200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965)
2.1.1. Vài nét về sự ra đời của lý thuyết tiếp nhận
Trong các vấn đề về lí luận văn học có lẽ tiếp nhận văn học là một vấn đề mới được đặt ra một cách hệ thống ở nửa sau thế kỉ XX với đóng góp của hai nhà nghiên cứu người Đức Wolfgang Iser và Hans Robert Jauss. Tiếp tục hướng nghiên cứu của hai ông, các nhà lí luận sau đó đã có những phát triển và hoàn thiện về lí thuyết để hình thành nên trường phái Konstanz (Đức) có ảnh hưởng rộng rãi trên toàn thế giới. Sự hình thành và phát triển của lý thuyết tiếp nhận nhằm khẳng định hoạt động văn học với các khâu Nhà văn-
Tác phẩm- Bạn đọc ngày càng được chú ý đúng mức. Lí luận văn học trước
đó thường chú ý tới quá trình sáng tạo của nhà văn, Phê bình mới, chủ nghĩa cấu trúc và chủ nghĩa hình thức Nga coi “tác phẩm là một hệ thống khép kín”, chỉ quan tâm những mối quan hệ bên trong tác phẩm “Độc tôn văn bản tác phẩm, Phê bình mới còn phủ nhận luôn sự tiếp nhận của người đọc, cho đó đều là những cảm thụ ngộ nhận”[29, 327].
Lí luận tiếp nhận không chỉ chú ý đến yếu tố chủ quan, cá nhân của nhà nghiên cứu phê bình mà còn quan tâm các nhân tố thời đại với các điều kiện chính trị, tư tưởng cụ thể. Sự ra đời của lý thuyết tiếp nhận cho thấy sự dịch chuyển vị trí trung tâm từ tác phẩm sang người đọc, từ đó có thể nhận thấy lịch sử văn học không chỉ đơn thuần là các tác giả, tác phẩm mà cả lịch sử tiếp nhận của người đọc cũng phải được quan tâm đúng mức, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng: “Nói đến việc tạo nghĩa một tác phẩm văn học, nếu chỉ nói đến tư tưởng, ý đồ sáng tạo, chủ đích của tác giả vẫn chưa đủ. Nếu không có người đọc với toàn bộ kiến thức, sự lịch lãm, với quan điểm đạo đức, thẩm mỹ riêng tiếp nhận văn bản tác phẩm thì văn bản đó vẫn không có hiệu lực của văn bản nghệ thuật: lý thuyết tiếp nhận xuất hiện. Với lý thuyết tiếp nhận, người đọc được đặt đúng địa vị của mình; hành động đọc là hành động tạo nghĩa cho văn bản”[62, 12]. Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm mới chỉ là hệ thống kí hiệu trên giấy chỉ khi nào có sự tiếp nhận tác phẩm mới có đời sống thực sự của nó, Giôn Điuây phân biệt sản phẩm nghệ thuật và tác phẩm nghệ thuật, tương ứng với sáng tác của nhà văn và tiếp nhận của người đọc, “chỉ khi nào được công chúng thưởng thức, tiếp nhận thì mới trở thành tác phẩm nghệ thuật”[29, 327]. Bên cạnh đó nhiều nhà lí luận rất đề cao vai trò của bạn đọc, họ coi đó là quá trình đồng sáng tạo, một số nhà văn còn để ngỏ kết thúc của tác phẩm hoặc đưa ra các phương án kết thúc để người đọc lựa chọn, Rooman Igacđên cho rằng “tác phẩm văn học vốn hàm chứa điểm chưa
xác định, chờ đợi người đọc đến bổ sung theo ý của mình”[29, 327]. Từ những tiền đề trên, lý thuyết tiếp nhận ra đời nhằm khẳng định vai trò quan trọng của người đọc trong cả quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn tuy nhiên lý thuyết tiếp nhận cũng lưu ý không cường điệu hóa “vai trò người đọc lên địa vị trung tâm của hoạt động văn học, bởi vì một lẽ đơn giản nếu chưa có sáng tác thì dứt khoát không thể có tiếp nhận, còn nếu không hoặc chưa có tiếp nhận vẫn có thể có sáng tác cho dù chưa phát huy được tác dụng”[29, 328].