200 năm năm sinh Nguyễn Du(1965)
4.2. Các công trình vận dụng tự sự học trong nghiên cứu Truyện Kiều
Trong các kết quả nghiên cứu Truyện Kiều trước đây các nhà nghiên cứu đã từng đề cập đến yếu tố tự sự của tác phẩm nhưng chủ yếu cho rằng Nguyễn Du vay mượn cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác phẩm viết theo lối chương hồi cuối Minh đầu Thanh và với những thao tác so sánh giản đơn về nội dung, hình thức hoặc đến nhân vật
trong hai tác phẩm để có đưa ra điểm khác nhau giữa chúng song về cơ bản chưa chỉ ra những sáng tạo cụ thể, độc đáo mang tầm đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du bởi chưa có một hệ thống lí luận đầy đủ trong nghiên cứu so sánh . Thực tế trong văn học thế giới việc vay mượn cốt truyện là hết sức phổ biến nhất là thời trung đại, tuy nhiên việc sáng tạo lại như thế nào lại là vấn đề khác, nhiều người qua so sánh và đưa ra kết luận vội vàng cho rằng Nguyễn Du ít sáng tạo.
Trong số các nhà lý luận, phê bình văn học đương đại, Trần Đình Sử được coi là cây bút uy tín cao về học thuật và dày dặn kinh nghiệm. Ông không chỉ được biết đến với các công trình dịch thuật, ứng dụng Thi pháp học mà còn là người có công rất lớn trong việc giới thiệu lý thuyết Tự sự học ở Việt Nam. Trần Đình Sử là người chủ biên các công trình quan trọng về Tự sự học như: Tự sự học - lý thuyết và ứng dụng, NXB Giáo dục và Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, 2 tập, NXB Đại học sư phạm, bên cạnh đó ông còn có rất nhiều bài viết khác liên quan đến Tự sự học. Trong tham luận
Địa vị lịch sử của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam, bài viết này là kết quả của một quá trình quan tâm tới tự sự học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng Nguyễn Du đã thay đổi mô hình tự sự, thay đổi điểm nhìn trần thuật đối với nhân vật. Tác giả khẳng định Nguyễn Du trên cơ sở tiếp thu cốt truyện nước ngoài nhưng sáng tạo hoàn toàn về lời kể, cách kể và nhấn mạnh Nguyễn Du đã thay đổi mô hình tự sự. Trên thực tế Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tác phẩm viết theo lối tiểu thuyết chương hồi nên nó có những cách kể đáp ứng những yêu cầu riêng của thể loại này còn Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là sản phẩm truyện thơ Nôm đặc trưng của Việt Nam nên cách kể đương nhiên cũng cần đảm bảo những yêu cầu của thể loại truyện thơ vốn rất phổ biến ở cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, trong sự phong phú của truyện thơ Nôm bình dân và truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự chắc
chắn Nguyễn Du đã tiếp nhận cho mình những cách kể để khi tiếp thu cốt truyện nước ngoài nhưng lại phù hợp với tình hình chung của văn học Việt Nam thời bấy giờ. Nhà nghiên cứu Vũ Thanh cũng cho rằng truyện thơ Nôm là đỉnh cao của văn học chữ Nôm, tiêu biểu nhất cho thành tựu văn học Việt Nam thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, trong đó đỉnh cao là Truyện Kiều, sự kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình trong truyện Nôm được coi như bước đột phá để chúng có thể “làm thay vai trò của tiểu thuyết thế sự mà chữ Hán với tính chất chính thống, lại là một tử ngữ, trước yêu cầu dân tộc hóa và diễn tả thế giới nội tâm của con người Việt đã không đảm nhận nổi” [72, 811]. Trong một bài viết khác về tự sự học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “ Phương tiện kể cũng là một phương diện của tự sự học. Năm 1964 Claude Bremond quan niệm mỗi truyện đều có một lớp ý nghĩa tự quy định, lớp ý nghĩa ấy có một cấu trúc có thể tách ra từ toàn bộ thông tin, đó là chuyện kể (récit). Do đó bất luận thông tin tự sự như thế nào… đều có thể từ phương tiện biểu đạt này chuyển sang phương tiện biểu đạt khác mà không mất đi bản tính của nó. Đề tài câu chuyện có thể trở thành cái biểu diễn bằng ballet, đề tài tiểu thuyết có thể đưa lên sân khấu hay màn ảnh, cũng có thể dùng từ ngữ để kể cái đã xem trên màn bạc. Tất nhiên cái xem trong phương tiện cụ thể là khác nhau, nhưng chúng ta vẫn chỉ xem cùng một truyện. Ngày nay mọi người bắt đầu nghi ngờ cái truyện chung đó, bởi chỉ cần kể lại một chuyện bằng các phương tiện khác nhau thì cái truyện đã thay đổi” [49].
