Các công trình vận dụng lý thuyết phân tâm học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu di sản văn chương đại thi hào nguyễn du 250 năm nhìn lại (2015)​ (Trang 59 - 74)

200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965)

3.2. Các công trình vận dụng lý thuyết phân tâm học

Phê bình phân tâm học trở thành xu thế mạnh mẽ đầu thế kỉ XX đặc biệt ở các nước Âu Mĩ, tuy nhiên làn sóng đó cũng có ảnh hưởng tới nền phê bình văn học còn non trẻ ở Việt Nam lúc bấy giờ, với những hướng tìm tòi của mình, Nguyễn Bách Khoa được coi là một trong những người đặt nền móng cho Phê bình phân tâm học với những thể nghiệm về nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều. Nguyễn Bách Khoa thuộc thế hệ trí thức Tây học được đào tạo từ nhà trường Pháp- Việt nên không có sự ràng buộc với khoa cử hay tư tưởng Nho giáo, ông cùng các trí thức Tây học lúc bấy giờ chủ trương nhanh chóng chuyển đổi xã hội Việt Nam đi vào quỹ đạo thế giới, tiến tới văn mình chính vì vậy họ rất tích cực du nhập các lý thuyết phương Tây và “Phân tâm học là một lựa chọn quan trọng để nhanh chóng thúc đẩy văn hóa- xã hội Việt Nam đi nhanh vào quỹ đạo hiện đại”[72,337]. Sự xuất hiện của Nguyễn Bách Khoa trong bối cảnh thời đại và đời sống trí thức Việt Nam cuối những năm 30 của thế kỉ XX với tư cách nhà phê bình văn học mà ngay ban đầu đã định dạng là Phê bình phân tâm học với một loạt bài về tiểu thuyết

Tố Tâm, Nửa chừng xuân, thơ Hồ Xuân Hương, đặc biệt với những ứng dụng Phê bình phân tâm học trong hai chuyên khảo Nguyễn Du và Truyện Kiều(1942) và Văn chương Truyện Kiều(1945). Có thể nói phân tâm học có sức hút mạnh mẽ với các trí thức Tây học lúc bấy giờ bởi nó chống lại tư tưởng Nho giáo với một loạt các cấm kị nhằm tiết dục, cấm dục hay hạ thấp giá trị phụ nữ, phân tâm học có phần gần gũi với bản chất con người cũng như những nhu cầu cuộc sống thiết yếu của con người. Như vậy quá trình hiện đại hóa xã hội Việt Nam lúc bấy giờ phải gắn với giải phóng phụ nữ khỏi những luân lý Nho giáo hà khắc, đề cập trải nghiệm tính dục chính vì vậy mà phân tâm học trở thành vũ khí quan trọng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến trong bài viết Từ tiền hiện đại đến hiện đại, sự chuyển đổi hệ hình đọc Phân tâm học về Truyện Kiều đã chỉ rõ cách phê bình của Nguyễn Bách Khoa chủ yếu là Phê bình phân tâm học tiểu sử, dùng ngoại quan, tiểu sử, đời sống xã hội để cắt nghĩa văn học. Trong chuyên khảo Nguyễn Du và Truyện Kiều(1942), Trương Tửu tìm đến bề sâu, bề vô thức hình thành nên thiên tài Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều, ông cho rằng tiềm thức, vô thức mới là cái quyết định số phận con người chứ không phải thuyết định mệnh, tài mệnh tương đố duy tâm, mơ hồ trước đây thường chỉ ra. Chính các năng lực thúc đẩy trong tiềm thức bí ẩn đã quyết định cuộc đời mỗi con người, chính cái bản lĩnh can trường quê cha và chất huê tình quê mẹ hun đúc thành thiên tài Nguyễn Du, bên cạnh đó còn có “căn nguyên từ ảo giác thường trực của con bệnh thần kinh”, ông cũng chỉ rõ Nguyễn Du thuộc loại bệnh căn tạng suy nhược, căn tạng cảm xúc quá độ tức là mất thăng bằng về tinh thần, trạng thái cảm xúc luôn thái quá, hỗn loạn, không điều hòa được tính cách… Trương Tửu khẳng định : “Nguyễn Du thuộc vào loại con bệnh thần kinh ấy. Văn thơ của ông phần lớn chỉ là ảo giác, khóc lóc và trầm muộn. Bởi văn thơ của ông thành thực chứ không phải chỉ là những trò du hí giả trá, nên mỗi bài thi ông viết là một trạng thái tinh thần có thực, một hành vi thực” [40, 233]. Ông cũng cho rằng Nguyễn Du do thể tạng yếu nên dễ sinh lo sợ, khóc lóc, mê sảng không chỉ khóc cho người phụ nữ, người em, những người đời trước mà khóc cho chính mình:

Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

(Độc Tiểu Thanh ký)

“Tóm lại, Nguyễn Du là một căn tạng cảm xúc quá độ. Căn tạng này gây ra một tính khí lo sợ, hoảng hốt, và một trí tưởng ảo giác. Tính khí và trí tưởng đó tạo ra ở thi sĩ những trạng thái trầm muộn, những tình cảm bi thương,

những trận khóc (crise de larmes) kinh niên. Lúc ra đời, bị hoàn cảnh xã hội chà đạp, thi sĩ không hoạt động được, đành quay về ở ẩn, sinh ra những thói mơ mộng, hoài cổ, ưa chiêm bao, tin thần bí. Ngần ấy yếu tố sinh lý và tâm lý đã làm thành cá tính Nguyễn Du. Trong đời sống thì cá tính ấy là một tính lãng mạn, trầm muộn, thích cô liêu, thèm an nhàn, mộng mị, ghét những hoàn cảnh mới lạ. Trong văn chương thì nó là sự rung động thành thực và mãnh liệt, sự tưởng tượng dồi dào, sự cảm xúc ủy mị và bi thương, sự cảm thông với đồng loại đau khổ, với thần linh”[40, 233].

Các nhân vật trong Truyện Kiều thường là sự phản ánh nội tâm nhiều ẩn ức phức tạp của tác giả như nhân vật Từ Hải, Thúy Kiều. Sự sáng tạo trong nhân vật Từ Hải( khác với nguyên mẫu của Thanh Tâm tài nhân), theo Trương Tửu chính là biểu hiện của lý thuyết về giấc mơ của Freud, tức là những ham muốn của con người thường không được xã hội cho phép chính vì vậy nó dồn nén và bùng vỡ trong giấc mơ. Với Nguyễn Du, sự bùng vỡ thể hiện trong sáng tạo nhân vật Từ Hải, bởi Nguyễn Du từng có chí ngang tàng, lòng kiêu hãnh, tình yêu đắm đuối nhưng bị xã hội phong kiến, truyền thống gia đình kìm nén nên trở thành người nhu nhược, yếu đuối, bất đắc chí nên những cảm xúc đó được phóng rọi vào Từ Hải, nhân vật thể hiện giấc mơ của Nguyễn Du, những điều mà Nguyễn Du chưa thể thực hiện hay luôn bị những thiết chế xã hội kiểm soát, đè nén. Tuy nhiên Từ Hải mới phần nào thể hiện con người xã hội của Nguyễn Du.

