Định hướng cho vay DNNVV tại chi nhánh Vietcombank Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 82)

c. Hoạt động kinh doanh khác

3.1. Định hướng cho vay DNNVV tại chi nhánh Vietcombank Gia Lai

3.1.1. Định hướng phát triển DNNVV

Quy hoạch phát triển tổng thể đến 2020 được chính phủ phê duyệt là cơ hội để cho DNNVV phát triển, cụ thể:

Về huy động các nguồn vốn đầu tư

- Để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tốc độ tăng trưởng kinh tế như đã dự báo, ước tính nhu cầu vốn đầu tư trong, thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 150 ngàn tỷ đồng. Trong cơ cấu đầu tư phát triển các ngành, tập trung chủ yếu cho phát triển công nghiệp, tỷ trọng vốn đầu tư cả thời kỳ 2006 - 2020 chiếm khoảng 41% - 42% tổng vốn đầu tư xã hội; cho khu vực dịch vụ và kết cấu hạ tầng 32% - 33%; tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp giảm dần.

Về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu tại chỗ như thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất phân bón và chế biến thực phẩm.

- Hoàn thiện và phát huy hiệu quả khu công nghiệp tập Trà Đa, Tây Pleiku, Cửa Khẩu Lệ Thanh, cụm công nghiệp Diên Phú, La Sao, An Khê; đồng thời quy hoạch các cụm công nghiệp các huyện còn lại, mỗi cụm, điểm công nghiệp có quy mô khoảng 15 ha.

- Chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn với quy mô nhỏ và vừa, lựa chọn công nghệ phù hợp và hiệu quả, gắn công nghiệp với vùng nguyên liệu. Khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

- Gắn phát triển công nghiệp với việc hình thành mạng lưới đô thị và phân bố các điểm dân cư tập trung; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng an ninh.

- Về công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm: quy hoạch vùng nguyên liệu, đầu tư cải tiến công nghệ và tăng năng lực chế biến theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Về công nghiệp năng lượng: khai thác triệt để tiềm năng thủy điện, tạo điều kiện thuận lợi để các công ty, các doanh nghiệp thực hiện tốt tiến độ xây dựng, đưa vào vận hành đúng thời hạn các dự án thủy điện lớn trên địa bàn Tỉnh.

- Về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và khai khoáng: phát triển theo hướng liên doanh, liên kết xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến. Tổ chức tốt các điểm khai thác khoáng sản. Từng bước đầu tư mở rộng quy mô khai thác cát sỏi, sản xuất phân vi sinh, khai thác cao lanh, chì, kẽm, ...

- Về công nghiệp hóa chất: đầu tư nhà máy sản xuất phân vi sinh, phân NPK; sản xuất các sản phẩm hóa chất khác như: hàng nhựa, ống nhựa, bao bì PP, PE, dược liệu, thuốc tân dược, thuốc thú y...

- Về công nghiệp cơ khí, điện tử, điện dân dụng: phát triển theo hướng phục vụ cơ giới hóa nông, lâm nghiệp; chuyên sản xuất và sửa chữa các loại máy móc, thiết bị bảo quản, chế biến nông, lâm sản.

- Về tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề: khôi phục và phát triển một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ; khuyến khích phát triển các Làng nghề truyền thống nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

Về phát triển khu vực Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

- Tiếp tục phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch, hàng không, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính viễn thông.

- Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại nội địa, nhất là hình thành và phát triển các mạng lưới bán lẻ đô thị và hệ thống chợ nông thôn. Bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến mại thương nhằm mở rộng thị trường ngoài nước phục vụ xuất khẩu, không ngừng nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu. Gia

Lai phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 470 triệu USD.

- Về dịch vụ: xây dựng Trung tâm thương mại tại thành phố Pleiku; từng bước xây dựng sàn giao dịch cho từng loại hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản. Đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống như: dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...

- Về du lịch: phát triển đa dạng các loại hình du lịch bao gồm du lịch sinh thái, cảnh quan, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch lễ hội, ... Phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ, tôn tạo cảnh quan, môi trường.

Như vậy, với quy hoạch tổng thể đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai cùng với nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ cho các DNNVV chắc chắn các DNNVV tại Gia Lai sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong đó có rất nhiều ngành nghề để DNNVV có thể đầu tư và khai thác như: xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ, ngành chế biến cà phê sạch, cà phê hoà tan, chăn nuôi động vật hoang dã kết hợp du lịch sinh thái, dệt thổ cẩm, chế tác đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa, trồng các giống cây đặc sản theo hướng sản xuất hàng hoá, mở các trung tâm đào tạo nghề, tin học, ngoại ngữ chất lượng cao.