Không khó để các nhà nghiên cứu hay người đọc nói chung nhận ra sự thay đổi cách kể trong Truyện Kiều, chẳng hạn việc tăng giảm các tình tiết, thay đổi cách giới thiệu nhân vật, diễn biến sự việc… đương nhiên giữa tác phẩm chương hồi và Truyện thơ sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau, chẳng hạn nhân vật Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một giang hồ, lục lâm thảo khấu nhưng Nguyễn Du đã tái tạo lại thành nhân
vật lý tưởng trong Truyện Kiều. Trong cuốn sách Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, nhà nghiên cứu Phan Ngọc cho rằng việc “rút gọn sự việc xuống tối thiểu, giảm chi tiết không chỉ của Nguyễn Du mà là phong cách truyện Nôm nói chung”[33, 93], khác với truyền thống kể chuyện bằng văn xuôi rất phong phú ở Trung Quốc, để thu hút người nghe thì việc kể tỉ mỉ, chi tiết cho hành động kéo dài là rất quan trọng. Trần Đình Sử cho rằng: “Trong nghệ thuật, cốt truyện tuy quan trọng, song cách kể, kết cấu còn quan trọng hơn. Lý luận văn học hiện đại xác nhận, cùng một cốt truyện mà cách kể khác nhau sẽ cho ta những tác phẩm khác hẳn nhau về tư tưởng và nghệ thuật”[52, 25]. Như vậy mặc dù Nguyễn Du có phần theo sát cốt truyện song đã có nhiều sáng tạo khi ông “hình dung con người như một dòng cảm xúc, dòng tâm trạng” và quan trọng là sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, thực tế cho thấy kể chuyện theo điểm nhìn khác nhau cũng dẫn đến cách thể hiện nhân vật khác nhau, nếu Thanh Tâm Tài nhân sử dụng điểm nhìn bên ngoài thì Nguyễn Du lại dùng điểm nhìn bên trong, ông luôn thấu hiểu đời sống nội tâm nhân vật, cảm xúc, tâm trạng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau để từ đó tái hiện con người bên trong của chính nhân vật. Việc thay đổi mô hình tự sự, điểm nhìn trần thuật đối với nhân vật theo hướng tiến bộ hơn so với Thanh Tâm Tài nhân do Nguyễn Du đã nhìn ra được cá tính và đời sống nội tại của nhân vật. Như vậy việc Nguyễn Du đứng từ điểm nhìn của nhân vật để kể chuyện, miêu tả cảnh vật, khắc họa tâm lí khiến cho toàn bộ đời sống bên trong nhân vật được thể hiện, người đọc cũng như được sống cùng nhân vật. Có thể nói Nguyễn Du đã tái hiện hoàn toàn con người bên trong của nhân vật, cùng các yếu tố miêu tả cảnh vật, tâm trạng được khắc họa sâu hơn khiến
Truyện Kiều trở thành một tác phẩm hoàn toàn mới. Đúng như lí thuyết tự sự học đã đề cập ở trên, việc thay đổi góc nhìn, thay đổi cách kể đã cho ta những cái nhìn mới, phát hiện mới về nhân vật cũng như cuộc sống.
Trong cuốn Truyện Kiều - khảo đính và chú giải, nhà nghiên cứu Nguyễn Thạch Giang và các cộng sự của mình sau rất nhiều năm nghiên cứu
Truyện Kiều cũng đã khẳng định Nguyễn Du lược bỏ tới hai phần ba cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo nên kiệt tác Truyện Kiều và không chỉ chuyển từ kết cấu theo lối tiểu thuyết chương hồi sang hình thức truyện thơ Nôm khá phổ biến thời bấy giờ mà Nguyễn Du còn vượt lên kết cấu thường thấy ở truyện thơ Nôm. Từ những nghiên cứu, so sánh chi tiết, cụ thể, khoa học giữa hai tác phẩm, các tác giả đưa ra khẳng định: “Truyện Kiều
không phải là một tấc phẩm dịch. Dịch và viết bao giờ cũng là hai truyện khác nhau.[…] Nguyễn Du đã dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân và sáng tạo ra một thi phẩm lớn với một nội dung, một hệ thống hình tượng riêng của mình ” [7, 921].
