Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 98 - 102)

c. Hoạt động kinh doanh khác

3.3.4 Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam

Thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến, hướng dẫn những văn bản quy định, đồng thời tạo điều kiện cho các Chi nhánh trực thuộc có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Tiếp tục phát huy việc sử dụng mạng vi tính để thu nhận số liệu báo cáo, phân loại khách hàng liên quan đến việc chấm điểm và xác định mức thu nhập từ khách hàng mang lại cho ngân hàng và chi phí để ngân hàng bỏ ra chăm sóc khách hàng, qua đó hạn chế việc làm báo cáo bằng thủ công để cán bộ tín dụng tập trung thời gian vào chuyên môn hơn.

Hiện nay mạng lưới hoạt động của chi nhánh còn mỏng, các phòng giao dịch đều phải đi thuê, diện tích nhỏ, thời gian thuê không ổn định. Vì vậy, đề nghị NHNT VN tạo điều kiện cho phép chi nhánh toàn quyền chủ động được thuê dài hạn hoặc mua, góp vốn xây dựng tại các vị trí có lợi thế thương mại nhằm tạo thế

ổn định lâu dài, tăng tài sản và vị thế cho VCB ĐN.

Xây dựng, hoàn thiện các quy trình, quy chế cấp tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng loại đối lượng khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng, làm tăng tính cạnh trạnh so với các NHTM khác.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận về cho vay DNNVV của NHTM được trình bày ở chương 1 và những phân tích đánh giá hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank Gia Lai được trình bày ở chương 2, luận văn đưa ra định hướng cho vay DNNVV tại Vietcombank Gia Lai, nêu lên những giải pháp mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank Gia Lai. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, đối với DNNVV, đối với cơ quan quản lý Nhà nước và đối với Hiệp hội DNNVV trong việc thúc đẩy phát triển DNNVV cũng như mở rộng cho vay đối với DNNVV tại Vietcombank Gia Lai, tạo điều kiện cho hoạt động của các DNNVV ngày một hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội cả nước nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.

KẾT LUẬN

DNNVV có vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Sự tồn tại và phát triển của DNNVV trong nền kinh tế là một tất yếu khách quan, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đang được Chính phủ quan tâm tạo nhiều điều kiện để phát triển.

Với tốc độ phát triển nhanh và khả năng dễ thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế, có nhu cầu sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ ngân hàng nên DNNVV sẽ là đối tượng khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó Vietcombank nói chung và Chi nhánh Vietcombank Gia Lai nói riêng đã chọn đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là DNNVV để thực hiện chiến lược tăng trưởng theo hướng lấy mở rộng tín dụng đối với DNNVV làm động lực phát triển tổng thể các dịch vụ ngân hàng khác. Tuy nhiên trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đến nay tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh Vietcombank Gia Lai vẫn chưa cao.

Vì vậy với mong muốn mở rộng cho vay đối với DNNVV, góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh, làm cho Chi nhánh Vietcombank Gia Lai trở thành một địa chỉ đáng tin cậy để DNNVV tìm đến. Luận văn đã đi sâu tìm hiểu về đặc thù của DNNVV nói chung và tình hình phát triển của DNNVV tại địa phương nói riêng, những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải trong quá trình tiếp cận vốn vay ngân hàng, những nội dung của việc mở rộng cho vay DNNNV. Đánh giá những kết quả đã đạt được, các giải pháp đang áp dụng và những khó khăn mà Chi nhánh Vietcombank Gia Lai đã gặp phải trong quá trình cho vay đối với DNNVV.

Để giải quyết được các khó khăn vướng mắc trong quá trình cho vay đối với DNNVV hay khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ các NHTM của DNNVV cần phải có sự nỗ lực và phối hợp từ cả bốn phía là Hiệp hội DNNVV, cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và DNNVV. Trên cơ sở phân tích đó, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình cho vay đối với DNNVV, tạo cho DNNVV có cơ hội để

tiếp cận với nguồn vốn vay chính thức từ các NHTM nhiều hơn.

Nội dung nghiên cứu Luận văn là một vấn đề lớn và hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nghề, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhưng phạm vi nghiên cứu của luận văn lại chỉ bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, một ngân hàng. Đặc biệt số liệu thông kê về DNNVV thường xuyên biến động và đến nay chưa có số liệu thống kê riêng cho DNNVV mà chủ yếu là thống kê theo ngành nghề kinh doanh hay loại hình doanh nghiệp. Bên cạnh đó hoạt động ngân hàng cũng rất đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi theo chính sách vĩ mô. Vì vậy, với tầm nhìn, sự hiểu biết còn hạn chế nên những vấn đề đề cập trong Luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế. Song tác giả hy vọng rằng các giải pháp, các kiến nghị mà tác giả đưa ra trong luận văn được các ngành, các cấp quan tâm. Đặc biệt tác giả cũng mong muốn các giải pháp cụ thể mà tác giả đưa ra đối với Chi nhánh Vietcombank Gia Lai có thể áp dụng vào thực tiễn. Tác giả mong nhận được nhiều đóng góp của Quý Thầy, Cô giáo, các Anh, chị và các bạn đồng nghiệp tại Vietcombank Gia Lai để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV. Hà Nội.

2. Chính phủ (2012), Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 về phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015.

3. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2009), Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Đức Hưởng (2016), Tiền tệ - Ngân hàng & Thị trường Tài chính, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

5. NHNN Việt Nam, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

6. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010. Hà Nội.

7. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014. Hà Nội.

8. Vietcombank Gia Lai, (2012-2017), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Gia Lai năm 2012-2017.

9. Vietcombank, (2008), Quyết định số 36/QĐ-NHNT-CSTD ngày 8/1/2008 về việc ban hành Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

10. Vietcombank, (2012-2017), Tài liệu báo cáo thường niên năm 2012- 2017.

11. Vietcombank, (2017), Quyết định số 268/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 8/3/2017 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

12. Vietcombank, (2017), Quyết định số 299/QĐ-VCB-CSTD ngày 15/3/2017 về việc sửa đối bỗ sung Quy trình tín dụng đối với khách hàng tổ chức và Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)