Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với mở rộng cho vay đối với DNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 33)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với mở rộng cho vay đối với DNN

DNNVV tại Vietcombank Gia Lai

- Chi nhánh Vietcombank Gia Lai có thể học hỏi kinh nghiệm này bắng cách chủ động liên kết với các hiệp hội và công ty tổ chức sự kiện có liên quan về tài chính cũng như DNNVV để có thể đưa đội ngũ nhân viên có chuyên môn đến thuyết trình, quảng cáo và tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng này. Đồng thời Chi nhánh cũng nên tinh giản các giấy tờ không cần thiết trong quy trình cho vay và chuyển dần sang hình thức trực tuyến để tiết kiệm thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng.

- Vietcombank Gia Lai chú trọng vấn đề hỗ trợ vốn tài trợ công nghệ cho DNNVV thì chắc hẳn những DNNVV đang trong chu kỳ phát triển sẽ tìm cơ hội vay vốn tại Chi nhánh. Cải tiến công nghệ thì năng suất tăng và dẫn đến kết quả kinh doanh tốt, và rồi khả năng thanh toán gốc và lãi cho Ngân hàng cao, rồi lại tiếp tục vay khoản mới để không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cùng tạo điều kiện phát triển cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, chủ động tìm kiếm khách hàng có năng lực tài chính tốt, thực hiện các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp như mở rộng cho vay, đáp ứng các nhu cầu vốn phục vụ SXKD của các DNNVV, thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các DNNVV gặp khó khăn tạm thời, thực hiện nghiêm túc các quy định về trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với năm lĩnh vực ưu tiên phát triển, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất các khoản vay cũ và là ngân hàng tiên phong đi đầu trong việc thực hiện chủ trương giảm lãi suất của NHNN.

- Học hỏi từ sự thành công của BIDV cùng khu vực, Chi nhánh Vietcombank Gia Lai sẽ thành lập bộ phận chuyên môn riêng biệt có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng, sản phẩm ngân hàng dành riêng cho đối tượng khách hàng là DNNVV. Đặc biệt cần có chính sách ưu tiên về thủ tục, lãi suất, phí dịch vụ, … đối với DNNVV. Tích cực triển khai các gói ưu đãi lãi suất cho vay DNNVV: ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, chương trình cho vay trung dài hạn lãi suất cố định từ 1 đến 5 năm; chương trình cho vay ngắn hạn tiền Việt Nam đồng lãi suất cạnh tranh đối với DNNVV. Trên cơ sở các gói lãi suất ưu đãi theo định hướng của Vietcombank, Vietcombank Gia Lai linh động áp dụng cơ chế lãi suất cho vay dựa trên đánh giá rủi ro tín dụng và tài sản bảo đảm của khách hàng tạo điều kiện tốt nhất cho các DNNVV tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi để phát triển SXKD.

- Từ thực tiễn của Agribank Gia Lai, Vietcombank Gia Lai cũng sẽ chủ động liên kết với Hiệp hội DNNVV, Hiệp hội các ngành nghề và các Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV tại các địa phương để tận dụng thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan này trong tìm kiếm, mở rộng thêm đối tượng khách hàng. Tăng cường quan hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh để có cơ hội tiếp cận với các DNNVV ngay từ khi mới thành lập để tiến tới thiết lập quan hệ tín dụng với các DN này.

- Đồng thời triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV có tính năng động, sáng tạo trong phát triển SXKD, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, để khuyến

khích DN tìm tòi, sáng tạo, nâng cao năng lực SXKD, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn. Ngoài ra, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp cần được triển khai tích cực, cùng với chính quyền địa phương trực tiếp tháo gỡ những vướng mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng. Có chính sách hỗ trợ vốn đối với những DNNVV gặp khó khăn tạm thời trong SXKD, phải có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp như: cho vay lại, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay,… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì SXKD, từng bước vượt qua khó khăn, dần ổn định và phát triển.

