởng rất lớn của phê bình xã hội học với những vấn đề về đấu tranh giai cấp, chống phong kiến thì trong đợt kỷ niệm Nguyễn Du lần này lý thuyết tiếp nhận được vận dụng qua nhiều bài viết, trong đó chúng tôi tập trung khảo sát qua các bài viết của Trần Nho Thìn, Lại Nguyên Ân, Phùng Ngọc Kiên, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Nam, Lê Thị Thanh Tâm và Nguyễn Đức Mậu qua một số phương diện sau.

2.2.1. Người đọc- với việc tiếp nhận Truyện Kiều trong các giai đoạn khác nhau khác nhau

Giai đoạn trước lý luận văn học tập trung quan tâm các vấn đề như quá trình sáng tạo của nhà văn, vị trí trung tâm là tác phẩm, đến nửa cuối thể kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, lý luận văn học đã có sự dịch chuyển sự quan tâm sang người đọc, lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận của người đọc. Nhà nghiên cứu người Mỹ, Meyer Howard Abram cho rằng tác phẩm đứng vị trí trung tâm nhưng luôn trong ba chiều kích quan hệ với ngoại giới (hiện thực khách quan), với tác giả, với người đọc. Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn nói đến lịch sử tiếp nhận trước hết là nói đến các kiểu người đọc, “Với lý thuyết tiếp nhận, người đọc được đặt đúng địa vị của mình; hành động đọc là hành động tạo nghĩa cho văn bản”[62, 12].

Trong công trình Những vấn đề của Truyện Kiều qua lịch sử tiếp nhận hai thế kỉ, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn chia lịch sử tiếp nhận qua 4 giai đoạn cơ bản:

1) giai đoạn đọc mang dấu ấn của quan niệm mỹ học trung đại trong thế kỉ XIX

2) giai đoạn đọc chịu ảnh hưởng của lý thuyết phương Tây đầu thế kỉ XX 3) giai đoạn đọc chịu ảnh hưởng chủ yếu của lý luận văn học Nga Xô viết

4) giai đoạn đọc Truyện Kiều từ sau 1975

Mỗi kiểu người đọc trong từng giai đoạn đều có sự chi phối riêng của thể chế chính trị, đặc điểm lịch sử, văn hóa xã hội khác nhau, điều đó đem lại những cách đọc khác nhau về Truyện Kiều. Trong suốt thể kỉ XIX và sang đầu thế kỉ XX, kiểu độc giả nhà Nho chính là lớp người đọc sớm nhất, việc đọc một tác phẩm văn học với họ cũng là dịp sáng tác theo phương pháp “xúc cảnh sinh tình”, họ coi Truyện Kiều, các nhân vật chính là cảnh và “đều có thể gợi cảm hứng cho nhà nho- người đọc suy tư về con người, về xã hội, về nhân tình thế thái” hoặc “nếu không gài được một ý tứ, một tình ý vào một hành động, một sự kiện của nhân vật và tác phẩm thì việc đọc sẽ nhàm chán, vô nghĩa” [72, 296]. Minh Mạng ca ngợi Kiều đủ trung trinh hiếu nghĩa, như một tấm gương đạo đức phong kiến cần phổ biến để thiên hạ soi vào. Ngược lại, Nguyễn Khuyến trong bài vịnh Kiều bán mình ngoài việc hàm ý phê phán động cơ của Lê Hoan trong cuộc thi vịnh Kiều còn bày tỏ thái độ với xã hội đương thời khi đồng tiền “cơ hồ trở thành thế lực vạn năng”, từ chuyện văn sang chuyện đời:

“Có tiền việc ấy mà xong nhỉ, Đời trước làm quan cũng thế a?”.

Nguyễn Công Trứ từ lập trường Nho giáo kịch liệt lên án, phê phán Kiều, coi những đau khổ của Kiều rất xứng đáng với thói tà dâm, mặc dù Nguyễn Công Trứ có hàng chục thê thiếp:

“Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,

Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm” (Vịnh Thúy Kiều)

từ đó nhà thơ cũng bày tỏ hàm ý nào đó qua câu kết: “Nghĩ đời mà ngán cho đời”. Nhìn chung các nhà Nho tìm đến Truyện Kiều để bình luận chính trị, đạo đức, thể hiện con người chính trị đạo đức của mình, họ không quan tâm nhiều đến thành công nghệ thuật, sức hấp dẫn của tác phẩm, cách thức tổ chức, xây dựng nhân vật… Điều này cũng được thể hiện rất rõ qua cách đọc Kiều của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, họ lên án gay gắt Kiều là dâm, đĩ, “cái giống độc con đĩ Kiều”, dưới con mắt của họ Truyện Kiều chỉ là cuốn “dâm thư” làm băng hoại các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, việc làm của hai nhà nho chí sĩ trên được ví như công cuộc “vệ đạo” của Hàn Dũ đời Đường. Trong những tranh luận về Truyện Kiều, Ngô Đức Kế có hẳn một bài