Các nhà nghiên cứu cũng đặc biệt nhấn mạnh tới biệt tài sử dụng ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Du nhờ đó mà chúng ta có thể thấy thái độ của tác giả với nhân vật, với hiện tượng được miêu tả và đặc biệt thấy được thế giới nội tâm phong phú của nhân vật, điều này rõ ràng ở truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân không có được. Trần Đình Sử cho rằng: “Thực chất của nghệ thuật văn học là ở phương diện ngôn từ. Ngôn từ vừa là sản phẩm sáng tạo của mỗi nhà văn vừa là phương thức tồn tại của văn học.(…) Cùng với cách kể chuyện mới, Nguyễn Du đã đổi mới toàn bộ ngôn ngữ kể chuyện, sử dụng rộng rãi các hình thức độc thoại nội tâm, lời nửa trực tiếp ” [72, 25]. Nguyễn Du đã sử dụng tiếng Việt hết sức tài tình, tạo ra những dòng thơ vừa ngọt ngào, bay bổng nhưng chính xác, gợi cảm, cùng với đó là việc nâng hình thức thể thơ lục bát dân dã lên hình thức của một thể thơ cổ điển, chặt chẽ về thanh điệu, vần luật, cô đọng, hàm súc, sự kết hợp nhuần nhị giữa nghệ thuật thơ ca và nghệ thuật kể chuyện để tạo nên kiệt tác Truyện Kiều. Nhờ dụng công trong xây dựng nội tâm nhân vật khiến cho nhân vật
gần gũi với đời sống con người từ cảm xúc yêu đương, nhớ mong, giận hờn, ghen tuông cùng những bức tranh thiên nhiên chứa đầy tâm trạng mà nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích kĩ lưỡng. Bên cạnh đó Nguyễn Du cũng lược bỏ tất cả những gì rườm rà, kể lể dài dòng, những gì tự nhiên chủ nghĩa, những bài thơ vịnh họa trong nguyên tác và cả trong truyện thơ Nôm truyền thống để hướng tới một cốt truyện, một kết cấu tương đối hoàn chỉnh. Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì liên quan đến thể hiện cuộc sống hay nét tính cách tâm lí nhân vật điều đó cũng cho thấy thái độ, tư tưởng của Nguyễn Du khác với Thanh Tâm tài nhân, từ đó các tác giả đi đến khẳng định: “chủ đề hai cuốn truyện tuy có sự giống nhau bề ngoài, nhưng thực ra đã khác nhau từ trong căn bản” [7, 928].
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng khẳng định: “Truyện Kiều là một tiểu thuyết phân tích tâm lý, và thể loại này dưới hình thức hiện đại của nó đã bắt đầu bằng chính Truyện Kiều”[33, 117]. Không khó để chúng ta tìm những dẫn chứng từ
Truyện Kiều để thấy sự thấu hiểu của Nguyễn Du với chính nhân vật của mình, việc sử dụng lời nửa trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong cách thể hiện đó, chẳng hạn khi Kiều rơi vào tình cảnh tủi nhục, phải từ bỏ mối tình trong trắng của mình:
Biết thân đền chốn lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung.
Hay tâm trạng ngóng trông của Kim Trọng khi bắt được cái thoa của nàng Kiều thông qua sự cảm nhận của những giác quan, đặc biệt ở mùi hương của chiếc thoa còn thoang thoảng đâu đây:
Cách tường phải buổi êm trời
Buông cầm, xốc áo vội ra
Hương còn thơm nức, người đà vắng tanh Lần theo tường gấm dạo quanh
Trên đào nhác thấy một cành kim thoa.