Đối với các NHTM trong tỉnh, nhu cầu vay vốn của các DNNVV còn rất lớn và ngày càng tăng, trong khi các NHTM trên địa bàn mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đó. Vì vậy đây là cơ hội rất lớn để Chi nhánh Vietcombank Gia Lai thay đổi cơ cấu đầu tư, chuyển từ cho vay các doanh nghiệp lớn sang cho vay các DNNVV, giúp Chi nhánh Vietcombank Gia Lai mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng vừa ổn định, an toàn, hiệu quả vừa góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

3.1.2. Định hướng cho vay DNNVV tại Vietcombank Gia Lai

Khối DNNVV chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp và đuợc coi là xuơng sống của nền kinh tế. Hiện nay, DNNVV đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế và xã hội. Đó là tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo; đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước; huy

động được ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội để đầu tư và phát triển kinh tế; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân công lao động giữa các vùng, miền; tham gia đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực; tạo môi trường kinh doanh, tự do cạnh tranh và giảm độc quyền, đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế; phát huy được tiềm lực trong nước trong điều kiện nền kinh tế nước ta có xuất phát điểm với nguồn vốn thấp, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ kỹ năng của người lao động còn yếu. Với sự tạo lập dễ dàng, DNNVV có thể phát triển mạnh mẽ ở mọi vùng lãnh thổ tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, đồng thời tạo ra sự phát triển tích cực trong khâu phân phối hàng hoá, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng xã hội và bình ổn giá giữa các vùng. Chính vì vậy, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho các DNNVV phát triển, đồng thời chuyển dịch dần các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn nhưng làm ăn không hiệu quả sang các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Vì vậy, DNNVV sẽ là đối tượng khách hàng rất quan trọng mà các NHTM đang nhắm tới.

DNNVV tại tỉnh Gia Lai trong thời gian qua đã và đang có rất nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Và chắc chắn với định hướng phát triển của nền kinh tế tỉnh Gia Lai theo qui hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, DNNVV sẽ có rất nhiều cơ hội và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Vì vậy, việc phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV là hoạt động rất quan trọng của Chi nhánh Vietcombank Gia Lai, góp phần đưa hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hoạt động đúng hướng và bền vững. Để làm được điều đó, Chi nhánh cần phải thực hiện tốt một số định hướng sau:

- Xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động cho vay đối với DNNVV đến toàn thể cán bộ, nhân viên. Coi việc mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNVV là hoạt động cốt lõi đề phát triển tổng thể các dịch vụ ngân hàng khác.

trung quan tâm sâu sắc đến tính khả thi của phương án, nới lỏng các điều kiện vay vốn, và thủ tục vay vốn phải thuận tiện. Chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV và chú trọng tăng tỷ trọng cho vay vốn trung dài hạn. Tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các ngành hàng đang có thế mạnh ở địa phương và được địa phương quan tâm tạo điều kiện phát triển như: thủy điện, chế biến nông lâm sản, xây dựng và phát triển các khu du lịch sinh thái, xây dựng các trung tâm thương mại, …

- Chủ động tìm hiểu và tiếp cận với khách hàng, phục vụ tốt khách hàng truyền thống thông qua đó thu hút thêm khách hàng mới. Có chính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn, phí sử dụng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch đối với các DNNVV sử dụng các dịch vụ tổng hợp của Chi nhánh Vietcombank Gia Lai như vay vốn, bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, trả lương qua tài khoản, …

- Đa dạng hoá loại hình tín dụng và phương thức cấp tín dụng sao cho phù hợp với DNNVV nhất. Khuyến khích DNNVV ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ DNNVV nâng cao khả năng sử dụng các dịch vụ công nghệ hiện đại như VCB-IB@nking (thanh toán giao dịch qua internet), VCB-SMS B@nking (thanh toán giao dịch qua điện thoại di động), … nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Phát triển mở rộng mạng lưới đến các địa bàn tiềm năng thuộc khu vực đầu tư của Chi nhánh để tiếp cận với càng nhiều DNNVV càng tốt, đồng thời việc mở rộng mạng lưới cũng góp phần tăng cường khả năng huy động vốn của Vietcombank Gia Lai nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của DNNVV.

- Phát triển hoạt động cho vay DNNVV phải đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng, không chạy theo doanh số, cho vay tràn lan dẫn đến mất khả năng kiểm soát. Chỉ cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, nhưng phải bảo đảm có lợi nhuận và tuân thủ đúng qui định của pháp luật và qui chế tín dụng ngân hàng hiện hành.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm công tác khách hàng. Thành lập bộ phận chuyên tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng là DNNVV. Thành lập phòng marketing kiêm phòng chính sách tín dụng DNNVV.