Luận về chính học cùng tà thuyết, mặc dù có công nhận đó là áng văn chương quốc âm “hay thật” nhưng không quên nhắc nhở đó là văn chương ngâm vịnh, mua vui chứ không phải văn chương chính học để dạy đời, đó là truyện phong tình không tránh khỏi “ cái vẻ ai, dâm, sầu, oán, đạo, dục, tăng, bi”. Theo nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, phương pháp luận của Ngô Đức Kế là “đem nhuộm màu chính/ tà cho hoạt động học thuật”, việc làm ấy xuất phát từ quan niệm nhà Nho, đề cao văn chương đạo lí, hạ thấp văn chương chơi bời, bên cạnh đó mấu chốt của vấn đề chính là nhằm vào phong trào sùng bái Truyện Kiều, của nhóm hợp tác với thực dân Pháp (do Phạm Quỳnh chủ trương), tức là công kích tất cả những ai hợp tác với thực dân Pháp cũng như những hoạt động văn hóa mà thực dân Pháp bảo trợ. Việc làm của Ngô Đức Kế tiếp tục được Huỳnh Thúc Kháng dùng quan niệm đạo đức Nho giáo công kích

Truyện Kiều, “Truyện Kiều chẳng qua là lối văn chương mua vui mà thôi, chớ không phải thứ sách học; mà nói cho đúng Truyện Kiều là một thứ dâm thư, rõ không có ích mà có hại” [72, 359]. Theo Phạm Quỳnh các nhà nho trên đã không đứng về phương diện văn chương để xét mà lại đứng về phương diện đạo đức, mà lại là “đạo đức hẹp hòi” thì “không còn là vấn đề văn chương học thuật nữa” [72].

Tuy nhiên, còn một bộ phận nhà Nho tìm thấy ở thân phận Kiều những nét tương đồng thân phận của những người nghệ sĩ, họ coi đó làngười “cùng hội cùng thuyền” tiêu biểu là Mộng Liên Đường chủ nhân với “hai chữ tài tình thật là một cái thông lụy của bọn tài tử khắp trong gầm trời va suốt cả xưa nay vậy”, Chu Mạnh Trinh “Ta cũng nòi tình/ thương người đồng điệu”. Các nhà nho này thấy cảm hứng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng như nhiều bài thơ chữ Hán khác đó là cảm hứng về khách hồng nhan, người tài tử, thân phận những văn nghệ sĩ có số phận bất hạnh. Theo nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn: “họ đã giúp chúng ta giải đáp được những ý tứ ẩn kín bên dưới những ngôn từ như tài mệnh ghét nhau, bỉ sắc tư phong, trời đánh ghen khách má hồng, những ngôn từ mà nếu chỉ nhìn từ góc độ người hiện đại, dễ có cảm giác là duy tâm, siêu hình, thần bí” [72, 297]. Từ kiểu người đọc nhà nho, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cũng đề nghị “những nhà phê bình hiện đại cần xem lại cách nghĩ của mình khi áp đặt nhận định về thứ văn chương bình điểm cho nhiều áng văn bình Kiều, vịnh Kiều” và lưu ý “hãy chú ý đã tồn tại cách đọc Truyện Kiều của những thi nhân, với họ, đọc Kiều cũng là sáng tác, là thể hiện con người bản thân” [72, 297].

Cũng tiếp nhận Truyện Kiều nhưng với Tản Đà, Phan Khôi đã có thái độ và quan niệm học thuật vượt hơn rất nhiều so với các nhà Nho cùng thời tiến gần tới phê bình hiện đại. Trong bài viết Phan Khôi và những cuộc tranh luận về Truyện Kiều những năm 1920-1930 , nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân

đã đánh giá xác đáng vai trò của Phan Khôi trong các cuộc tranh luận ấy, mặc dù Phan Khôi thừa nhận ý kiến của Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng coi vấn đề “chính học - tà thuyết” là vấn đề lớn của đời sống song ông không đồng tình với việc hai nhà nho nói trên mạt sát Truyện Kiều, cũng như những ai tán dương kiệt tác này, Phan Khôi đã nêu một vấn đề lí luận có tính chất mới mẻ của thế giới để nhìn nhận, đánh giá về một tác phẩm văn học “trước hết phải hiểu trong cõi văn học thế giới ngày nay có hai khuynh hướng trái nhau mà cũng có thế lực ngang nhau. Ấy là một phái chuyên trọng về nhân sanh; một phái chuyên trọng về nghệ thuật ”[72, 360]. Phan Khôi chỉ ra tôn chỉ của nhóm nghệ thuật vì nhân sinh là có lợi ích với đạo đức, xã hội nên tác phẩm nào trái với mục đích ấy đều không có giá trị, như vậy cũng có nghĩa là cách phê bình Truyện Kiều của Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng theo quan điểm của phái thứ nhất. Còn phái nghệ thuật vì nghệ thuật chỉ quan tâm thuần túy đến cái đẹp, mỗi phái đều có lý thuyết riêng của mình, và nếu nhận

Truyện Kiều là đẹp, là hay thì việc kỉ niệm Nguyễn Du hay tôn vinh Truyện Kiều đều là việc ý nghĩa, bởi họ theo tôn chỉ sùng bái cái đẹp “mà tự họ lại nghĩ rằng cái đẹp ấy chẳng có thể nào gây ra ảnh hưởng xấu cho xã hội”, việc làm ấy cũng chẳng có gì đáng công kích. Phan Khôi cũng nhìn nhận việc Ngô Đức Kế và Huỳnh Thúc Kháng lo sợ sự phổ biến của Truyện Kiều có thể ảnh hưởng tới phong hóa và “thế đạo nhân tâm”, đó cũng là mối lo của Nho gia thời xưa, họ tìm cách “vệ đạo”, tuy nhiên theo Phan Khôi thì phải tìm cách để duy trì phong hóa chứ không thể quy vào việc phổ biến Truyện Kiều mà cho nó có hại được, bởi đó là mỹ văn học thì nó có đời sống riêng, nó phải được tự do phát triển. Đồng thời với việc nêu ý kiến phản bác lại nhóm nhà Nho bảo thủ, Phan Khôi cũng quan tâm, tán thành những nhận định mới mẻ của Lưu Trọng Lư trong Mấy lời chiêu tuyết cho Vương Thúy Kiều , ông đồng tình với những ý kiến: “Nói tóm lại, muốn xét thân thế Kiều, chớ đứng hẳn trong lễ giáo nghiêm ngặt chật hẹp của Nho giáo”[72]. Như vậy trước sau Phan Khôi

đã nhận ra lập trường Nho giáo đã trở thành thâm căn cố đế của lớp nhà Nho bảo thủ, họ lên án, công kích Truyện Kiều từ quan điểm đạo đức chật hẹp, cũng như tâm lý chung của nhà Nho là muốn duy trì sự độc tôn Nho giáo: “Không dung nạp kẻ khác với mình”. Những lập luận của Phan Khôi sắc sảo, có sức thuyết phục bởi ông đã dựa trên cơ sở tư tưởng hiện đại khi tiếp nhận kiệt tác của Nguyễn Du, tranh luận của Phan Khôi có chừng mực, có tính đối thoại vừa có sự cảm thông với các nhà Nho bảo thủ bởi nền học vấn cũ chi phối mạnh, nền học vấn mới còn yếu nhưng họ vẫn cố duy trì tình trạng độc tôn của Nho giáo, họ không chấp nhận người nào đi ngược lại tôn chỉ của Nho giáo, ngay cả khi nó trở nên lỗi thời. Tình trạng cố chấp, quay lưng lại với thực tế, với những điều mới mẻ của cuộc sống trong tâm lý nhà Nho đem lại cách tiếp nhận Truyện Kiều trong một thời gian dài với sự lệch lạc, ấu trĩ, phiến diện bởi sự ảnh hưởng không nhỏ của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Cũng từ cuộc tranh luận ấy chúng ta lại thấy được sự mới mẻ của Phan Khôi, ông tiếp nhận Truyện Kiều với tư cách một tác phẩm văn học, với tư tưởng mới mẻ thời đại. Ông luôn nhận ra những giá trị sâu sắc của kiệt tác này, coi Truyện Kiều là tập đại thành của văn hóa và ngôn ngữ Việt. Phan Khôi có vai trò quan trọng trong cuộc tranh luận

Truyện Kiều những năm 30 bởi điều quan trọng là ông có những yếu tố của nhà phê bình văn học hiện đại.