Sự sáng tạo nhân vật Thúy Kiều thể hiện sâu sắc tâm hồn vô thức của Nguyễn Du, cũng theo phân tâm học Freud, Trương Tửu cho rằng Kiều mắc bệnh ủy hoàng, một dạng bệnh thần kinh, mắc chứng ưu uất, căn bệnh đó do môi trường sống của gia đình Kiều sinh ra. Do sinh khí được bồi đắp thêm mà không tiêu thoát được, sự bế tắc, sinh khí bị dồn nén khiến tâm hồn Kiều luôn bị xáo trộn, thích tưởng tượng, luôn nghĩ đến sắc dục, dâm đãng tuy

nhiên các xung năng đó không được giải phóng bởi “Nguyễn Du phải chiều theo cái xu hướng chính trị và luân lý thời đại ông nên đã để Kiều có một bản ngã ý thức, kết quả là cái chữ trinh, chữ hiếu, chữ nghĩa ở nàng Kiều đầy gượng ép và theo Trương Tửu, còn giả và trâng tráo”[72, 341]. Trong Truyện Kiều có chi tiết rất thú vị là Nguyễn Du miêu tả Kiều tắm Rõ ràng trong ngọc trắng ngà, Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên, Trương Tửu cho đó chính là biểu hiện của bệnh ủy hoàng, đa dâm ở Kiều, Xuân Diệu lại coi đó là vẻ đẹp thân xác, thân thể lành đẹp của con người, điều mà quan niệm Nho giáo thường né tránh bởi Nho giáo trọng đức không trọng sắc. Xuân Diệu coi đó là cách nhìn mới mẻ của Nguyễn Du, sự trân trọng vẻ đẹp thân xác, dung mạo chứ không phải đa dâm, Nguyễn Du đã “giải y, giải thoát cho mọi người được chiêm ngưỡng thán phục cái tòa thiên nhiên tuyệt mĩ của tạo vật”[59, 421].

Vẫn áp dụng phân tâm học, theo quan điểm tác phẩm là một khát vọng bị dồn ép được thể hiện ra, trong chuyên khảo Văn chương Truyện Kiều(1945) ông cho rằng sự tàn héo, úa nhàu, bi quan, chán nản của Truyện Kiều chính là sự phóng rọi thế giới nội tâm thất bại, sầu oán của Nguyễn Du, chính những điều đó làm nên bản chất nghệ thuật, chất thơ của Truyện Kiều.

Theo Trương Tửu cần phải có cách đọc mới để hiểu bản chất tác phẩm, hay chính là sử dụng phương pháp khoa học, khí cụ. Những nhận xét của Trương Tửu về Nguyễn Du và các nhân vật trong Truyện Kiều khiến các nhà phê bình văn học, độc giả thời bấy giờ bàng hoàng, họ lên án, công kích, phản đối Trương Tửu một cách mạnh mẽ, coi đó là lối phê bình “kỳ quặc” mang đầy bản năng của một “lang băm”chính hiệu. Những nhà phê bình truyền thống như Hoài Thanh, Thiếu Sơn, Đinh Gia Trinh đã có những loạt bài phản bác lại những nhận định mang tính cá nhân, cực đoan của Trương Tửu, bản thân Trương Tửu sau 1954 cũng cho rằng những hạn chế đó do “còn vướng mắc trong thuyết di truyền huyết thống tư sản và ảnh hưởng nhiều của phân tâm

học Freud”[72, 342], ông cho rằng những nhận định, quan điểm của mình không mâu thuẫn mà nó thay đổi theo thời gian, bản thân ông phải thừa nhận “không lường được nó sâu sắc như thế”. Trong dịp kỷ niệm Nguyễn Du năm 1965, Đinh Gia Trinh tiếp tục phê phán Nguyễn Bách Khoa với những luận điểm kì quặc mà không một ai có lương tri không phản đối, so sánh ông như một phù thủy mê hoặc độc giả bằng một mớ danh từ có vẻ khoa học, hay “thực ra đó chỉ là một thứ phương pháp khoa học giả hiệu” [73. 473]. Đinh Gia Trinh cho rằng Nguyễn Bách Khoa đã vận dụng vụng về những thứ chủ nghĩa triết học phương Tây lỗi thời, chủ nghĩa tự nhiên cực đoan, đồi trụy, hay “coi tâm lý con người là do sinh lý quy định”[73].

