Thực trạng đa dạng về đối tượng khách hàng DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 53 - 54)

c. Hoạt động kinh doanh khác

2.2.1 Thực trạng đa dạng về đối tượng khách hàng DNNVV

Xét theo quy mô lao động, Tổng cục Thống kê đánh giá số lượng doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tăng mạnh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn, tại thời điểm 31/12/2017 cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp lớn, tăng 29% so với năm 2012 và chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp, giảm so với 2,3% của năm 2012. Doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2%. Chỉ riêng doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tới 65,5% và chiếm 74% tổng số doanh nghiệp.

Trong đó, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 3.566 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký kinh doanh 39.759 tỷ đồng, trong đó DNNVV chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp. Theo qui định của Vietcombank thì đây là tỉnh thuộc khu vực đầu tư của chi nhánh Vietcombank Gia Lai. Mặc dù kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng, nhưng nhìn chung doanh nghiệp có tình hình tài chính khiêm tốn, chất lượng nhân lực chưa cao, khả năng phát triển sản phẩm mới và năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Đây là chướng ngại khiến mục tiêu tới năm 2020 phát triển lên 7.000 doanh nghiệp trở thành con số khó đạt.

Kế hoạch đề ra tới năm 2020 như: 100% DNNVV tiếp cận các chính sách hỗ trợ về ưu đãi đầu tư và bảo lãnh tín dụng. Theo đó, tới năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 7.000 doanh nghiệp, trong đó, thành phố Pleiku tăng thêm nhiều nhất với khoảng 2.300 doanh nghiệp (hiện có 2.221 doanh nghiệp); huyện Chư Sê tăng thêm gần 200 doanh nghiệp (hiện có 209 doanh nghiệp); Đak Đoa tăng thêm 120 doanh nghiệp (hiện chỉ có 82 doanh nghiệp)... Các địa phương khác trung bình tăng gấp đôi so với số doanh nghiệp hiện tại. Theo nhận định, đây là chỉ tiêu khó thực hiện đối với các địa phương. Bởi lẽ, khi thành lập, doanh nghiệp phải đầu tư về quy mô hoạt động, đầu tư thiết bị máy móc, phải có hướng kinh doanh mở rộng, trong khi hiện tại phạm vi về thị trường còn nhiều khó khăn, chưa kể sẽ có khá nhiều vấn đề phát sinh

như lao động, bảo hiểm, việc thanh-kiểm tra, ... nên các hộ sản xuất kinh doanh ít mặn mà với việc thành lập doanh nghiệp.

Nhu cầu vay vốn chính thức từ các NHTM của các DNNVV hiện nay là rất lớn. Tuy nhiên theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Gia Lai thì mới có khoảng hơn 1700 doanh nghiệp tức mới khoảng 48% số DNNVV tiếp cận được với nguồn vốn vay chính thức tại các NHTM. Còn theo Phòng Quản lý nợ Vietcombank Gia Lai thì số lượng khách hàng DNNVV bắt đầu thiết lập mối quan hệ với chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm, cụ thể: Năm 2013 là 213 DN, 2014 là 262 DN và đến năm 2015 là 300 DN, năm 2016 là 350, năm 2017 là 390 DN. Tuy số lượng doanh nghiệp có tăng nhưng tỷ lệ tăng trưởng là chưa cao, tăng số lượng KHDN chưa hẳn dư nợ cho vay tăng lên nhưng sẽ làm tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Với việc tăng trưởng số lượng khách hàng, việc bán chéo sản phẩm trong NH sẽ được phát huy triệt để nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của KH như thẻ tín dụng, thấu chi, cho vay tiêu dùng trả góp, Internet/SMS banking, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, dịch vụ thu chi hộ, thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2017 mới có khoảng 450 doanh nghiệp trong đó có 390 DNNVV vay vốn tại Vietcombank Gia Lai, chiếm khoảng hơn 10% trên tổng số DNNVV tại tỉnh Gia Lai vay vốn chính thức tại Vietcombank Gia Lai với dư nợ cho vay khoảng 2000 tỷ đồng. Điều này cho thấy còn một khoảng trống rất lớn trong việc cho vay đối với DNNVV mà các NHTM nói chung và Chi nhánh Vietcombank Gia Lai nói riêng có thể khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)