- Tăng cường công tác thẩm định cho vay, công tác quản trị rủi ro. Chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên tín dụng, nâng cao khả năng thẩm định các dự án, phương án SXKD, đặc biệt tăng cường hơn nữa khâu đánh giá tình hình tài chính của DNNVV đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, an toàn vốn vay.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 trình bày khái quát về NHTM và các hoạt động cơ bản của NHTM nói chung và hoạt động cho vay DNNVV của NHTM nói riêng. Tiếp theo là phần trình bày khái niệm và đặc điểm của DNNVV. Sau đó, tác giả nêu ra khái niệm cho vay đối với DNNVV, phương thức cho vay đối với DNNVV, quy trình cho vay đối với DNNVV của NHTM. Phần cuối của chương 1, tác giả nhấn mạnh khái niệm mở rộng cho vay DNNVV của NHTM, nêu lên các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay DNNVV của NHTM, và tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay DNNVV của NHTM bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Đồng thời, tổng kết kinh nghiệm cho vay đối với DNNVV tại một số NHTM trên địa bàn. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm đối với Vietcombank Gia Lai.

CHƯƠNG 2

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH GIA LAI 2.1. Khái quát về chi nhánh Vietcombank Gia Lai 2.1.1 Giới thiệu chung về Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) Việt Nam được thành lập ngày 01-04- 1963 trên cơ sở tách ra từ Cục Quản lý Ngoại hối của Ngân hàng Trung ương (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Theo quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm, …), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) … Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Ngày 02/06/2008, NHNT Việt Nam đã chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

2.1.2 Khái quát về chi nhánh Vietcombank Gia Lai

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ra đời vào ngày 25/09/2001 trên cơ sở của Quyết định số 277/QĐ/TCCB- ĐT ngày 17/07/2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) NHNT Việt Nam, Vietcombank Gia Lai chính thức được khai trương và đi vào hoạt động trên cơ sở Phòng giao dịch Pleiku thuộc Vietcombank Chi nhánh Quy Nhơn. Ban đầu chỉ với 20 cán bộ nhân viên (CBNV), cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, trụ sở phải đi thuê. Đến nay, Vietcombank Gia Lai đã có trụ sở khang trang bề thế tọa lạc tại 33

Quang Trung cùng với 153 CBNV giàu nhiệt huyết, sáng tạo, năng động và được đào tạo bài bản.

Huy động vốn đến nay đạt trên 3.000 tỷ đồng, tăng gấp 68 lần so với ngày đầu thành lập, tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân đạt 15% - 20%, thị phần trên địa bàn chiếm trên 11%. Đặc biệt, nhờ áp dụng các chương trình, sản phẩm huy động tích cực, đa dạng, phù hợp với nhu cầu người dân nên nguồn vốn huy động dân cư đạt tỉ lệ cao, chiếm hơn 80% cơ cấu nguồn vốn.

Ngày mới thành lập, dư nợ của Vietcombank Gia Lai chỉ đạt 190 tỷ đồng, thì đến nay, dư nợ đạt trên 9.200 tỷ đồng, tăng gấp 47 lần. Trong đó, dư nợ trung - dài hạn đạt trên 1.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% tổng dư nợ, chiếm thị phần trên 15% trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Vietcombank Gia Lai đạt mức 12% -15%, chất lượng nợ đạt yêu cầu đề ra.

Vietcombank Gia Lai đã đẩy mạnh các hoạt động an sinh xã hội do Vietcombank giao cũng như do Chi nhánh tự triển khai từ nguồn lực tại chỗ như: Triển khai chương trình Nghĩa tình Trường Sơn, thông qua UBND tỉnh Gia Lai, tài trợ máy vi tính cho Sở giáo dục tỉnh Gia Lai và 35 giường đa năng cho Bệnh viện tỉnh Gia Lai trị giá trên 7 tỷ đồng….

Vietcombank Gia Lai đã trao 50 căn nhà tình nghĩa với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng và 100 suất học bổng trị giá 2 triệu đồng/suất cho con em cựu chiến binh, đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn ở Chưprông, Iaglai và Đức Cơ. Thực hiện chương trình tài trợ 100 con bò trị giá 1,5 tỷ đồng cho các hộ nghèo ở huyện K’Bang. Tổng giá trị tài trợ công tác an sinh xã hội qua các năm lên đến hàng chục tỷ đồng.