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến đã chỉ ra cách làm của Trương Tửu mặc dù có ý thức phát triển mô hình Việt học về sự tồn tại độc lập của văn minh Việt Nam như nhiều người đã đề cập, tuy nhiên do những vận dụng phân tâm học Freud một cách cực đoan, máy móc nên không có những phát triển thêm về mặt tổng thể như đã đặt ra trong chính chuyên khảo trước đó của mình là Kinh Thi Việt Nam, như vậy ông đã không tạo dựng được mô hình diễn giải về bản chất truyện thơ Nôm chính vì thế không thấy được thế giới quan của người Việt trong đó. Về căn bản Trương Tửu là học giả có công truyền bá, ứng dụng các lý thuyết phương Tây vào phê bình văn học Việt Nam( phân tâm học, lý thuyết xã hội học, kí hiệu học ) chứ không phải người tạo dựng mô hình như nhiều học giả thời bấy giờ. Nhìn lại những công trình của Trương Tửu nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến đã có những đánh giá khách quan, công bằng hơn nhất là niềm say mê truyền bá rất nhiệt thành của ông với những nét cá tính mãnh liệt với những chủ kiến đậm dấu ấn cá nhân. Mặc dù có chỉ ra những cơ sở khoa học hình thành thiên tài Nguyễn Du nhưng Trương Tửu không tránh khỏi những suy diễn chủ quan (cho Nguyễn Du, Kiều mắc bệnh thần kinh), cũng như nhiều hạn chế khác tuy nhiên công

lớn của Trương Tửu là thúc đẩy khoa học phát triển với những thành tựu khoa học của phương Tây lúc bấy giờ. Và để phản đối, đánh đổ lại những nhận định, quan điểm của Trương Tửu rất nhiều công trình đã ra đời với những lập luận khách quan, khoa học, thuyết phục hơn, theo quan điểm triết học quy luật phủ định của phủ định chính là sự phát triển của nhận thức.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến khẳng định: “Phải nói rằng, hiếm có nhà phê bình văn học nào trong thế kỉ XX gây tranh cãi nhiều như Nguyễn Bách Khoa/ Trương Tửu” và “Trương Tửu là nhà phê bình văn học Việt Nam gây khiêu khích nhất thế kỉ XX ”[72, 344]. Với những đóng góp mang tính khai mở của mình, Trương Tửu xứng đáng là người đặt nền móng cho phê bình phân tâm học ở Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của học thuật, phê bình theo phương pháp khoa học, vận dụng những lý thuyết mới của Trương Tửu là cách làm cần được lưu tâm. Từ phê bình phân tâm học tiểu sử, ngoại quan của Trương Tửu đến phê bình phân tâm học văn bản, nội quan là khoảng cách không xa để từ đó thời hiện đại trong phê bình văn học Việt Nam xuất hiện. Để chống lại phê bình phân tâm học tiểu sử, nhiều người đã gạt bỏ tiểu sử Nguyễn Du và chỉ quan tâm đến chất liệu văn bản trong đó có Nguyễn Đình Giang, Đàm Quang Thiện, đặc biệt sự góp mặt của Lê Tuyên, người được coi là đại diện tiêu biểu của của phê bình phân tâm học văn bản ở miền Nam giai đoạn 1954-1975.

Khác cách làm của Trương Tửu, Lê Tuyên bám sát văn bản Truyện Kiều

với những “cảm trạng hiện sinh của Kiều hiện hữu trong thời gian” (vũ trụ âm tính, thời gian vô tri trong Truyện Kiều). Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến cho rằng sự xuất hiện của phê bình văn học văn bản đã xuất hiện từ năm 1959 với chuyên khảo Thời gian hiện sinh trong “Đoạn trường tân thânh”, Lê Tuyên đã từ hiện tượng luận hiện sinh để đưa ra những nhận định, đánh giá về Kiều, điều đáng quan tâm là tất cả những phát hiện đó của Lê Tuyên đều xuất

