và dịch vụ tiện ích phục vụ hoạt động ngoại thương, Vietcombank Gia Lai đã không ngừng đổi mới, cải tiến mô hình hoạt động để theo kịp xu thế cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Giai đoạn 2010-2015, Vietcombank Gia Lai phát triển rất mạnh, nhiều lĩnh vực vượt qua các NHTM khác sau khi chuyển đổi mô hình ngân hàng bán lẻ. Dư nợ cho vay tập trung vào hoạt động thu mua nông sản, kinh doanh ngoại tệ, hàng xuất khẩu, thủy điện, thương mại-dịch vụ, hộ sản xuất, cho vay sửa chữa, mua nhà đất, ô tô… Từ đó, Vietcombank Gia Lai trở thành đơn vị đi đầu trong phát triển mạng lưới, phát hành thẻ, máy ATM, POS cùng các dịch vụ tiện ích ngân hàng khác.
Nếu từ năm 2001 đến năm 2010 là giai đoạn ra đời, vượt qua khó khăn và phát triển ổn định, thì giai đoạn 2011-2017, Vietcombank Gia Lai chuyển mình bứt phá với kết quả ấn tượng. So với năm 2010, đến nay, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tăng hơn gấp 2 lần; lợi nhuận ước đến cuối năm đạt 260 tỷ đồng, tăng 3,1 lần. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được kiểm soát, tỉ trọng dư nợ trung dài hạn được giữ ở mức 18,58 % tổng dư nợ.
Bảng 2.1 Diễn biến dư nợ cho vay tại chi nhánh Vietcombank Gia Lai Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng dư nợ cho vay 6.700 7.537 8.763 10.943 12.607
1. Theo thời hạn 6.700 7.537 8.763 10.943 12.607
Cho vay ngắn hạn 5.369,3 6.212,8 6.895 9.042 10.265 - VND 5.265,1 5.855,9 6.701 8.508 9.766
- Ngoại tệ 104,2 356,9 194 533 499
Cho vay trung và dài hạn 1.330,7 1.324,2 1.868 1.901 2.342 - VND 1.330,7 1.324,2 1.868 1.901 2.342
- Ngoại tệ 0 0 0 0 0
2. Theo thành phần kinh tế 6.700 7.537 8.763 10.943 12.607
- Doanh nghiệp Nhà nước 20 28 56 72 69
- Công ty TNHH, Cổ phần,
Hợp danh 3.036 2.978 2.960 3.788 4.415
- Doanh nghiệp có vốn nhà
nước 404 364 513 402 494
- Doanh nghiệp tư nhân 424 485 628 728 668 - Kinh tế cá thể 2.814 3.679 4.603 5.953 6.961
- Thành phần khác 2 3 3 0 0
3. Phân theo ngành kinh tế 6.700 7.537 8.763 10.943 12.607
- Nông nghiệp, lâm nghiệp 55 216 342 297 347 - Công nghiệp và xây dựng 816 729 951 1.193 1.488 - Thương mại và dịch vụ 4.739 5.473 6.166 7.989 8.967 - Ngành khác 1.090 1.119 1.304 1.464 1.805
Tổng dư nợ cho vay khách hàng biến động tăng qua các năm, trong đó: năm 2014, tổng dư nợ cho vay tăng 837 tỉ đồng (12%) so với năm 2013; năm 2015, tổng dư nợ cho vay tăng 1.226 tỉ đồng (16%) so với năm 2014; năm 2016, tổng dư nợ cho vay tăng 2.180 tỉ đồng (25%) so với năm 2015; tổng dư nợ cho vay năm 2017 tăng 1.664 tỉ đồng (15%) so với năm 2016.
- Xét theo thời hạn khoản cho vay:
Cho vay ngắn hạn có tỉ lệ cao hơn cho vay trung và dài hạn với tỉ lệ lần lượt là: gấp 4 lần trong năm 2013; gấp 4,7 lần trong năm 2014; gấp 3,7 lần trong năm 2015; gấp 4,8 lần trong năm 2016; gấp 4,4 lần trong năm 2017. Điều này cho thấy, tỉ lệ cho vay ngắn hạn đang tăng cao hơn so với cho vay trung và dài hạn.
- Xét theo thành phần kinh tế:
Ta thấy kinh tế cá thể chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là nhóm công ty trách niệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh chiếm tỉ lệ vay cao thứ hai, nhóm doanh nghiệp Nhà nước và thành phần khác có dư nợ cho vay thấp nhất.
- Xét theo ngành kinh tế:
Theo biểu đồ trên, ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong khi ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có dư nợ thấp nhất và gần như không tăng qua kể từ năm 2015 đến nay. Trong khi đó, theo Cục xúc tiến thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% DNNVV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.