Những thành tựu đạt được trong hoạt động kinh doanh và đóng góp từ những hoạt động xã hội đã được cấp trên ghi nhận: Trong hệ thống, nhiều năm liền Vietcombank Gia Lai được Chủ tịch HĐQT khen thưởng và công nhận danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, tặng Cờ dẫn đầu công tác phát triển mạng lưới (2009) và trong công tác bán lẻ (2015).

Vietcombank Gia Lai vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (2009) và Huân chương Lao động hạng Nhì (2014) của Chủ tịch nước. Nhiều tập thể và cá nhân của Vietcombank Gia Lai cũng vinh dự đón nhận những phần thưởng cao quý như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Thống đốc NHNN. Đây thực sự là những ghi nhận, đánh giá có ý nghĩa lớn lao đối với những đóng góp cũng như nỗ lực không mệt mỏi của Ban giám đốc và tập thể CBNV Vietcombank Gia Lai trong suốt hơn 15 năm qua.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Gia Lai thực hiện theo mô hình tổ chức là chi nhánh cấp I của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu mà Chi nhánh thực hiện bao gồm: Huy động vốn; Cho vay; Bảo lãnh; Tài trợ thương mại; Thanh toán, chuyển tiền; Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.

Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận được quy định như sau:

* Ban giám đốc: quản lý, điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng. * Phòng Hành chính – Nhân sự:

- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ;

- Quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế độ liên quan đến chính sách của CBNV;

- Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh; - Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn tài sản tại ngân hàng. - Thực hiện công tác thi đua khen thưởng;

- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán; - Bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính, đảm bảo thông suốt hoạt động. * Phòng khách hàng doanh nghiệp:

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng Việt Nam đồng (VND) và ngoại tệ;

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng; quản lý các sản phẩm tín dụng;

- Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp;

- Tham mưu cho Ban Giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh; * Phòng khách hàng bán lẻ:

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình để khai thác vốn;

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn, tín dụng và quản lý các sản phẩm tín dụng;

- Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

* Phòng dịch vụ khách hàng:

- Thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng;

- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, hạch toán kế toán;

- Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên;

- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng;

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu; - Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngoại hối. * Phòng Quản lý nợ:

- Thực hiện việc giải ngân, quản lý hồ sơ KH và các báo cáo có liên quan.

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý rủi ro;

- Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng;

- Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng và tài sản bảo đảm;

- Thực hiện các chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng;

- Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề;

- Quản lý, khai thác và xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay nhằm thu hồi các khoản nợ, theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro.

- Tổng hợp kết quả công tác quản lý rủi ro của các phòng (rủi ro tác nghiệp). * Phòng kế toán:

- Thực hiện các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh; - Báo cáo hoạt động kinh doanh;

- Làm đầu mối trong việc thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHNT Việt Nam chi nhánh Gia Lai.

* Phòng Ngân quỹ:

Quản lý, lưu thông, cung ứng tiền mặt cho hoạt động của toàn chi nhánh; phát hiện, xử lý các loại tiền giả, séc giả, séc mất cắp theo đúng quy định,…; cất giữ, bảo quản chìa khóa kho, két, thùng đựng tiền...

* Các phòng giao dịch:

- Trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác nguồn vốn; - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng;

- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch;

- Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vi tính; - Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên;

- Quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

2.1.2.3 Mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa

a. Mô hình quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VCB Gia Lai

Hiện nay, quy trình cho vay doanh nghiệp tại VCB Gia Lai được thực hiện qua 3 bộ phận độc lập nhau, cụ thể:

- Bộ phận quan hệ khách hàng: Thực hiện tiếp nhận yêu cầu vay vốn của khách hàng, hướng dẫn các thủ tục nội dung cần thiết liên quan đến khoản vay và hoàn thành hồ sơ vay vốn cho khách hàng.

Bộ phận quản lý nợ: Thực hiện rà soát hồ sơ sau khi khách hàng đã hoàn thành công chứng, đăng ký tài sản thế chấp cho các khoản vay vốn theo quy định hiện hành. Thực hiện mở tài khoản vay cho khách hàng và lưu trữ hồ sơ.

* Bộ phận dịch vụ khách hàng: Thực hiện giải ngân các khoản vay sau khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)