3.2.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Mỹ Đức
a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và thực hiện các văn bản đó
Từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay công tác quản lý Nhà nước về đất đai ngày càng được các cấp chính quyền địa phương, các ngành quan tâm. Nhằm thực hiện ngày một tốt hơn nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước đất đai về cấp huyện, cấp xã trong địa bàn huyện được kiện toàn củng cố và hoàn thiện.
Công tác quản lý đất đai là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, do vậy Huyện ủy – HĐND - UBND huyện thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc triển khai các văn bản liên quan đến công tác quản lý đất đai như: Luật Đất đai 2013; Nghị định 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Quyết định số 12/2017/QĐ-UBND ngày 31/03/2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định một số nội dung về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân...
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực, tại huyện Mỹ Đức, trong những năm qua công tác
thi hành pháp luật được Huyện ủy - HĐND - UBND huyện quan tâm chỉ đạo, đưa các nội dung tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành vào trong Chương trình công tác hàng năm để thực hiện. UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình thi hành pháp luật đất đai trên địa bàn huyện. Thông qua đó đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật; đối với những vụ việc vượt thẩm quyền kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất, kiến nghị cơ quan cấp trên giải quyết theo quy định góp phần thực hiện tốt hơn việc thi hành pháp luật đất đai trên địa bàn.
b. Thực trạng công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất tại huyện Mỹ Đức
Hệ thống hồ sơ địa chính tại cấp xã và cấp huyện tại huyện Mỹ Đức chủ yếu được lưu dưới dạng giấy. Trước đây, hồ sơ địa chính gồm: Bản đồ đo đạc năm 1991 - 1997; Sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất lập theo đơn vị xã giai đoạn năm 1991 - 1997; Sổ cấp GCNQSD đất; Sổ địa chính; Sổ theo dõi biến động đất đai. Tuy nhiên do hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính của huyện chủ yếu là quản lý trên giấy nên việc cập nhật và chỉnh lý biến động gặp nhiều khó khăn và không thường xuyên.
Hiện nay công tác đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn toàn huyện đã thực hiện xong 22/22 xã, thị trấn theo hệ toạ độ Quốc gia VN 2000. Kết quả trên đã tạo điều kiện cho việc quản lý Nhà nước về đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có nhiều thuận lợi.
Số lượng hồ sơ địa chính và tình hình cập nhật hồ sơ địa chính của các xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.4. Thống kê khối lƣợng và tình hình cập nhật h sơ địa chính huyện Mỹ Đức TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng T lệ I Tổng số xã, thị trấn xã 22 100 II Tình trạng hồ sơ địa chính 1 Sổ địa chính cấp xã sổ 44 2 Sổ cấp Giấy chứng nhận Sổ 44
3 Sổ theo dõi biến động Sổ 22
4 Bản đồ địa chính Tờ 286 III Mức độ cập nhật hồ sơ 22 100 1 Cập nhật thường xuyên xã 2 9,1 2 Cập nhật không thường xuyên xã 19 86,4 3 Không cập nhật xã 1 4,5
(Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Mỹ Đức, 2018) c. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch là công cụ để quản lý đất đai theo luật định, định hướng cho người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Trong thời gian qua huyện đã thực hiện tốt công tác lập quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết hàng năm đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt. Hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch sử dụng đất trình Hội đồng Nhân dân huyện thông qua. Quy hoạch sử dụng đất của huyện sau khi được phê duyệt đã tổ chức công bố công khai theo quy định. Quá trình thực hiện có những vấn đề dân sinh thiết yếu, kịp thời cập nhật để kiến nghị bổ sung, điều chỉnh. Trên cơ sở quy hoạch của các cấp được phê duyệt, các địa phương đã chủ động phân bổ quỹ đất một cách hợp lý cho nhu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
d. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Những năm gần đây, nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển, các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện ngày càng tăng, nhu cầu thu hồi đất để giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án ngày càng cao. Thực hiện chính sách thu hút đầu tư của Thành phố, UBND huyện hoàn thiện thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy định.
Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được tiến hành thường xuyên và theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Số lượng các dự án cần thực hiện công tác thu hồi đất ngày càng tăng. Tuy nhiên số dự án thực hiện xong công tác thu hồi đất lại có chiều hướng giảm cho thấy công tác lập Kế hoạch sử dụng đất và quản lý việc thực hiện Kế hoạch, chấp hành pháp luật trong công tác giao đất, thu hồi đất trên địa bàn còn nhiều hạn chế.
e. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Tính đến năm 2018, toàn huyện đã cấp được 46.057 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trong tổng số 46.723 thửa, đạt 98,57% so với tổng số thửa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất. Diện tích đất được cấp giấy chứng nhận là 1.602,05 ha. Hiện này còn 666 thửa đủ điều kiện chưa được cấp giấy do một số hộ đi vắng, một số hộ tranh chấp thừa kế, một số diện tích tăng hơn so với bản đồ trước năm 1983, một số chưa xác định được thời điểm sử dụng đất.
f. Thống kê, kiểm kê đất đai
Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các xã, thị trấn thống kê đất đai và chỉnh lý biến động đất đai hàng năm, báo cáo kết quả thống kê để phòng tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội theo quy định. Công tác thống kê được tiến hành hàng năm, công tác kiểm kê đất đai được tiến hành theo định kỳ 5 năm 1 lần.
g. Quản lý tài chính về đất đai
Đây là một nội dung mới trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Ở nước ta quản lý tài chính về đất đai thông qua các nguồn thu từ đất đai (được quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai 2013). Các nguồn thu ngân sách trong những năm gần đây ở huyện được thực hiện đầy đủ, bao gồm: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, tiền thu từ việc xử phạt vi phạm luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất, phí và lệ phí trong quản lý và sử dụng đất đai, khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất
Nguồn thu liên quan đến sử dụng đất của huyện tăng dần qua các năm. Trong đó các nguồn thu lớn nhất là từ tiền sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. Đặc biệt, công tác đấu giá quyền sử dụng đất nhằm phát huy nguồn lực từ đất đai nhằm bổ sung kinh phí để đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn huyện ngày càng được coi trọng, đây được coi là nguồn thu lớn nhất cho ngân sách của huyện trong những năm gần đây.
h. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất
Căn cứ vào quy định của pháp luật nói chung và Luật Đất đai nói riêng, trong những năm qua các cấp, các ngành trên địa bàn huyện đã và đang quản lý, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngày một tốt hơn. Điều đó thể hiện ở việc các cấp Uỷ đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện ở địa phương, đảm bảo mọi quyền lợi hợp pháp của người dân, đồng thời cũng động viên và huy động được nhân dân tham gia đóng góp nghĩa vụ với nhà nước bằng việc thực hiện tốt các chính sách thuế đất đai.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua một số xã, thị trấn còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, nhiều hộ gia đình chuyển nhượng cho nhau và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang làm đất ở, chính quyền cơ sở
chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn để xử lý vi phạm về đất đai đối với người sử dụng đất lấn chiếm trái phép, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên giải quyết, vẫn còn phát sinh nhiều vụ việc tranh chấp đất đai, vi phạm trong quá trình quản lý và sử dụng đất.
i. Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai huyện Mỹ Đức
Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đại tại huyện Mỹ Đức trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5. Tình hình công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại về đất đai huyện Mỹ Đức Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018
I Công tác thanh tra về đất đai 6 9 7
1 Số đợt thanh tra theo kế
hoạch định kỳ đợt 1 1 1
2 Số cuộc thanh tra theo
đơn thư đợt 5 8 6
II Công tác kiểm tra 4 6 7
1 Số đợt kiểm tra định kỳ đợt 1 1 1
2 Số đợt kiểm tra đột xuất đợt 3 5 6
III Tình hình giải quyết tranh
chấp, khiếu nại về đất đai 14 10 7
1 Số vụ tranh chấp về đất đai vụ 14 10 7
2 Số vụ đã được giải quyết vụ 14 9 7
IV Công tác giải quyết khiếu nại 0 2 1
1 Số vụ khiếu nại về đất đai vụ 6 3 4
2 Số vụ đã được giải quyết vụ 4 1 1
Từ kết quả trên, nhận thấy công tác thanh tra theo kế hoạch diễn ra ít, số đợt kiểm tra định kỳ cũng còn hạn chế, số vụ việc khiếu nại ít nhưng vẫn chưa giải quyết được dứt điểm, nhiều kết luận sau thanh tra chưa được thực hiện.
j. Quản lý các dịch vụ công về đất đai
Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận được thực hiện từ cấp Thành phố (Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội tham mưu cho UBND thành phố). Cấp huyện được thực hiện tại Bộ phận một cửa, thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính.
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký biến động về đất thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến và thực tế sử dụng đất. Tình trạng tự ý sang tên, chuyển nhượng quyền sử dụng đất (giao dịch ngầm) vẫn còn diễn ra.