Như vậy, có thể nói chính việc thay đổi mô hình tự sự dẫn tới những đổi thay trong tả cảnh tả, tả tình, kể cả ngôn ngữ văn học khi ta so sánh giữa
Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện. Đối với đặc điểm thể loại truyện thơ Nôm việc kể lại sự việc tỉ mỉ, cụ thể là không cần thiết mà các tác giả truyện Nôm, đặc biệt với Nguyễn Du thì sự việc chỉ là cái cớ để giãi bày tâm tình nhân vật, diễn biến tâm lí nhân vật, điều đó cũng là cơ sở để Trần Đình Sử khẳng định Truyện Kiều về cơ bản thuộc “mô hình tiểu thuyết cảm thương” trong dòng chảy chung của chủ nghĩa cảm thương ở Việt Nam giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn. Trong giai đoạn lịch sử có nhiều biến động đó sự cảm thương cho số phận con người hay những giá trị bị hủy hoại oan uổng là cảm hứng chung trong nhiều tác phẩm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Sơ kính tân trang… Bên cạnh cảm hứng cảm thương là chủ yếu Truyện Kiều
cũng bao hàm trong nó những yếu tố của mô hình tiểu thuyết tình khổ và bi kịch, sự giao thoa đó làm cho mô hình tự sự cũng có sự mở rộng biên độ nhất định. Tuy nhiên không thể phủ nhận mô hình tự sự trên có lúc làm mất đi sự phong phú của những chi tiết đời thường, những nét bề bộn của cuộc đời. Việc nhấn mạnh đến chủ nghĩa cảm thương trong Truyện Kiều của Trần Đình Sử cũng cho thấy những nét mới trong nghiên cứu phê bình văn học bởi trong một giai đoạn dài do sự chi phối của lý thuyết phê bình xã hội học, để tôn vinh Truyện Kiều nhất thiết các nhà nghiên cứu phải gắn với giá trị hiện thực, chủ nghĩa hiện thực hay những vấn đề về giai cấp và đấu tranh giai cấp của tác phẩm, còn chủ nghĩa cảm thương dường như mang hơi hướng tư sản nên không được chú ý. Điều này trong một thời gian dài chi phối các nhà phê bình
từ Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Trần Đức Thảo, Minh Tranh và cả đến Lê Đình Kỵ sau này. Từ giai đoạn sau 1954 đến những năm 80 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu do nặng về quan niệm phản ánh hiện thực, tính tả thực, tính nhân dân, đấu tranh giai cấp, phản ánh luận nên không tránh khỏi cách nhìn dung tục trong xem xét quan hệ giữa Truyện Kiều và hiện thực xã hội thời Nguyễn Du. Tiêu biểu trong số đó là các bài phê bình của Trần Đức Thảo, Minh Tranh trên các tạp chí những năm 1955, 1956, họ coi Truyện Kiều như những tư liệu chính xác về giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, họ tập trung vào vấn đề liên minh giai cấp, Trần Đức Thảo gọi Kim Trọng, Hoạn Thư là đại phong kiến nắm quyền, Thúy Kiều là tiểu phong kiến đang tìm cách ngoi lên, Thúc Sinh là thương nhân, việc Kiều tìm liên minh với các nhân vật nói trên là đang tìm cách vươn lên cấu kết với giai cấp cầm quyền tìm lối thoát, Minh Tranh coi Nguyễn Du là thuần phong kiến có lúc bị gai cấp nông dân nổi dậy, thương nhân mạnh lên lấn át nhưng cuối cùng vẫn củng cố lại địa vị của mình. Với cách phê bình xã hội học dung tục như vậy họ đã biến thế giới Truyện Kiều thành cuộc đấu tranh giai cấp, quy nhân vật về từng giai cấp với lập trường cụ thể. Có thể nói kết quả phê bình đó vô hình trung làm giảm giá trị của Truyện Kiều. Tuy nhiên ở một chỗ nào đó cũng có những nhà phê bình đã phát hiện ra yếu tố cảm thương của tác phẩm nhưng chỉ xem đó là những nét riêng biệt. Cũng theo Trần Đình Sử giá trị tố cáo hiện thực không chỉ là của riêng chủ nghĩa hiện thực mà các trào lưu văn học khác cũng có, thành tựu văn học Việt Nam giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn đã ghi nhận cả ba trào lưu: lãng mạn, hiện thực và cảm thương. Như vậy vấn đề căn bản Tự sự học đặt ra: “Lí thuyết về tác phẩm tự sự ra đời dưới ảnh hưởng của Chủ nghĩa cấu trúc. Narratology nghiên cứu hình thức, quy luật vận động, tính chất của các tác phẩm tự sự với các chất liệu khác nhau, nghiên cứu năng lực tự sự của chủ thể sản sinh và đối tượng tiếp nhận tác phẩm tự sự. Các bình diện mà nó tìm hiểu bao gồm “nội