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay DNNVV tại Vietcombank Gia Lai3.2.1. Xây dựng quy trình cho vay hợp lý 3.2.1. Xây dựng quy trình cho vay hợp lý

Hiện nay Vietcombank đã xây dựng xong qui trình tín dụng đối với DNNVV và chính thức được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống kể từ ngày 08/01/2008 được sửa đổi bổ sung ngày 15/3/2017. Đây là một qui trình rất chặt chẽ và cụ thể, thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo Vietcombank đối với khách hàng là DNNVV cũng như khẳng định chiến lược tín dụng của Vietcombank hướng đến trong thời gian tới là coi DNNVV là khách hàng chiến lược và tăng dần tỷ trọng cho vay đối với DNNVV. Vì vậy, các giải pháp liên quan đến qui trình cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh Vietcombank Gia Lai chủ yếu là các kiến nghị để điều chỉnh qui trình hoặc các giải pháp áp dụng linh hoạt qui trình cấp tín dụng do Vietcombank ban hành theo hướng ngày càng đơn giản hoá và rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ. Cụ thể, cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Rút ngắn thời gian xử lý các bước trong qui trình cấp tín dụng

Vietcombank đã ban hành rất nhiều quy trình nội bộ nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng, trong đó có qui trình cấp tín dụng đối với DNNVV được ban hành năm 2008. Các bước thực hiện trong qui trình này rất chặt chẽ nhưng nếu thực hiện đúng theo qui trình sẽ rất chậm, hoặc mất thời gian nếu cấp phê duyệt cần đi thẩm tra lại hoặc quyết định không cấp tín dụng. Vì vậy, để vẫn thực hiện đúng quy trình do Vietcombank ban hành, đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, vừa rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho khách hàng, Chi nhánh Vietcombank Gia Lai có thể rút ngắn thời gian thực hiện qui trình như sau: Sau khi cán bộ phòng khách hàng tiếp nhận yêu cầu vay vốn của DNNVV, cần tiến hành ngay việc kiểm tra sơ bộ các chứng từ do khách hàng cung cấp, đồng thời phỏng vấn sơ bộ về tình hình hoạt động của khách hàng, các vấn đề liên quan đến hồ sơ pháp lý, tài sản thế chấp, ….

Nếu nhận thấy khách hàng có đủ điều kiện để cấp tín dụng thì xin ý kiến cấp thẩm quyền và hẹn khách hàng thời gian đến thẩm tra trực tiếp tại doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chứng từ theo yêu cầu. Đến hẹn, cán bộ khách hàng thông báo cho doanh nghiệp thời gian cụ thể sẽ thẩm tra trực tiếp, mời cấp thẩm quyền phê duyệt cùng tham dự. Sau khi thẩm tra sẽ tiến hành trả lời ngay cho doanh nghiệp là có đồng ý cấp tín dụng hay không, quy mô, điều kiện cấp tín dụng như thế nào. Khi thực hiện được điều này sẽ tạo cho DNNVV cảm thấy tin tưởng ngân hàng hơn. Rút ngắn được thời gian, tiết kiệm được chi phí cho cả ngân hàng và doanh nghiệp đi vay vốn.

- Chú trọng công tác xác định đúng thời hạn cho vay đối với DNNVV

Việc xác định thời hạn vay vốn không chính xác sẽ gây khó khăn thanh khoản cho doanh nghiệp và khoản vay dễ dẫn đến rủi ro, phải chuyển nợ quá hạn hoặc bán tài sản để thu hồi nợ trong khi doanh nghiệp đang hoạt động tốt nhưng mất thanh khoản. Để xác định đúng thời hạn vay vốn, yêu cầu cán bộ cho vay phải xác định đúng vòng quay vốn của DNNVV, đối với DNNVV đây là một việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó khăn do thói quen trong kinh doanh của DNNVV là mua bán không thông qua hợp đồng kinh tế, không có hoá đơn chứng từ, không qui định rõ thời gian giao hàng, thời gian thanh toán mà chủ yếu dựa vào lòng tin nên rất khó xác định vòng quay vốn; bên cạnh đó, báo cáo tài chính lập không rõ ràng và thường có xu hướng kéo dài vòng quay vốn so với thực tế để dấu lợi nhuận, trốn thuế. Vì vậy, cán bộ cho vay ngoài việc nghiên cứu kỹ báo cáo tài chính và phương án sản xuất kinh doanh do khách hàng cung cấp, thì cần phải nghiên cứu kỹ đặc điểm ngành hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh để xác định đúng vòng quay vốn của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp cán bộ cần khuyến khích khách hàng lập báo cáo tài chính đúng qui định để tránh trường hợp cùng một doanh nghiệp nhưng có ba báo cáo tài chính, một phục vụ cho ông chủ doanh nghiệp, một phục vụ cho cơ quan thuế và một để cung cấp cho ngân hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)