Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất tại huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

a. Những thuận lợi

Là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội có lợi thế đặc biệt về phát triển du lịch tâm linh với quần thể chùa Hương đã được đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng được quan tâm, đầu tư xây dựng. Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai ngày càng đi vào nề nếp tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân thực hiện.

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai và đặc biệt là giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai, đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm trong sử dụng đất được quan tâm, chỉ đạo, nguồn thu từ đất đóng góp đáng kể vào ngân sách của huyện, phù hợp với quy định của pháp luật và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

b. Những tồn tại cần được khắc phục

Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, việc sử dụng đất đai mang nặng tính lịch sử, trong tư duy của một bộ phận nhân dân chưa nhận thức rõ ràng về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất gây khó khăn trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai.

Công tác giao đất, thu hồi đất còn nhiều bất cập do tiến độ thi công các dự án để kịp giải ngân vốn nên một số chủ đầu tư chỉ chú trọng thi công mà không làm thủ tục thu hồi đất, không hỗ trợ tái định cư cho các hộ có đất phải thu hồi gây bức xúc trong nhân dân.

Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trật tự xây dựng tuy đã có nhiều chuyển biến song tình trạng lấn chiếm đất công, đất canh tác, tự ý chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở vẫn còn diễn ra phức tạp. Xây dựng trái phép, không phép trên đất nông nghiệp còn phổ biến, chủ sử dụng chưa thực hiện đăng ký, kê khai đất mà mình đang sử dụng.

Công tác lập phương án bồi thường cho các chủ sử dụng đất thực hiện theo quyết định thu hồi đất nhìn chung còn chậm, một số tổ chức sử dụng đất không có hiệu quả khi lập hồ sơ thu hồi đất còn có ý thức không chấp hành, thậm chí còn chống đối làm cho hiệu lực thu hồi đất có nhiều hạn chế.

Công tác thanh tra sử dụng đất đai trong quá trình xử lý mới chỉ dừng lại ở việc kết luận thanh tra và kiến nghị xử lý mà biện pháp để thực hiện kết luận sau thanh tra, chưa quan tâm đôn đốc, giám sát kết quả thực hiện. Trong

đó còn tồn tại một số điểm nóng trong công tác quản lý đất đai như xã Đồng Tâm, Tuy Lai, An Phú, Hợp Thanh, Hùng Tiến.

Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai vẫn xảy ra như lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển nhượng đất trái pháp luật, vi phạm quy hoạch...

Nhìn chung chất lượng các phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, nội dung quy hoạch còn mang tính hình thức, chắp vá do tài liệu điều tra cơ bản như hệ thống bản đồ, hồ sơ địa chính chưa đầy đủ, chưa chính xác, hồ sơ tài liệu quy hoạch sử dụng đất chưa được công bố, công khai theo quy định. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa nắm bắt nhu cầu thực tế dẫn đến việc thường xuyên điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Hiện trạng nhà đất do lịch sử để lại rất phức tạp về nguồn gốc và quá trình sử dụng. Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không có hoặc không đủ giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất gây nhiều khó khăn trong công tác xét duyệt, cấp Giấy chứng nhận QSD đất.

Việc luân chuyển hồ sơ giữa VPĐKQSD đất với Chi cục thuế với Phòng TN&MT xử lý còn chưa nhịp nhàng. Chậm nhất là hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất liên quan đến xác định nguồn gốc, nghĩa vụ tài chính.

3.3. Kết quả việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại huyện Mỹ Đức

Kết quả thống kế số liệu tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh huyện Mỹ Đức cho thấy, trong những năm gần đây việc thực hiện quyền của người sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở trên địa bàn huyện Mỹ Đức diễn ra khá sôi động trong đó tập trung ở 4 quyền là chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế, thế chấp với tổng số 10.465 hồ sơ. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. Kết quả thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2018 Stt Quyền sử dụng đất Tổng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Chuyển nhượng 3103 869 1037 1197 2 Thừa kế 1367 414 535 418 3 Tặng cho 3207 638 1281 1288 4 Thế chấp 2788 868 925 995 Tổng cộng 10465 2789 3778 3898

(Nguồn: Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội huyện Mỹ Đức)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện mỹ đức thành phố hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)