Các nhà nghiên cứu Lê Thị Thanh Tâm và Nguyễn Đức Mậu qua bài viết Giải mã cách đọc Kiều của Tản Đà, từ cách tiếp nhận Truyện Kiều của Nho tài tử, nhà thơ lớn đầu thế kỉ, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra cách đặt vấn đề mới mẻ, vừa mang tính đối thoại của Tản Đà. Trong những vấn đề bề bộn của cuộc tranh luận Truyện Kiều, Tản Đà qua bài viết Văn Hoa tiên và văn Kiều lại chỉ bám vào một nhận định của Cao Bá Quát: “Khiến cho Truyện Kiều đờ mắt trông theo”. Tản Đà có dụng ý riêng của mình khi cố tình dịch

sai nhận định của thi sĩ Cao Chu Thần để làm nảy sinh những ý tứ tranh luận mới mẻ của mình với cụm từ “đờ măt trông theo”. Từ đó Tản Đà đưa ra những lập luận sắc bén của mình để làm nổi bật giá trị Truyện Kiều, ông bày ra “trận địa chữ nghĩa” để thể hiện cách thưởng thức kiệt tác văn chương của đại thi hào. Cách làm của Tản Đà về cơ bản cũng đứng về phương diện văn chương mà xét theo ý Phạm Quỳnh hay nghệ thuật vì nghệ thuật như ý Phan Khôi. Tản Đà đứng ở cương vị người sáng tác bình luận về sáng tác và cho rằng nhiều người do chỉ lấy ở “tính chất của truyện” chứ không phải của “chuyên luận văn chương” mà xét nên không thấy được cái hay của Truyện Kiều, nhiều ý kiến cho rằng Hoa tiên hay hơn, hoặc Truyện Kiều thụ động sinh ra sau Hoa tiên nhưng không chỉ được cụ thể hay như thế nào. Có thể nói từ cách đặt vấn đề, cách phê bình của Tản Đà “tạo ra một phong cách đọc, một cách thương lượng, điều trần rất mực tinh tế, chất chứa cảm thông nhưng cũng không thiếu sòng phẳng, lý tính”[72, 397]. Từ cách đọc Kiều của Tản Đà trong so sánh với Hoa tiên, chúng ta dễ dàng nhận ra Tản Đà không quan tâm đến bản Hoa tiên nào mà chỉ nhằm mục đích “khẳng định giá trị vô tiền khoáng hậu và phi thường của Truyện Kiều” tuy nhiên cũng theo kiểu “Nói láo mà chơi, nghe láo chơi”. Với cách đọc đó các nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự mới mẻ của Tản Đà từ cách tạo vấn đề để tự sự, đối thoại, tranh biện mà then chốt là cố tình dịch sai nhận định của Cao Bá Quát, cách dựng chuyện tài tình ấy thể hiện ở lối tranh luận, phê bình dưới hình thức một câu chuyện, một tiểu phẩm. Tản Đà cũng chuyên theo văn chương để xét hai tác phẩm đó, đây là một vấn đề lý luận văn học khá mới mẻ ở đầu thế kỷ XX, khác với cách làm của các nhà Nho bảo thủ khi đứng ở khía cạnh đạo đức để lên án, mạt sát

Truyện Kiều . Cách làm của Tản Đà có so sánh, cân nhắc kĩ lưỡng theo phương diện văn chương gần với cách phê bình hiện đại. Nền tảng so sánh hai tác phẩm là chủ đề và phong cách, theo ông mỗi tác phẩm chứa đựng cái hay riêng của mình, nếu Hoa tiên “hay một cách bằng phẳng” thì Truyện Kiều hay

một cách “xôi xốc mà lịch lõi”, qua cách so sánh đó Tản Đà đã ngầm đánh giá phong cách độc đáo của Truyện Kiều, hay đó là giá trị phân định mỗi tác phẩm. Với cách lí giải, lập luận riêng của mình, Tản Đà đã “minh chứng phong cách văn chương là mấu chốt cho giá trị cuối cùng của tác phẩm”, bên cạnh việc ca ngợi Hoa tiên hay “một cách bằng phẳng”, trang nhã, vừa phải, hài hòa đồng thời Tản Đà cũng ca ngợi thứ văn “xôi xốc mà lịch lõi”, “bạo lời”, “bạo đặt”, điều đó đồng nghĩa với việc ca ngợi giá trị hơn hẳn của

Truyện Kiều, cách làm đó là một minh chứng phân biệt sự phẩm bình luân lý và phẩm bình văn chương, thể hiện sự khác biệt về tâm lý tiếp nhận cũng như khuynh hướng thực chứng trong phê bình, cơ bản khác với các nhà Nho cuối thế kỉ XIX với cảm hứng “tri âm, tri kỉ”, hay “độc quyền cảm xúc” trong tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu di sản văn chương đại thi hào nguyễn du 250 năm nhìn lại (2015)​ (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)