phát từ văn bản Truyện Kiều, các vấn đề về tiểu sử, thời đại Nguyễn Du đều nằm ngoài sự quan tâm của ông. Lấy tư tưởng triết học hiện tượng luận hiện sinh làm cơ sở, Lê Tuyên đã cho rằng quá trình sáng tạo là hành vi ý thức của con người, ý thức phản tỉnh và coi tác phẩm văn học là một hiện hữu để thể hiện một “trọn vẹn hiện sinh”. Điều đó có nghĩa ông đã phản đối lại phân tâm học Freud cho rằng sáng tạo là hành vi vô thức, coi “văn bản là giấc mơ tỉnh chứa đựng nội dung vô thức”. Lê Tuyên đưa ra những nhận định hoàn toàn ngược lại với Trương Tửu trước kia, ông cho rằng Kiều không mắc bệnh thần kinh và cũng không mắc căn bệnh nào khác mà Kiều là con người bình thường có đủ cảm quan để ý thức về sự hiện hữu của mình, tức là ý thức mình đang sống. Từ đó thông qua phân tích các cảm trạng hiện sinh của Kiều hiện hữu trong thời gian, Lê Tuyên đã đưa ra những phát hiện mới của mình như những đêm trăng xuất hiện nhiều lần tạo ra một vũ trụ âm tính u ám nặng nề, hoặc thời gian mở đầu Truyện Kiều bắt đầu bằng một chiều tắt nắng, hoặc thời gian trung hòa của mộng qua đối thoại của Kiều (con người hiện hữu, thời gian hiện sinh) với Đạm Tiên (con người đã chết, thời gian vô tri). Như vậy hữu thể hiện sinh là Kiều có sự đối thoại, đối diện liên tục với hư vô, điều đó theo các nhà triết học hiện sinh cho rằng đó là sự “hình tượng hóa văn học các mệnh đề căn bản của hiện tượng luận hiện sinh” như Heidegger Và Sartre đã đề cập đến. Đặc biệt Lê Tuyên chú ý đến kết thúc Truyện Kiều và chỉ ra “Nguyễn Du không để cái chết choán chiếm Kiều mà siêu vượt đời nàng hiện hữu trong tinh thần tôn giáo, thông giao và liên chủ thể hòa hợp với Kim – Vân. Thời gian hiện sinh Truyện Kiều vì thế, vượt qua Sartre mà đến với Heidegger”[72, 350]. Như vậy thông qua các cách phê bình văn học của Lê Tuyên chúng ta thấy cách làm của ông hoàn toàn bám sát văn bản mà không có khảo sát nào liên quan tiểu sử, thời đại Nguyễn Du, thay cho việc lấy tác giả làm trung tâm như cách phê bình truyền thống, Lê Tuyên coi văn bản là trung tâm, điều này đã đưa phê bình văn học Việt Nam dịch chuyển vào quỹ

đạo hiện đại, có thể coi ông là người đặt mốc cho quá trình hiện đại hóa trong phê bình văn học Việt Nam, và như vậy mốc hiện đại hóa đã được đẩy lên tương đối sớm, chỉ sau khoảng 30 năm so với các nhà hình thức Nga. Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến cho rằng dù đi theo hướng nào (hiện tượng luận, phân tâm học văn bản, phân tâm học hiện sinh) cũng đưa Lê Tuyên “chạm vào những mảnh lộng lẫy găm nơi bề sâu văn bản”, chính những cách đọc mới đó đã đem lại những lớp nghĩa mới mẻ, những làn gió mát trong đời sống phê bình. Như vậy thông qua phê bình phân tâm học, các trường phái,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới lý thuyết nghiên cứu, phê bình văn học qua kỷ yếu di sản văn chương đại thi hào nguyễn du 250 năm nhìn lại (2015)​ (Trang 59 - 74)